TRIỂN VỌNG
Khảo sát khả năng tiết siderophore của 6 chủng xạ khuẩn được biểu hiện qua sự thay đổi màu sắc trên môi trường đổ chồng O-CAS được trình bày ở Bảng 4.3.
Bảng 4.3 Khả năng tiết siderophore của 6 chủng xạ khuẩn triển vọng thông qua sự thay đổi màu môi trường CAS
Chủng xạ khuẩn Màu sắc thay đổi Dạng Siderophore
TG19 Vàng sáng carboxylate
BT19 Cam hydroxamates
BT16 Vàng sáng carboxylate
BL10 Cam hydroxamates
VL9 Vàng sáng carboxylate
ĐT15 Không đổi màu -
Qua kết quả thí nghiệm cho thấy có 5 chủng xạ khuẩn có khả năng tiết siderophore là TG19, BT19, BT16, BL10 và VL9, có 1 chủng xạ khuẩn khơng có khả năng tiết siderophore là ĐT15. Trong đó 2 chủng xạ khuẩn BT19 và BL10 có khả năng chuyển mơi trường từ màu xanh sang màu cam là siderophore
Hình 4.2 Hàm lượng chitinase của 6 chủng xạ khuẩn ở thời điểm 5 NSNL thông qua sự so sánh màu DNS ĐC BT16 ĐT15 VL9 TG19 BL10 BT19
31
dạng hydroxamates, cịn TG19, BT16 và VL9 có khả năng chuyển từ màu xanh sang màu vàng sáng là siderophore dạng carboxylate.
BL10 BT16 BT19
ĐT15 TG19 VL9
Hình 4.3 Hình thái khuẩn lạc của 6 chủng xạ khuẩn trên môi trường đổ chồng CAS, lúc đầu
BL10 BT16 BT19
TG19 VL9
ĐT15
Hình 4.4 Sự biến đổi màu của 6 chủng xạ khuẩn trên môi trường đổ chồng CAS (sau một giờ)
32
Nghiên cứu của Võ Trọng Hiếu (2017) đã chỉ ra rằng, có 4 trong 6 chủng xạ khuẩn có tiềm năng quản lý bệnh héo rũ trên khoai lang do nấm Fusarium oxysporum gây ra là có khả năng tiết siderophore: chủng TTr4 tiết siderophore
dạng Carboxylate; chủng TD97, TL8, TTH15 tiết siderophore dạng Catechol. Việc sản xuất siderophore từ xạ khuẩn với lượng đủ để có thể cạnh tranh sắt đối với tác nhân gây bệnh là một trong số các cơ chế đối kháng với mầm bệnh (Lê Minh Tường và ctv., 2016) được thực hiện bởi tác nhân đối kháng.
Theo Gopalakrishnan et al. (2011) đã ghi nhận 5 chủng xạ khuẩn có khả năng đối kháng cao với Fusarium oxysporum f. sp. ciceri và đều có khả năng
sản xuất siderophore dạng hydroxamates. Trong nghiên cứu của Macagnan et al. (2008) đã chỉ ra 5 chủng xạ khuẩn Streptpmyces albovinaceus, Streptomyces caviscabies, Streptomyces grieus, Streptomyces setonii và Streptomyces
virginiae đều có khả năng tiết ra siderophore dạng hydroxamate, đồng thời
chứng minh 5 chủng xạ khuẩn này thể hiện khả năng ức chế sự mọc mầm của bào tử nấm Moniliophthora perniciosa gây bệnh thối thân ca cao rõ hơn trong mơi trường khơng có sắt. Cho thấy sự liên quan của siderophore trong việc đối kháng với nấm bệnh của các loài xạ khuẩn này.