II. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ch
4.2. Cạnh tranh giữa các chi nhánh của ngân hàng khác
Cạnh tranh trong nội bộ của BIDV là vậy thế còn cạnh tranh đối với các chi nhánh khác của các ngân hàng trên địa bàn HBT thì như thế nào? Có thể thấy trong năm 2009 rất nhiều chi nhánh xuất hiện trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, các chi
nhánh này nằm khá gần nhau trên Trục đường Trần Đại Nghĩa, nơi khá thuận tiện cho giao dịch ngân hàng. Sự xuất hiện ồ ạt của các chi nhánh mới cùng nhiều chương trình huy động vốn hấp dẫn đã thu hút được nhiều tổ chức và cá nhân ở địa bàn, làm cho nguồn vốn huy động của chi nhánh Hai Bà Trưng hẹp hơn trước. Đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, Chi nhánh Hai Bà Trưng đã rất cố gắng thực hiện các biện pháp huy động vốn, duy trì tốc độ tăng trưởng vốn 23,6%. Để đạt được tốc độ tăng trưởng cao hơn vào năm 2010 thì chi nhánh cần phải thực hiện nhiều biện pháp huy động vốn mới, thu hút lại những khách hàng đã bị mất.
So sánh tổng huy động vốn chi nhánh HBT với chi nhánh Techcombank HBT, chi nhánh Seabank HBT.
Nguồn: (ngân hàng BIDV HBT, Techcombank HBT, SeaBank HBT)
Nhìn vào đồ thị có thể thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng BIDVHBT là đạt 475 tỷ đồng chỉ sau Techcombank là 568.75 tỷ đồng và hơnnSeabank là 318,16 tỷ đồng. Chi nhánh đã phải chia bớt thị phần của mình cho techcombank, seabank nên lượng huy động vốn của chi nhánh thu hẹp đi và đứng sau techcombank HBT.
Còn về dư nợ tín dụng thì chi nhánh BIDV HBT hơn hẳn chi nhánh Techcombank HBT và Seabank HBT, với dư nợ tín dụng BIDV HBT là 720 tỷ, của Techcombank HBT 300,1 tỷ và Seabank HBT là 307,92 tỷ, được thấy roc qua đồ thị 3.2 ở dưới. Có thể thấy được năm vừa qua chi nhánh đã làm khá tốt, khách hàng tin
tưởng và sử dụng các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh. Nhưng để phát triển và tăng dư nợ tín dụng vào các năm tiếp theo thi chi nhánh cần phải có nhiều biện pháp hơn nửa bởi các chi nhánh ngân hàng khác cũng không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của mình nhằm dành lượng khách về mình. Nên sức ép cạnh tranh từ các chi nhánh ngân hàng khác là lớn.
Nguồn: (ngân hàng BIDV HBT, Techcombank HBT, SeaBank HBT)
Điều làm nên sức cạnh tranh của chi nhánh HBT với các chi nhánh ngân hàng khác chính là các yếu tố về: năng lực nguồn nhân lực, năng lực tổ chức quản trị và lãnh đạo, năng lực vật chất kĩ thuật và công nghệ, năng lực tiếp thị, khuyến mại và quảng cáo, năng lực mở rộng mạng lưới giao dịch, năng lực đa dạng hóa nghiệp vụ.
4.2.1. Năng lực nguồn nhân lực
Như đã nói về năng lực nguồn nhân lực của chi nhánh ở trên đó không chỉ là lợi thế đối với chi nhánh khác nhau của BIDV mà còn là lợi thế hơn hẳn đối với các chi nhánh của các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Đây là yếu tố tăng sức cạnh tranh của chi nhánhHBT so với các chi nhánh ngân hàng khác.
42.2. Năng lực tổ chức, quản trị và lãnh đạo
Cơ cấu quản trị ngân hàng hiện đại tiếp tục được chi nhánh HBT hoàn thiện thông qua việc thiết lập các bộ phận chuyên trách xây dựng chiến lược phát triển, quản lý và kiểm toán nội bộ ngân hàng. Chi nhánh đã tiến hành sửa đổi và bổ sung điều lệ hoạt động, được hộ sở chính chấp thuận phê duyệt, trong đó đã tách chức năng quản trị ra khỏi chức năng điều hành và nghiệp vụ. Hội đồng quản trị có bộ phận thường trực, giúp việc và chức năng riêng, giám đốc cũng có bộ máy, chức năng và quy trình làm việc cụ thể. Dưới đó là bộ phận nghiệp vụ, đó là phòng giao dịch tại các khu vực, đơn vị trực thuộc. Các văn bản hướng dẫn chế độ, nghiệp vụ, thể lệ, cơ chế uỷ nhiệm, uỷ quyền, phân cấp, … được ban hành chỉnh sửa, đảm bảo chặt chẽ và rõ ràng hơn.
4.2.3. Năng lực vật chất kĩ thuật và công nghệ
Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, khi hành lang pháp lý được thông thoáng, các rào cản về việc phân biệt đối xử giữa các ngân hàng với nhau cũng không còn nữa, khi mà dịch vụ của các ngân hàng gần như tương đương nhau thì ngân hàng nào có công nghệ tiên tiến hơn, ngân hàng đó sẽ có được ưu thế trong các cuộc chạy đua giành lấy niềm tin khách hàng. Tại Việt Nam, các ngân hàng đã thể hiện rõ nhận thức đó. Khả năng nhạy bén trong việc tiếp cận với các công nghệ mới cũng đã dần được bộc lộ.Chi nhánh HBT luôn chủ động đầu tư, áp dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động ngân hàng để nâng cao tiện ích các sản phẩm dịch vụ và đa dạng hóa khả năng liên kết với các doanh nghiệp khác trong việc cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, góp phần thực hiện hiệu quả chiến lược bán lẻ. Hệ thống mạng nội bộ được nâng cấp bảo đảm độ an toàn cho hệ thống của chi nhánh. Công tác quản lý, sử dụng thông tin, cả phần cứng và phần mềm đều được nâng cao góp phần tăng hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Điều này cũng tạo ưu thế cho việc cạnh tranh của chi nhánh đối với các chi nhánh khác trên địa bàn Trần Đại Nghĩa.
4.2.4. Năng lực tiếp thị, khuyến mãi và quảng cáo
Đây là biện pháp rất quan trọng được các TCTD sử dụng trong việc thu hút khách hàng, nâng cao uy tín, giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ mới, biểu phí và lãi suất hấp dẫn, … Tuy nhiên mỗi khối NH có biện pháp cụ thể nổi trội hơn.
Chi nhánh HBT thực hiện cách khuyến mại, tiếp thị, quảng cáo đơn giản, chú trọng giải quyết các quan hệ, bước đầu chú ý đến việc đa dạng các hình thức, in ấn và các tài liệu giới thiệu cho khách hàng. Trong khi đó một số NHTM đưa ra hình thức quay xổ số có thưởng cho khách hàng gửi ngoại tệ, hoặc các ưu đãi về lãi suất cho vay, thu tiền gửi hay trả tiền tại nhà, … Một số TCTD đã thuê công ty quảng cáo chuyên nghiệp thực hiện một số khâu quảng cáo nhất định: thiết kế market quảng cáo, thiết kế mẫu quà tặng, mẫu lịch, thiết kế biểu tượng, … Một số NHTM cố gắng chi tối đa tỷ lệ 6% chi phí tuyên truyền, quảng cáo trong tổng chi phí hoạt động theo quy định chung về tài chính, nhưng một số NHTM tiết kiệm và cố gắng sử dụng có hiệu quả chi phí này, phân định rõ phạm vi tiếp thị và quảng cáo do chi nhánh thực hiện và phạm vi do hệ thống làm (Hội sở chính). Mỗi cách làm nhằm quảng bá sản phẩm dịch vụ của ngân hàng là khác nhau nhưng đều nhằm thu hút khách hàng và cạnh tranh giữa chi nhánh HBT với các chi nhánh khác trên địa bàn mạnh mẽ hơn.
4.2.5.Năng lực mở rộng mạng lưới giao dịch
Để thu hút được nhiều vốn từ dân cư, ngân hàng BIDV HBT còn không ngừng mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm của mình. Nhằm tăng sức cạnh tranh với các chi nhánh ngân hàng khác. Tuy nhiên trước khi lập thêm phòng giao dịch và quỹ tiết kiện ngân hàng phải tìm hiểu rõ địa bàn đặt phòng giao dịch, dự đoán được khả năng phát triển của phòng giao dịch đó trong tương lai, nếu không việc lập thêm phòng giao dịch sẽ không có tác dụng thu hút vốn mà còn làm tăng chi phí hoạt động cho ngân hàng.
4.2.6. Năng lực đa dạng hóa nghiệp vụ
Chi nhánh đang từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh các sản phẩm dịch vụ tương xứng với tiềm năng và vị thế của chi nhánh, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Chi nhánh mở rộng thu đổi ngoại tệ, dịch vụ kiều hối, làm đại lý thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, thẻ rút tiền ATM, phát triển dịch vụ POS, Homebanking, Internet_Banking, Visa card…Nâng cao chất lượng phục vụ hoạt động bảo lãnh, thanh toán trong nước, ngân quỹ,..nhằm nâng cao tỷ trọng của các dịch vụ này. Đây là điểm mạnh của chi nhánh khi cạnh tranh với các chi nhánh ngân hàng khác.