KHUẨN TRIỂN VỌNG
Bán kính vịng phân giải (BKVPG) chitin của 6 chủng xạ khuẩn được thể hiện qua Bảng 4.1
Bảng 4.1 Bán kính vịng phân giải chitin của các chủng xạ khuẩn triển vọng ở thời điểm 3, 5, 7 và 9 ngày sau bố trí (NSBT)
Chủng xạ khuẩn
Bán kính vịng phân giải chitin (mm)
3 NSBT 5 NSBT 7 NSBT 9 NSBT
TG19 10,50 b 14,63 b 20,25 b 23,25 c
BT19 13,50a 17,13a 23,00a 28,00a
BT16 7,50 c 10,63 d 15,00 d 19,50 e
BL10 12,80a 16,88a 22,13a 26,13 b
VL9 10,13 b 13,63 bc 18,63 c 21,63 d
ĐT15 10,25 b 12,88 c 18,00 c 21,13 d
Mức ý nghĩa ** ** ** **
CV (%) 4,94 3,91 3,85 2,92
Ghi chú: Các giá trị ở cùng một cột theo sau bởi một hay nhiều chữ cái giống nhau thì khơng khác biệt ở mức ý nghĩa Duncan. **: Khác biệt ý nghĩa ở mức 1%.
Ở thời điểm 3 NSBT, tất cả chủng xạ khuẩn khảo sát đều thể hiện khả năng phân giải chitin với nhiều mức độ khác nhau, BKVPG dao động từ 7,5 mm đến 13,5 mm. Trong đó, 2 chủng xạ khuẩn BT19 và BL10 có BKVPG lần lượt là 13,5 mm, 12,8 mm khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các chủng xạ khuẩn còn lại.
Ở thời điểm 5 NSBT, BKVPG của các chủng xạ khuẩn đều tăng. Trong đó, 2 chủng xạ khuẩn thể hiện khả năng phân giải chitin cao là BT19 và BL10 với BKVPG lần lượt là 17,13 mm và 16,88 mm khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các chủng xạ khuẩn còn lại ở mức 1%. Chủng xạ khuẩn BT16 có khả năng phân giải thấp nhất với BKVPG là 10,63 mm.
Ở thời điểm 7 NSBT, 2 chủng xạ khuẩn BT19 và BL10 tiếp tục thể hiện khả năng phân giải chitin cao hơn và khác biệt ý nghĩa thống kê so với các chủng còn lại với BKVPG lần lượt là 23 mm và 22,13 mm. Các chủng xạ khuẩn còn lại có BKVPG dao động từ 15 mm đến 20,25 mm. Chủng xạ khuẩn có khả năng phân giải thấp nhất là BT16 với BKVPG đạt được là 15 mm.
Ở thời điểm 9 NSBT, BKVPG của các chủng xạ khuẩn dao động từ 19,5 mm đến 28 mm. Trong đó, chủng xạ khuẩn BT19 vẫn thể hiện khả năng phân giải chitin cao nhất và khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với các
27
chủng còn lại với BKVPG là 28 mm. Trái lại, chủng xạ khuẩn BT16 thể hiện khả năng phân giải chitin thấp nhất với BKVPG là 19,5 mm.
Qua kết quả trình bày trên bảng 4.1 cho thấy tất cả các chủng xạ khuẩn nghiên cứu đều có khả năng tiết enzyme phân giải chitin trên môi trường chitin agar. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Sowmya et al. (2012)
cho rằng chủng xạ khuẩn Streptomyces sp. cũng có khả năng tiết enzyme
chitinase trên môi trường chitin agar. Kết quả nghiên cứu của Đinh Ngọc Trúc (2013) cũng cho thấy các chủng xạ khuẩn đối kháng tốt với nấm P. oryzae có
thể liên quan tới khả năng phân giải chitin của chúng. Năm 2017, Nguyễn Vinh Hiển đã chỉ ra chủng xạ khuẩn LM6 có BKVPG lớn nhất là 19,4 mm ở thời điểm 8 NSBT trên môi trường chitin agar.
Nhìn chung, tất cả 6 chủng xạ khuẩn bố trí đều thể hiện khả năng phân giải chitin trong môi trường chitin agar với những mức độ khác nhau. Trong đó chủng xạ khuẩn BT19 và BL10 là 2 chủng có khả năng phân giải chitin cao hơn và duy trì qua các ngày lấy chỉ tiêu. Kết quả này phù hợp như kết quả nghiên cứu của Lê Minh Tường và ctv. (2018) khi khảo sát khả năng phân giải chitin của một số chủng xạ khuẩn đối kháng với nấm Fusarium solani gây bệnh vàng
lá thối rễ trên cây có múi, của Nguyễn Hồng Q và Lê Minh Tường (2016) khi khảo sát khả năng phân giải chitin của các chủng xạ khuẩn có triển vọng phòng trị bệnh thán thư trên xoài do nấm Colletotrichum sp.
Khả năng đối kháng nấm gây bệnh của xạ khuẩn được cho là có liên quan đến cơ chế tiết enzyme chitinase (Ningthoujam et al., 2009). Theo Julaluk and Hataichanoke (2012) cho rằng chủng Streptomyces sp. P4 đã tiết ra enzyme thủy phân thành tế bào của nấm Fusarium oxysporum f.sp. lycopersici gây bệnh héo trên cà chua, trong đó có enzyme chitinase đóng vai trị quan trọng trong việc ức chế sự phát triển của nấm. Do vách tế bào nấm thật có nhiều thành phần như chitin, protein và glucan, trong đó chitin chiếm khoảng 22 - 44% (Phạm Văn Kim, 2000).
28