3.1 Những vấn đề đặt ra
3.1.1 Sự nhận thức về sáng tạo longform
Trong cuộc chạy đua thông tin với mạng xã hội, chạy đua về tốc độ cập nhật với dạng tin nóng, tin nhanh, những dạng bài chuyên sâu kết hợp hình thức cầu kỳ, bắt mắt kiểu longform vẫn chiếm được phần lớn lượng độc giả tin cậy và trung thành. Bởi, khi sống trong sự bùng nổ thông tin đa chiều của nền tảng truyền thơng xã hội, cơng chúng khó nhận dạng và tiêu thụ thơng tin chính xác, vì vậy, họ có xu hướng trở về với dạng bài chuyên sâu và được phân tích kỹ càng, có ý nghĩa xã hội như bài viết longform.
Nhận thức được tầm quan trọng của báo chí longform trong kỷ nguyên báo chí số, từ năm 2016 đến nay, nhiều tòa soạn báo mạng điện tử ở Việt Nam như Vnexpress, Vietnamplus, Thanh niên, Lao Động, Tuổi trẻ, Zing, DanViet, Hoa học trò,… hay các trang thông tin như Kenh14, Saostar, Tiin,… đã tiến hành thực hiện các dự án đa phương tiện kiểu longform, đuổi kịp xu hướng báo chí thế giới
Tuy nhiên, sự bùng nổ về số lượng chưa hẳn để tạo nên một làn sóng mới và vững chắc cho nền báo chí số. Bởi lẽ, bên cạnh việc nhận thức ra tầm quan trọng của việc thực hiện dạng bài longform, các tòa soạn còn phải nhận thức đúng về bản chất thể loại và quy trình sáng tạo tác phẩm.
Hiện nay, thuật ngữ longform ở Việt Nam vẫn chưa được định dang một cách thống nhất. Vnexpress gọi đó là “longform”, Vietnamplus gọi là “mega story”, Hoa học trò gọi đó là E-magazine. Với mỗi tên gọi, từng tịa soạn sẽ có cách hiểu
113
và định hướng phát triển riêng. Có tịa soạn chỉ chú trọng phát triển về nội dung, có cơ quan lại chỉ tập trung đẩy mạnh về hình thức thể hiện trong quá trình sáng tạo.
Trong khi đó, longform được giới nghiên cứu chỉ ra là tác phẩm có sự đồng đều, vừa là một câu chuyện chuyên sâu về nội dung vừa là một phát minh độc đáo về hình thức với sự tích hợp của đa dạng các yếu tố đa phương tiện. Bởi lẽ, nếu chỉ chú trọng đến nội dung, các tác phẩm longform sẽ quay về thời kỳ phát triển tiền thân trong quá khứ là báo chí văn học. Ở đó, những tác phẩm longform là những câu chuyện dài, bám sát thực tế khách quan bằng những thủ thuật văn học mà khơng có sự hỗ trợ nhiều về hình thức. Và nếu chỉ chú trọng đầu tư về hình thức trình bày mà thiếu đi sự sâu rộng về nội dung, tác phẩm đó cũng chỉ là một câu chuyện vô hồn, chỉ mang đến cảm giác ấn tượng về thị giác cho độc giả mà không làm nên giá trị xã hội cho tác phẩm.
Định hướng khác nhau về báo chí longform giữa các tòa soạn bắt nguồn từ sự hạn chế của nền tảng cơ sở lý luận. Hiện tại, hầu hết, các bài viết longform đều dựa trên kinh nghiệm hoặc kiến thức của các phóng viên, nhà báo sau q trình tự học hỏi ở nước ngồi. Do vậy, có những phóng viên, biên tập viên đã trực tiếp tham gia sản xuất nhưng vẫn chưa thể định hình rõ được longform là gì và như thế nào mới là đúng.