3.2 Giải pháp đối với vấn đề sáng tạo longform trên Vnexpress và
3.2.2 Nâng cao hình thức thể hiện tác phẩm
Một tác phẩm longform thành cơng phải là một sự kết hợp hồn hảo về cả nội dung lẫn hình thức. Nội dung được ví như con diều mang thơng tin và hình thức chính là ngọn gió đưa con thuyền bao cao và bay xa hơn.
Đặc biệt, trong cuộc chạy đua thông tin với mạng xã hội, khơng phải hầu hết cơng chúng báo chí đều là cơng chúng chất lượng, có sở thích với dạng bài chuyên sâu. Do vậy, để không ngừng thu hút độc giả, lơi kéo những người đọc chỉ thích dạng “ăn liền”, “ăn nhanh” bước vào trải nghiệm tác phẩm dạng longform, hình thức chính là một trong những yếu tố cần ưu tiên hàng đầu.
Khi tiếp xúc với một tác phẩm longform bất kỳ, điểm ấn tượng đầu tiên đối với công chúng chính là hình thức trình bày. Thơng thường, mỗi tác phẩm longform đều được trình dưới dạng trang đơn (one-page), do vậy, khơng gian để bố trí các phần trong tác phẩm thường rộng hơn so với những tác phẩm báo chí truyền thống.
Với kiểu trình bày này, nếu tác phẩm có nội dung hấp dẫn, mang giá trị ý nghĩa cao nhưng lại khơng chú trọng kết hợp với hình thức, đặc biệt thiếu các yếu tố đa phượng tiện khác thì sẽ dễ bị bỏ lỡ một số lượng độc giả mới.
118
Theo số liệu của Viện Báo chí Hoa Kỳ, thống kê số pageview trung bình một bài báo longform có yếu tố đa phương tiện và khơng có yếu tố đa phương tiện: khơng có video và audio là 97.643, trong khi đọc bài báo có yếu tố video và audio là gấp đôi với 137.846. [19]
Những số liệu này cho thấy, hình thức đóng vai trò quan trọng trong việc làm nên thành công của tác phẩm, đặc biệt là tăng tính tương tác với độc giả.
Điều này, địi hỏi đội ngũ thực hiện phải khơng ngừng chú trọng sáng tạo và phát triển hình thức trong quá trình sáng tạo tác phẩm longform.
Ví dụ khi thực hiện các slideshow hay tệp ảnh, cần linh hoạt hơn trong cách sắp xếp, không nên quá cứng nhắc khi thể hiện thành từng chuỗi hình ảnh kéo từ trên xuống dưới mà tùy theo tính thẩm mỹ để có bố cục sapo cho phù hợp. Ngồi ra, đối với hình ảnh tĩnh, khi đưa vào khai thác, cần lựa chọn những bức ảnh có tính chất đảm bảo về cả nội dung nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo tính thị hiếu về nghệ thuật. Nên sử dụng nhiều hơn hình ảnh tĩnh dưới dạng tràn màn
0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000
Số liệu thống kê theo Viện Báo chí Hoa Kỳ
Pageviews của các tác phẩm longform sử dụng yếu tố ảnh
Khơng có ảnh Có ảnh Có ảnh ĐPT
119
hình, nhằm đem lại sự tổng qt nhất về cách nhìn nhận hình ảnh tĩnh cho cơng chúng hoặc có thể thiết kế lại hình ảnh sao cho nghệ thuật và mang giá trị thẩm mỹ cao.
Hình thức quan trọng trong quá trình sáng tạo tác phẩm longform, nhưng khơng phải vì thế mà cố ý đưa vào chỉ để làm nên sự phong phú đa dạng. Michelle Johnson, phó giáo sư Báo chí Đại học Boston nói: “Nhiều người đang chi nhiều tiền cho việc sản xuất video vì rõ ràng chúng là phương tiện đang hot. Nhưng video đôi khi chỉ là một sự vô hồn, không tương tác khi mà bạn chỉ ấn nút phát, ngồi một chỗ và xem. Bạn không gợi lên cho người xem một sự khám phá nào. Do vậy, video hay ảnh thì cũng đều được sử dụng tốt nhất khi chúng được sử dụng như là một mục đích kể chuyện”. [24]
Johnson khuyên các học sinh của mình phải sáng tạo video, làm chúng trở nên sinh động hơn. Cô đã từng đưa học sinh một lớp cơ dạy ở phía Bắc Boston, đến tham dự phiên xét xử sơ bộ ở New Hampshire. Cô hướng dẫn các học sinh sử dựng công nghệ video 360 độ để hiển thị địa điểm, vị trí cho người xem. “Điều này có thể giúp cho người xem định hình được vị trí của hồn cảnh mà họ đang theo dõi, lôi cuốn họ ở lại lâu hơn. Thay vì chỉ xem một vở kịch bằng hình ảnh”. [24]
Một câu chuyện dài không phải dành cho một nhà báo hoạt động đơn lẻ mà là sản phẩm của cả một nhóm tác nghiệp. Ở Vnexpress, theo nhà báo Hồng Phương, gồm phóng viên, biên tập viên, phóng viên ảnh, thiết kế đồ họa. Mỗi tịa soạn sẽ có sự phân chia khác nhau về nhân lực trong quá trình thực hiện một tác phẩm longform. Tuy nhiên, để có thể làm nên thành cơng của tác phẩm về cả nội dung và hình thức, làm việc nhóm là một trong những yếu tố quan trọng.
120
Tất cả các thành viên trong nhóm phải có sự kết nối chặt chẽ bằng việc liên tục thông báo, liên lạc về tiến trình làm việc. Bên cạnh đó, họ cũng phải có sự khớp nối chặt chẽ từ những khâu đầu tiên cho đến công đoạn cuối cùng. Điều này yêu cầu các nhân viên cùng một tịa soạn nói chung và cùng một nhóm tác nghiệp phải có kỹ năng làm việc nhóm (teamwork), biết nêu cao tinh thần tập thể, biết hạ thấp cái tôi cá nhân để lắng nghe những sáng kiến, góp ý của đồng nghiệp.
Đối với tịa soạn, ngồi chú trọng tuyển dụng nhân lực, tòa soạn cũng cần tạo lập một mơi trường làm việc thân thiện, gắn bó giữa các thành viên nhằm phát huy tối đa sức sáng tạo của cá nhân lẫn tập thể; hay xây dựng một cơ chế đãi ngộ hợp lý nhằm thu hút những người thực sự có năng lực. Trong trường hợp cần thiết những yếu tố đồ họa, hình họa, thiết kế, phục vụ cho tác phẩm, nhưng nguồn nhân lực lại không đủ để thực hiện, tịa soạn khơng nên ngại chi tiền để thuê nguồn lực từ bên ngồi, thậm chí có thể đầu tư cho nhân viên đi học.
Tóm lại, để longform thực sự trở thành một xu hướng báo chí phổ biến trên báo mạng điện tử, các cơ quan báo mạng điện tử cần có định hướng rõ ràng trong việc phát triển longform đồng đều cả về nội dung lẫn hình thức, đẩy mạnh tần suất, số lượng tác phẩm.
Trong bài phỏng vấn đăng trên trang thông tin điện tử của Hội nhà báo Việt Nam, nhà báo Lê Quang Minh, Tổng biên tập báo Vietnamplus bày tỏ quan điểm: “Rất có thể khi cơng nghệ phát triển hơn nữa thì lại xuất hiện những giải pháp online linh hoạt hơn mà tiết kiệm chi phí hơn, hoặc thậm chí là xuất hiện một dạng thức nội dung mới còn thú vị hơn cả Mega Story (Long-form) hiện nay. Nhưng trong tương lai gần, chắc chắn VietnamPlus sẽ tiếp tục sản xuất các tác phẩm Mega Story để phục vụ độc giả của mình”. [9]
121
Khơng ai có thể chắc chắn, xu hướng báo chí này sẽ tồn tại đến bao giờ, tuy nhiên, một khi đã bắt đầu, các tòa soạn nên cần kiên trì thực hiện, xem longform như một mục tiêu trong tồn bộ tiến trình làm nên uy tín, phát triển thương hiệu của tòa soạn.
122
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Trong chương 3, khóa luận đã chỉ ra những vấn đề đặt ra về khó khăn, thách thức trong việc thực hiệc sáng tạo tác phẩm longform cũng như chỉ ra một số giải pháp khắc phục của Vnexpress nói riêng và báo mạng điện tử nói chung.
Để nâng cao chất lượng báo chí longform, các tịa soạn cần quan tâm nhiều hơn đến chính sách đãi ngộ, tuyển dụng nhân sự giỏi chuyên môn nghiệp vụ; tạo môi trường làm việc năng động, thân thiện, đoàn kết giữa nhân viên; tạo điều kiện bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho họ; cung cấp các trang thiết bị hiện đại để phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên thuận lợi khi tác nghiệp.
Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng tác phẩm longform về cả nội dung lẫn hình thức, đội ngũ phóng viên, BTV, kỹ thuật viên, họa sỹ, thiết kế web cũng cần thường xuyên học tập, rèn luyện khơng ngững để nâng cao trình độ chun mơn. Vì longform là sản phẩm của tập thể, cần phát huy tinh thần đồng đội, tôn trọng ý kiến của nhau để đưa longform ngày càng phát triển, góp phần khẳng định tên tuổi cá nhân, uy tín tịa soạn và đặc biệt là thể hiện thế mạnh vượt trội của báo mạng điện tử trong thời đại cạnh tranh với mạng xã hội.
123
KẾT LUẬN
Trong thời đại cơng nghệ báo chí số, sự ra đời của báo chí digital longform là điều tất yếu nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiếp nhận thông tin đa phương tiện của độc giả. Bên cạnh đó, giữa nền tảng truyền thơng xã hội, đưa tin nóng khơng cịn là “đặc quyền” của riêng báo chí nói chung và báo mạng điện tử nói riêng.
Do vậy, việc quay về tập trung dạng bài viết sâu, có chất lượng cao về cả nội dung và hình thức là một đường đi chiến lược giúp báo mạng điện tử chứng minh những ưu thế vượt trội của mình so với các loại hình báo chí khác cũng như so với các loại hình truyền thơng xã hội khác. như khả năng tích hợp cùng lúc nhiều yếu tố đa phương tiện, không giới hạn về dung lượng, cho phép cập nhật, thay đổi liên tục nội dung các tác phẩm báo chí.
Bắt đầu xây dựng chiến lược phát triển từ những năm 2014, đến nay, báo chí longform đã trở nên khá phổ biến tại Việt Nam với sự xuất hiện của một loạt tác phẩm đa dạng kiểu trải nghiệm trên nhiều mặt báo.
Tuy nhiên, quá trình khảo sát cho thấy, chất lượng nội dung, hình thức của tác phẩm longform ở Việt Nam chưa được đồng đều, chưa đủ đáp ứng với kỳ vọng của độc giả và khả năng của các tòa soạn.
Để khắc phục hạn chế này, bản thân mỗi tòa soạn cần nâng cao hơn nữa nhận thức về định hướng sản xuất báo chí, về vai trị, vị trí và quy trình sản xuất tác phẩm longform để từ đó đề ra các kế hoạch phát triển phù hợp nhằm nâng cao số lượng, chất lượng về cả nội dung lẫn hình thức của báo chí longform.
124
Bên cạnh đó, bản thân những người tham gia sản xuất kiểu bài longform cần phấn đấu không ngừng để nâng cao kỹ năng tìm kiếm, phát hiện đề tài, sự nhạy cảm chính trị, thu thập tài liệu thơng tin, viết longform và rèn luyện các kỹ năng tác nghiệp đa phương tiện, thiết kế web và biên tập, xử lý hậu kỳ. Sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa tòa soạn và nhân viên cũng như giữa các nhân viên với nhau chính là yếu tố cốt yếu làm nên sự thành công hay thất bại của từng tác phẩm longform cũng như làm nên uy tín của tịa soạn.
Sở hữu những ưu thế vượt trội nhưngkhơng ai có thể khẳng định longform, thể loại báo chí kiểu mới này sẽ tồn tại được lâu dài. Một khi công nghệ ngày càng phát triển hơn nữa đưa đến sự xuất hiện của những giải pháp online linh hoạt hơn mà tiết kiệm chi phí hơn, rất có thể sẽ có một thể loại báo chí hiện đại khác được trình làng. Tuy nhiên, với những gì mà báo chí longform đang thể hiện trong nền báo chí số, đây thực sự là một kết quả “đỉnh cao” của thời đại, hướng hẹn mang đến nhiều trải nghiệm sâu sắc, thú vị và bất ngờ cho công chúng.
125
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
❖ TÀI LIỆU TRONG NƯỚC
1. Cao Việt Dũng (2012), Báo chí văn chương đầu thế kỷ XX tại Việt Nam, nhìn nhận từ cấp độ mơ hình, Tạp chí Phê bình văn học.
http://phebinhvanhoc.com.vn/bao-chi-van-chuong-dau-the-ky-xx-tai-viet- nam-nhin-nhan-tu-cap-do-mo-hinh/
2. PGS.TS Nguyễn Văn Dững (2013), Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lao Động 3. Hồng Hương Giang (2016),“Vấn đề sử dụng gói tin tức của báo điện tử The Guardian trong việc đưa tin về sự kiện Olympic Rio 2016 và Bầu cử tổng thống Mỹ 2016”,Khóa luận tốt nghiệp đại học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Trường Giang (2011), Báo mạng điện tử và những vấn đề cơ bản, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội, trang 59, 249.
5. PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang (21/9/2017), “Xu hướng phát triển của báo chí trong kỷ nguyên kỹ thuật số”, Tạp chí Người làm Báo điện tử.
http://nguoilambao.vn/xu-huong-phat-trien-cua-bao-chi-trong-ky-nguyen- ky-thuat-so-nwf6967.html
6. Vũ Thanh Hòa (29/06/2017),“Mega story” và những câu chuyện trực tuyến, Tạp chí Người làm Báo điện tử.
http://nguoilambao.vn/mega-story-va-nhung-cau-chuyen-truc-tuyen- n5996.html
7. Trương Thị Thu Hường (2015),“Gói tin tức (news package) trên báo mạng điện tử(khảo sát báo vnexpress, tuổi trẻ online, thời báo washington, thời báo niu-oóc năm 2014)",Khóa luận tốt nghiệp đại học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội
126
8. Trương Thị Thu Hường (2015), Phỏng vấn sâu nhà báo Nguyễn Đình Chính, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.
9. Ngô Khiêm (15/08/2017), VietnamPlus đang đi đúng hướng với Mega Story, Thông tin điện tử Hội Nhà báo Việt Nam
http://hoinhabaovietnam.vn/VietnamPlus-dang-di-dung-huong-voi-Mega- Story_n22647.html
10. Hằng Nga (09/02/2017), Chuyên sâu, thú vị, toàn diện… là cách “giữ chân” độc giả, Báo Công Luận, Cơ quan của Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam.
11. Lê Thị Nhã (2010), Lao động nhà báo - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, NXB Chính trị - hành chính
12. ThS. Ngơ Bích Ngọc (2014), Xu hướng sản xuất gói tin tức đa phương tiện trên báo mạng điện tử hiện đại”, Tạp chí Lý luận chính trị & Truyền thơng).
13. ThS. Ngơ Bích Ngọc (2017), Gói tin tức đa phương tiện trên báo mạng – khái niệm, đặc điểm và phân loại, Tạp chí Lý luận chính trị & Truyền thơng.
14. Nhóm tác giả (2016), “Một số xu hướng mới của báo chí truyền thơng hiện đại",Nhà xuất bản thông tin và truyền thông, tr52 - tr57
15. Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng
16. TS. Nguyễn Trí Nhiệm – TS. Nguyễn Thị Trường Giang (2014), “Báo mạng điện tử đặc trưng và phương pháp sáng tạo",NXB Chính trị Quốc Gia – Sự thật, Hà Nội)
127
17. TS Nguyễn Ngọc Oanh (9/2013),“Quy trình sáng tạo tác phẩm - đặc trưng và ứng dụng cho các loại hình sản phẩm báo chí” đăng trên tạp chí Lý luận Chính trị và Truyền thông.
http://ajc.hcma.vn/Nghien-cuu-khoa-hoc/Quy-trinh-sang-tao-tac-pham- dac-trung-va-ung-dung-cho-cac-loai-hinh-san-pham-bao-chi/13721.ajc 18. Đại học Oxford - Anh (2009), Learner's pocket dictionary, Oxford
University Press
19. T.S Hà Huy Phượng (2016), "Đạo đức của nhà báo trong quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí",Tạp chí Người làm Báo điện tử.
http://nguoilambao.vn/dao-duc-cua-nha-bao-trong-quy-trinh-sang-tao-tac- pham-bao-chi-n2177.html
20. Thanh Tùng - Linh Tạ (2017), iKhiến: Tool giúp VnExpress giảm nhân sự làm bài đa phương tiện, Chúng ta - Trang tin nội bộ của Tập đồn FPT. http://chungta.vn/tin-tuc/cong-nghe/ikhien-tool-giup-vnexpress-giam- nhan-su-lam-bai-da-phuong-tien-61181.html
❖ TÀI LIỆU NƯỚC NGỒI
21. Paul Grabowicz (2014), Tutorial: The Transition To Digital Journalism, Website Đại học Berkeyley, Mỹ
http://multimedia.journalism.berkeley.edu/tutorials/digital-transform/ 22. Bobbie Johnson, Long-form journalism starts a new chapter, The
Guardian.
128
23. Kasia Kovacs (2016), How to produce a longform stories, Viện Báo chí Hoa Kỳ.
https://www.americanpressinstitute.org/publications/reports/strategy- studies/producing-longform-stories/
24. Kasia Kovacs (2016), How to engage readers with digital longform journalism, Viện Báo chí Hoa Kỳ.
https://www.americanpressinstitute.org/publications/reports/strategy- studies/engaging-longform-journalism/single-page/
25. Em Kintze (2016), 5 great examples of innovative long-form journalism online, Website Cơng cụ phân tích cho Biên tập viên Content Insights. https://contentinsights.com/blog/5-great-examples-innovative-longform- journalism-online/
26. Em Kintze (2016), The future of journalism: incorporating long-form content into digital, Website Cơng cụ phân tích cho Biên tập viên Content Insights.
https://contentinsights.com/blog/the-future-of-journalism-incorporating- longform-content-into-digital/
27. Netmag, Oliver Lindberg (2016), A Journey into the digital longform, Trang nghiên cứu Xã hội học Báo chí, Mỹ.
https://medium.com/@oliverlindberg/a-journey-into-digital-longform- c59ecf7c3bc1
28. Mindy McAdams (2005), Flash Journalism – How to create a multilmedia News package, Nxb Focal Press/Elsevier, Florida – Mỹ, trang 9 - 11.
29. Isabelle MEURET (2013),"The short history of longform journalism”,