Xác định đề tài, lên ý tưởng thực hiện

Một phần của tài liệu Sáng tạo tác phẩm longform trên báo mạng điện tử vnexpress (khảo sát sáng tạo tác phẩm longform trên báo mạng điện tử vnexpress từ tháng 12017 đến tháng 42018) (Trang 75 - 79)

2.1 Longform trên báo mạng điện tử Vnexpress

2.2.1 Xác định đề tài, lên ý tưởng thực hiện

Dù ở bất kỳ loại hình hay thể loại báo chí nào, tìm đề tài và xác định đề tài ln là một điều kiện tiên quyết trong q trình sáng tạo tác phẩm.

76

Theo nhà báo Hoàng Phương, đội ngũ sản xuất longform của Vnexpress thường tìm đề tài ở rất nhiều nguồn, “có thể đơn giản chỉ là cuộc nói chuyện giữa những đồng nghiệp với nhau, từ một cái tít báo bất kỳ sáng nay tơi vừa đọc, từ một phát hiện của đồng nghiệp khi đi dạo ngoài phố, từ buổi trao đổi của cả một tập thể hay từ một vấn đề đang là hiện tượng được nhiều người quan tâm trên các trang mạng xã hội”. [Phỏng vấn sâu 1]

Đề tài để lựa chọn sáng tạo tác phẩm báo chí là những vấn đề gắn liền với cuộc sống của chúng. Nhưng, với digital longform nói chung hay của Vnexpress nói riêng, khơng phải đề tài nào cũng được chọn để thực hiện dạng bài dài này.

“Vnexpress có một yêu cầu cao hơn trong khâu chọn đề tài đối với dạng bài longform. Đó khơng phải là đề tài về những câu chuyện hay những nhân vật bình thường, gắng viết cho dài ra với hình thức đẹp mắt, cuốn hút. Đề tài longform của Vnexpress phải là những câu chuyện gắn với vấn đề lớn, gắn với chính sách như câu chuyện “Rác đơ thị Việt Nam - 60 năm trông chờ 'tiếng chổi tre'” gợi lên chính sách về quy trình xử lý rác thải đơ thị, tác phẩm “Đường Lâm, nơi người dân sống mòn trên di sản” liên quan đến chính sách về di tích lịch sử và nhiều cái khác nữa.

Đề tài viết longform của Vnexpress là những đề tài gắn liền với vấn đề lớn, với chính sách, nhưng khơng phải lúc nào đề tài cũng được tìm thấy ở những sự kiện lớn hay hiện tượng xã hội nổi cộm. Theo nhà báo Hoàng Phương, vấn đề lớn hay góc độ sâu rộng của câu chuyện tùy thuộc vào khả năng nhìn nhận và phát hiện của mỗi người. Đôi khi, đề tài lại đến từ những câu chuyện tưởng chừng như khơng có gì ý nghĩa nhưng khi được nhìn nhận dưới góc độ sâu rộng, ngay lập tức, sự tầm thường trở thành một vấn đề lớn có tác động lớn đến cả cộng đồng.

77

Như tác phẩm chuyện “Rác đô thị Việt Nam - 60 năm trông chờ 'tiếng chổi tre'”, đăng tải ngày 17/04/2018 của nhóm tác giả Đức Hoàng, Hoàng Phương, Mạnh Cường thực hiện. Quá trình xác định đề tài của tác phẩm này bắt nguồn từ một câu chuyện được cho là “khơng mấy hot”.

(Ảnh 2.3: Hình ảnh ơng Nam trong tác phẩm “Rác đơ thị Việt Nam - 60 năm trông chờ 'tiếng chổi tre'”, đăng tải ngày 17/04/2018” trên Vnexpress)

“Bài viết này bắt đầu từ một câu chuyện khá đơn giản. Rằng một phóng viên Đời sống của chúng tơi nhìn thấy bài đăng trên facebook của nhà báo ở Thơng tấn xã. Trong bài đăng đó, anh nhà báo cám ơn chú Năm – một lao cơng di cư đã nhặt được ví của anh, sau đó nhờ người đăng Otofun nên anh mới tìm lại được. Các phóng viên đời sống của Vnexpress lúc đó đã có ý định tiếp cận về khía cạnh người tốt việc tốt. Nhưng khi đến, nói chuyện trực tiếp với cơ chú Năm thì họ lại cảm thấy câu chuyện bình thường và khơng đủ hấp dẫn, khơng ăn view, khơng có độ hot.

Thế nhưng, trong một lần tình cờ ngồi trao đổi nói chuyện với nhau về đề tài này, chúng tôi nhận ra rằng, hiện nay, vấn đề rác thải đang gây sức ép lớn cho những thành phố lớn của Việt Nam như Hà Nội, Sài Gòn. Mà hầu như tất cả các

78

vấn đề của đô thị Việt Nam đang còn bất cập, cụ thể là chưa có quy trình thu gom, xử lý rác thải hiệu quả. Nhìn sâu hơn nữa thì các chính sách đều hiện chỉ đang giải quyết chủ yếu bằng sức người, bằng lao động của lực lượng di cư. Và nhân câu chuyện bác Năm, chúng tơi tận dụng chính nhân vật này, chú là đại diện cho người lao công di cư gắn liền với bức tranh đô thị về xử lý rác thải Việt Nam hiện nay”. [Phỏng vấn sâu 1]

Mỗi tác phẩm longform của Vnexpress đều gắn liền với một bức tranh xã hội, một bức thông điệp về chính sách. Những những bức tranh khái quát này thường được gợi lên và xác định bằng trí tuệ, sự trao đổi của cả tập thể.

Đáng kể đến như tác phẩm “Lựa chọn nghiệt ngã của người suy thận Việt Nam” được đăng tải ngày 03/05/2018 do nhóm tác giả Thanh Lam, Đỗ Mạnh Cường, Tiến Thành thực hiện. Nói về câu chuyện xác định đề tài cho tác phẩm, nhà báo Hoàng Phương chia sẻ, “Trước khi quyết định lựa chọn thực hiện đề tài dưới dạng longform, ban đầu Phóng viên Mạnh Cường của đội chúng tơi chỉ có ý định làm bài phóng sự ảnh về cuộc sống của làng suy thận ở Lê Thanh Nghị.

Tuy nhiên, qua quá trình trao đổi với nhau, mọi người đều cảm thấy, hình ảnh khơng đủ để truyền tải hết những vấn đề xunh quanh căn bệnh cũng như số phận gắn liền với nó. Mọi người cũng nhận ra rằng, xóm chạy thận cịn gắn với vấn đề chính sách về hiến tạng. Do vậy, nó thích hợp và xứng đáng để làm câu chuyện longform dài hơi hơn là phóng sự ảnh đơn thuần, từ những trao đổi tập thể đó. Chúng tơi quyết định lựa chọn đây là đề tài để làm bài longform và do phóng viên Thanh Lam phụ trách thực hiện chính. [Phỏng vấn sâu 1]

79

(Ảnh 2.4: Ảnh chụp màn hình tác phẩm “Lựa chọn nghiệt ngã của người suy thận Việt Nam” được đăng tải ngày 03/05/2018 trên Vnexpress)

Một phần của tài liệu Sáng tạo tác phẩm longform trên báo mạng điện tử vnexpress (khảo sát sáng tạo tác phẩm longform trên báo mạng điện tử vnexpress từ tháng 12017 đến tháng 42018) (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)