3.2 PHƯƠNG PHÁP
3.2.3 Thí nghiệm 3: Khảo sát khả năng tiết siderophore của các chủng xạ
khuẩn triển vọng
* Mục tiêu
Khảo sát cơ chế đối kháng với mầm bệnh và kích thích cây trồng tăng trưởng thông qua khả năng tiết siderophore của các chủng xạ khuẩn có triển vọng.
* Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí hồn tồn ngẫu nhiên một nhân tố, 6 nghiệm thức với 4 lần lặp lại, mỗi nghiệm thức là một chủng xạ khuẩn triển vọng.
Cách thực hiện:
Thí nghiệm được thực hiện theo phương pháp của Pérez-Miranda et al.
(2007).
Bước 1: Các chủng xạ khuẩn được nuôi cấy trên môi trường MS trong đĩa petri khoảng 7 ngày. Sau đó, bơm 5ml nước cất đã được thanh trùng vào đĩa, tiến hành cạo, lược qua vải lược vô trùng để thu lấy huyền phù bào tử xạ khuẩn. Thực hiện phương pháp pha loãng, chà đếm mật số để đưa huyền phù bào tử xạ khuẩn về mật số 108 (cfu/ml).
Bước 2: Xạ khuẩn được cấy thành 5 điểm cách đều lên đĩa petri chứa 10ml môi trường MS, mỗi điểm là một khoanh giấy thấm (đường kính 5mm) được tẩm một chủng huyền phù xạ khuẩn (Hình 3.2).
Hình 3.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm tiết Siderophore trên môi trường MS
Đĩa petri chứa môi trường MS
Khoanh giấy thấm tẩm xạ khuẩn d= 5 mm
21
Bước 3: Đĩa petri thí nghiệm được đặt ở điều kiện nhiệt độ phịng. Sau 10 ngày bố trí, tiến hành lấy chỉ tiêu bằng cách đổ 12ml môi trường CAS lên mặt môi trường đang nuôi xạ khuẩn, sao cho ngập hết các khuẩn lạc xạ khuẩn và ủ ở 30oC trong 48 giờ.
* Chỉ tiêu theo dõi
Quan sát sự thay đổi về màu sắc của môi trường phủ lên, xuất hiện xung quanh các chủng xạ khuẩn:
- Từ màu xanh sang màu tím: siderophore of the catechol type. - Từ màu xanh sang màu cam: siderophore of the hydroxamates type. - Từ màu xanh sang màu vàng sáng: siderophore of the carboxylate type.