Đặc điểm báo chí longform

Một phần của tài liệu Sáng tạo tác phẩm longform trên báo mạng điện tử vnexpress (khảo sát sáng tạo tác phẩm longform trên báo mạng điện tử vnexpress từ tháng 12017 đến tháng 42018) (Trang 42 - 45)

1.2.1 Nội dung

Nhìn chung, báo chí longform có hình thức giống với tác phẩm báo mạng điện tử truyền thống, được sản xuất và đăng tải trên các trang báo mạng điện tử.

Tuy nhiên, điểm khác biệt đầu tiên giữa tác phẩm báo chí longform với các tác phẩm báo mạng điện tử truyền thống nằm ở dung lượng tác phẩm. Thông thường, một tác phẩm báo chí longform sẽ có dung lượng khoảng từ 2.000 chữ trở lên. Trong đó, đáng kể nhất là tác phẩm “Out in the Great Alone”của tác giả Brian Phillips, xuất bản ngày mùng 5 tháng 5 năm 2013, trên ESPN Grantland dài đến 19.000 chữ. Đây là tác phẩm longform kể về hành trình trải nghiệm của Phillips khi chứng kiến cuộc đua chó dài hàng nghìn dặm Bắc cực ở đường đua Iditarod Trail Sled Dog Race tại Alaska, Hoa Kỳ.

Có khối lượng nội dung đồ sộ,báo chí longform thường được chia thành những phần nhỏ như chương (chapter), mục, phần, giúp người đọc dễ theo dõi và tiếp nhận. Tuy nhiên, các chương, mục trong tác phẩm báo chí longform khơng phải là những câu chuyện rời rạc, mà cùng làm nổi bật chủ đề chính, sắp xếp, trình bày và sáng tạo theo mạch tuyến tính, có thể theo trình tự thời gian câu chuyện về một nhân vật hoặc theo mạch kể thống nhất từ khi bắt đầu đến khi kết thúc. Với cách sắp xếp này, buộc người dùng phải đọc lần lượt để nắm bắt toàn bộ diễn biến.

Khơng phải tác phẩm nào có nội dung dài cũng là báo chí longform. Trong nghiên cứu về báo chí longform đăng trênViện nghiên cứu báo chí Poynter (Mỹ), tác giả Mallary Jean Tenore cho rằng, “độ dài tác phẩm không phải lúc nào cũng

43

tương đương với độ sâu và tính phân tích cao, mà trong thực tế, nhiều dạng bài dài lại không hợp với kiểu tiêu thụ tin tức số”. [35]

Đối tượng phản ánh của báo chí longform khơng phải là những tin tức nhanh, có tính chất cập nhật, ăn liền mà là những vấn đề phức tạp, sự kiện lớn nhiều số liệu, câu chuyện và nhân vật có ảnh hưởng đến xã hội. Những nội dung có tính chiến lược, đặc biệt này thường được phản ánh ở bất kỳ các lĩnh vực như: Chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, thể thao, khoa học, du lịch, y tế, ...

1.2.2 Hình thức

1.2.2.1 Tiêu đề

Tùy theo độ dài của nội dung, tác phẩm báo chí longform được chia nhỏ theo hai cách gồm: đặt tiêu đề nhỏgọi là tít phụ hoặc chia thành các chương. Trong đó, tiêu đề nhỏ là phương pháp sáng tạo đối với những tác phẩm có dung lượng vừa phải và chia thông tin thành các chương (chapter) đối với tác phẩm có dung lượng lớn.

Cách trình bày tiêu đề, hay chương, mục cũng linh hoạt tùy theo thẩm mỹ của từng tờ báo gồm: đặt ngang bên trái tác phẩm, đặt phía trên tác phẩm.

1.2.2.2 Yếu tố đa phương tiện

Đối với tác phẩm báo chí longform, yếu tố đa phương tiện được sử dụng rất đa dạng và phong phú. Tùy vào dụng ý sử dụng của tác giả cũng như định hướng phát triển của tòa soạn, mỗi tờ báo sẽ lựa chọn những yếu tố khác nhau cho việc thực hiện dạng bài longform.

Tuy nhiên, với cái nhìn tổng thể, tác giả Tuomo Hiipala cho biết, các yếu tố đa phương tiện xuất hiện trong hầu hết các tác phẩm longform gồm: văn bản (text), hình ảnh (photography), trình diễn ảnh (slide show), video, video vòng lặp

44

(looping video), đồ họa (infographic), mơ tả hoạt hình (animation), mơ tả hoạt hình động (animatated-illustrations), bản đồ (maps), trích dẫn (quotes), âm thanh (audio),… [35]

Thông thường, mỗi tác phẩm longform chỉ sử dụng vài phương tiện truyền thông để chuyển tải nội dung, trong đó, sẽ có một phương tiện giữ vai trị trụ cột để dẫn dắt câu chuyện theo mạch tuyến tính. Các yếu tố đa phương tiện khác thường nằm xen kẽ trong quá trình tường thuật.

Tuy nhiên, không giống với những tác phẩm báo chí đa phương tiện thơng thường, ở báo chí longform, sự xuất hiện của các yếu tố đa phương không nhỏ lẻ một cách cơ học, chỉ để bổ sung nghĩa cho phương tiện chủ đạo mà mỗi yếu tố đều đứng độc lập, mang một nội dung trọn vẹn, kết hợp cùng nhau làm nổi bật chủ đề chính, tạo nên một chỉnh thể thống nhất.

Bên cạnh đó, một điểm khác biệt nữa được Susan Jacobson, Jacqueline Marino và Robert E.GutscheJr xem như là đặc trưng nổi bật cho Báo chí dạng dài kỹ thuật số đó là hiệu ứng parallax scroll. [30]

Parallax scrolling là hiệu ứng chuyển động được hình thành khi người dùng có thao tác cuộn chuột. Yếu tố nền sẽ chuyển động nhanh chậm tùy thuộc vào tốc độ cuộn chuột, tạo cảm giác chiều sâu, mang đến hiệu hứng 3D thú vị.

Đây là xu hướng thiết kế web từng gây tiếng vang lớn đầu thế kỷ 21, ở đó, tồn bộ nội dung đều được trình bày trong cùng một tên miền và được thiết lập trong một trang đơn (single-page) với các đoạn hay từng màn hình (screen) nối tiếp nhau. Có những trường hợp, để thiết kế trang đơn, thiết kế viên sẽ lựa chọn một phương tiện truyền thông để thiết lập làm yếu tố nền và cũng là yếu tố chủ đạo.

45

Tùy thuộc vào dụng ý của tác giả, ngoài việc thống nhất yếu tố nền trong mỗi trang đơn, tác giả cịn có sự lồng ghép, kết hợp với các phương tiện truyền thông khác để cùng làm nổi bật nội dung như: video lặp kèm ngôn ngữ viết (written words), ảnh động kèm thông tin (text), ảnh kèm video, bản đồ chuyển động kèm thơng tin (text),…

Khi có thao tác cuộn chuột, thơng qua việc sử dụng các hiệu ứng chuyển tiếp từng màn hình hay từng đoạn (transition) như: chồng mờ (dissolve), thu phóng (zoom), gạt cảnh (wide), cuộn lên xuống (croll),… [31] Yếu tố nền ở trước sẽ chuyển động, dần dần thay đổi bằng yếu tố nền ở sau. Đây chính là hiệu ứng parallax scrolling được đội ngũ sản xuất báo chí longform sử dụng trong q trình sáng tạo.

Một phần của tài liệu Sáng tạo tác phẩm longform trên báo mạng điện tử vnexpress (khảo sát sáng tạo tác phẩm longform trên báo mạng điện tử vnexpress từ tháng 12017 đến tháng 42018) (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)