CHỦNG XẠ KHUẨN TRIỂN VỌNG
Sau khi bố trí thí nghiệm được 7 ngày, 6 chủng xạ khuẩn được bố trí thì đều có khả năng tiết Hydrocyanic acid (HCN) so với đối chứng; trong đó, có 4 chủng xạ khuẩn (BT19, BL10, TG19 và VL9) cho phản ứng màu của giấy sau 5 ngày sau khi tiến hành thí nghiệm và 2 chủng (ĐT15 và BT16) cho phản ứng màu với giấy sau 8 ngày. Ở thời điểm 10 ngày sau khi bố trí thí nghiệm, ghi nhận được các chủng xạ khuẩn có phản ứng màu với giấy thấm rõ hơn làm cho giấy thấm nhạt màu dần đến trắng ngà.
Theo Pascale et al. (2004) đã cho rằng các chủng xạ khuẩn phân lập từ
đất có thể sinh tổng hợp HCN, trong đó phần lớn các chủng được phân lập từ nấm rễ và vùng rễ cây trồng thì có khả năng cao. Theo Đinh Ngọc Trúc (2013) đã ghi nhận được 16 chủng xạ khuẩn có khả năng đối kháng tốt với P.oryzae
đều có khả năng tiết Hydrocyanic acid (HCN). Ngoài ra, Nguyễn Thị Ánh Hồng (2014) đã cho biết có 6/7 chủng xạ khuẩn chủng xạ khuẩn có khả năng đối kháng với nấm P. oyzae Cavara gây bệnh cháy lá lúa có khả năng tiết HCN.
Các kết quả ghi nhận trên cho thấy rằng xạ khuẩn vùng rễ góp phần quan trọng trong việc ức chế và ngăn chặn sự tác động mầm bệnh trên cây trồng thông qua khả năng tiết HCN. Trong số các chất kháng sinh có liên quan đến việc kiểm soát sinh học của các mầm bệnh thực vật, HCN là một chất chuyển hóa thứ cấp
33
gây độc đối với tác nhân gây bệnh được sản xuất bởi nhiều vi sinh vật trong vùng rễ (Dowling and O’Gara, 1994).