HỌC.
Người sở-dĩ chịu khó quan-sát và học-tập thêm mãi khơng ngừng, là vì người muốn tác-động trên sự vật. Tri-thức bao giờ cũng là điều-kiện đầu tiên để giúp người chọn lựa một cách đúng đắn, và hành-động một cách có hiệu-quả.
Người chỉ có thể thỏa-mãn những nhu-cầu của minh khi người có thể phân-biệt được cái lợi cái hại, và phản-ứng một cách thích-hợp với hồn-cảnh. Không biết ai là thù, ai là bạn, khơng hiều món ăn nào bổ, món ăn nào độc, người rất khó tự-tồn. Sự phân-biệt này là một vấn-đề sống chết đối với người. Vì đó, người cần một sự tin tưởng chắc chắn nơi tri-thức của mình.
Vốn lấy hành-động làm mục-đích, tri-thức người hướng về tương- lai. Người sở-dĩ nhớ đến hậu-quả những cách cư-xử quá-khứ của mình hay đồng-loại là để suy-luận về những việc sẽ xảy ra, hầu ứng- phó lại một các đúng đắn. Con người thắng-lợi trong sự cạnh- tranh sinh-tồn là con người dự-đoán trúng tương-lai, và đưa ra những kế-hoạch gồm những hoạt-động đắc-lực, thích-hợp với tình- thế.
Những tri-thức khái-qt, những tư-tưởng và ý-niệm, hết sức hữu- ích cho người ; nó giúp cho người thấy xa trong tương-lai, và chẳng những dự-đoán được những việc xảy ra, mà còn tưởng- tượng được những điều mình sẽ làm, và cả hậu-quả của những việc làm ấy. Do đó, người có xu-hướng khái-quát-hóa những tri-thức và gói nó trong những cơng-thức gọn gẽ dễ nhớ.
Vậy, những tri-thức của người đều nhắm vào mục-đích phụng-sự chính cá-nhân người. Khoa-học nào cũng bắt đầu bằng những nghệ-thuật, tức là phép áp-dụng một số tri-thức khái-quát ra hành- động. Hình-học thốt-thai từ khoa đạc-điền, thiên-văn-học bắt nguồn từ sự quan-sát vũ-trụ để biết thời-tiết hay định phương- hướng. Do sự so sánh những phương-pháp hành-động của mình với những kết-quả thu-hoạch, người nhận-thức được những mối tương-quan hằng-cửu và rút ra được những lý-thuyết, với những cách-thức hoạt-động có hiệu-lực hơn. Khoa-học nhờ sự tập-hợp và hệ-thống-hóa các kinh-nghiệm ấy mà phát-sanh. Khi khoa-học đã thành hình rồi, nhiều người cho rằng hoạt-động khoa-học hoàn- tồn khơng vụ-lợi. Theo những người này, nhà khoa-học yêu sự thật vì sự thật chớ khơng phải vì mục-đích gì khác.
Nhưng thật ra, vai tuồng khoa-học bao giờ cũng là dạy cho người những tri-thức rộng-rãi và chính-xác về các hiện-tượng thiên- nhiên, để giúp người đối-phó với những hiện-tượng ấy một cách đắc-lực hơn. Phần lớn những sự tìm tịi nghiên-cứu của các nhà khoa-học đều hướng về việc giải-quyết những vấn-đề thực-tiễn. Ý-tưởng về những ích-lợi mà cơng-trình mình mang đến những
người đồng-loại, làm cho các nhà khoa-học hăng hái hơn trong sự làm việc. Thêm nữa, những người khơng nhắm mục-đích gì trong sự nghiên-cứu, cũng giúp cho nhân-loại về sau. Nhiều định-luật khoa-học phát minh từ đời cổ, mãi đến ngày nay mới được đem ra ứng dụng. Vả lại, chính những người không nghĩ đến sự áp-dụng những tri-thức của mình mới có thể đi đến những thuyết tổng-hợp cao-siêu, về sau phụng-sự nhân-loại một cách đắc-lực hơn. Những giả-thuyết khoa-học đã đóng một vai tuồng rất lớn trong sự xây dựng những chủ-nghĩa chính-trị, và những hệ-thống triết-lý chi- phối cả đời sống lồi người.
Vậy, khoa-học khơng phải là khơng có tính-cách vụ ích-lợi. Đối với những người chủ-trương khoa-học vị khoa-học, một triết-gia Pháp đã nhắc lại rằng : « Khơng phải người sinh ra để phụng-sự khoa-học, mà trái lại, khoa-học đã được tạo ra vì người, và giá-trị một phát minh chỉ do nơi sự ích-lợi của người mà ra ».
Về phần những nhà khoa-học, ta cũng nhận thấy rằng sự tìm tịi khảo-cứu, họ vẫn có phụng-sự cá-nhân họ. Gác qua một bên những người nhắm vào mục-đích tìm danh tìm lợi, ta hãy xét về những nhà khoa-học đặt việc khảo-cứu lên trên hết mọi sự. Những nhà khoa-học này thật ra cũng có một cao-vọng, cao-vọng hiểu được thiên-nhiên để chế-ngự nó, hầu giúp ích cho con người. Cao vọng này có tơn-q thật, nhưng vẫn là cao-vọng cá-nhân.
Thêm nữa, sự khảo-cứu khoa-học làm phát-triển nhiều khả-năng trí tuệ và nhiều đức-tính của người. Nó làm cho giá-trị nhà khoa-học được nâng cao lên, và do đó, nó rất hữu-ích cho nhà khoa-học. Nó trả lời cho sự cần dùng phát-triển của nhà khoa-học, và không thể xem là hồn-tồn khơng vị-kỷ được.
Một mặt khác, một số nhà khoa-học khi đã quen với cơng việc tìm tịi khảo-sát rồi, thì có một nhu-cầu tìm tịi khảo-sát rất mãnh-liệt. Ý muốn hiểu-biết, khám phá, phát-minh của họ trở thành dục-vọng thu hút hết nghị-lực họ. Bắt họ ngừng làm việc, họ sẽ thấy khổ-sở vơ-ngần. Ngay những nhà khoa-học có một mục-đích vụ-lợi thiển-
cận, về sau cũng có thể tự mình thấy sung sướng khi tìm tịi khảo- cứu. Một bằng cớ chỉ-tỏ tánh-cách vị-kỷ của nhà tư-tưởng là sự cố-gắng của họ để làm cho thiên-hạ chấp-nhận ý-kiến họ. Từ trước đến giờ, các nhà khoa-học và triết-học nổi danh đều có một thái-độ biệt-phái cứng rắn, và nhiều người đã tỏ ra hết sức cuồng-nhiệt trong sự bênh vực hệ-thống lý-thuyết của họ .
Nói tóm lại, những nhà bác-học, dầu cho khơng đeo đuổi một mục- đích vụ-lợi thiển-cận, cũng không phải là khơng vị-kỷ, chỉ vì cái vị-kỷ của họ cao hơn cái vị-kỷ thấp kém của những kẻ tầm-thường cho nên người ta thường không nhận ra được nó mà thơi.