KHẢ NĂNG PHÂN GIẢI Β-GLUCAN CỦA CÁC CHỦNG XẠ

Một phần của tài liệu KHẢO sát cơ CHẾ đối KHÁNG của các CHỦNG xạ KHUẨN TRIỂN VỌNG với nấm colletotrichum spp gây BỆNH THÁN THƯ TRÊN sầu RIÊNG (Trang 46 - 48)

KHUẨN TRIỂN VỌNG

Khả năng phân giải β-glucan của các chủng xạ khuẩn được trình bày ở Bảng 4.5. Kết quả ghi nhận được 5 chủng xạ khuẩn có khả năng tiết enzyme β- glucanase phân giải β-glucan là TG19, BT19, BT16, BL10 và VL9. Chủng ĐT15 khơng có tiết enzyme β-1,3-glucanase.

Vào thời điểm 10 ngày sau khi cấy (NSKC) chủng xạ khuẩn BT19 có bán kính vịng phân giải lớn nhất là 6,95 mm, cao hơn và khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1% so với các chủng còn lại, kế đến chủng xạ khuẩn BL10 với bán kính vịng phân giải là 6,3 mm.

BT19 BL10

Hình 4.5 Sự thay đổi màu bởi khả năng tiết HCN của 2 chủng xạ khuẩn so với đối chứng sau 10 ngày bố trí

34

Bảng 4.4 Bán kính (mm) vịng phân giải cơ chất của 6 chủng xạ khuẩn ở các thời điểm khảo sát

Chủng xạ khuẩn Bán kính (mm) vịng phân giải β-glucan

10 ngày 12 ngày 14 ngày

TG19 5,63 c 7,18 b 7,88 b

BT19 6,95a 7,73a 8,53a

BT16 3,50 e 4,30 d 4,93 d BL10 6,30 b 7,30 b 8,30a VL9 5,00 d 6,01 c 6,25 c ĐT15 0,00 f 0,00 e 0,00 e Mức ý nghĩa ** ** ** CV (%) 4,1 2,43 2,01

Ghi chú: Các số trong cùng một cột theo sau bởi một hoặc nhiều chữ cái giống nhau thì khơng khác biệt qua phép kiểm định Ducan. **: Khác biệt ý nghĩa ở mức 1%.

Đến thời điểm 12 NSKC, bán kính vịng phân giải của 5 chủng xạ khuẩn đều tăng, trong đó chủng BT19 có bán kính vịng phân giải lớn nhất là 7,73 mm, cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê mức 1% so với các chủng còn lại. Chủng BT16 có bán kính vịng phân giải nhỏ nhất là 4,3 mm.

Ở thời điểm 14 NSKC, bán kính vịng phân giải của 5 chủng xạ khuẩn tiếp tục tăng. Trong đó, 2 chủng BT19 và BL10 có bán kính vịng phân giải cao nhất lần lượt là 8,53 mm và 8,30 mm, cao hơn và khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1% so với các chủng còn lại.

Như vậy, các chủng xạ khuẩn thí nghiệm có khả năng tiết enzyme β- glucanase phân giải β-glucan với nhiều mức độ khác nhau, trong đó chủng BT19 và BL10 thể hiện khả năng phân giải cao và bền đến thời điểm 14 ngày sau khi cấy.

Kết quả thí nghiệm trên phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đinh Hồng Thái và Lê Minh Tường (2016) đã cho thấy 5 chủng xạ khuẩn triển vọng có khả năng đối kháng với nấm Phytophthora sp. nhờ đến cơ chế phân giải β-glucan

làm phá vỡ vách tế bào của nấm gây bệnh, từ đó ức chế sự sinh trưởng và phát triển của nấm gây bệnh cháy lá, thối thân trên cây sen. Tương tự, Alekhya et al. (2016) đã cho kết quả có 6 trên 7 chủng xạ khuẩn nghiên cứu tiết ra enzyme

β-1,3-glucanase kích thích cây lúa miến phát triển. Ngoài ra, đã chọn được 4/6 chủng Streptomyces (CAI-13, CAI-85, CAI-140 và CAI-155) có khả năng đối

kháng với tác nhân gây bệnh thông qua sản xuất β-1,3-glucanase, đồng thời cũng kích thích cây trồng tăng trưởng (Gopalakrishnan et al., 2014).

35

Một phần của tài liệu KHẢO sát cơ CHẾ đối KHÁNG của các CHỦNG xạ KHUẨN TRIỂN VỌNG với nấm colletotrichum spp gây BỆNH THÁN THƯ TRÊN sầu RIÊNG (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)