XẠ KHUẨN TRIỂN VỌNG TIẾT RA
Để đánh giá khả năng sinh tổng hợp enzyme β-1,3-glucanase của 6 chủng xạ khuẩn triển vọng, đề tài đã tiến hành xác định hàm lượng enzyme bằng phương pháp so màu với thuốc thử DNS để xác định nồng độ laminarine trong quá trình phân giải β-glucan. Cơ chất chứa β-glucan sẽ bị enzyme β-glucanase của vi sinh vật phân giải tạo đường khử trong môi trường nuôi lắc. Nồng độ đường khử trong môi trường thể hiện hàm lượng của enzyme β-glucanase. Kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.5.
Bảng 4.5 Hàm lượng β-1,3-glucanase của 6 chủng xạ khuẩn triển vọng qua các thời điểm 3, 5 và 7 NSNL
Chủng xạ khuẩn
Hoạt tính enzyme β-glucanase (IU/ml) của 6 chủng xạ khuẩn
3 NSNL 5 NSNL 7 NSNL
TG19 0,325 c 0,375 c 0,29 c
BT19 0,420a 0,483a 0,678a
BT16 0,100 e 0,065 e 0,05 e BL10 0,36 b 0,395 b 0,318 b VL9 0,195 d 0,145 d 0,095 d ĐT15 0,05 f 0,035 f 0,027 f Mức ý nghĩa ** ** ** CV (%) 3,38 2,63 3,01
Ghi chú: Các số trong cùng một cột theo sau bởi một hoặc nhiều chữ cái giống nhau thì khơng khác biệt qua phép kiểm định Ducan. **: Khác biệt ý nghĩa ở mức 1%.
Ở thời điểm 3 NSNL, cả 6 chủng xạ khuẩn đều tiết ra enzyme β- glucanase với hàm lượng dao động từ 0,05 – 0,42 IU/ml. Trong đó, chủng BT19 có hàm lượng cao nhất và khác biệt ý nghĩa ở mức 1%. Kế đến, chủng BL10 có
Hình 4.6 Bán kính (mm) vịng phân giải β-glucan của 6 chủng xạ khuẩn ở thời điểm 10 NSKC
BL10 BT19 VL9 TG1 9 BT16 ĐT15
36
hàm lượng enzyme 0,36 IU/ml và có khác biệt ý nghĩa thống kê so với các chủng còn lại.
Ở thời điểm 5 NSNL, hàm lượng enzyme của các chủng xạ khuẩn có sự biến động rõ rệt. Ba chủng BT19, BL10 và TG19 có hàm lượng enzyme tăng lần lượt là 0,483 IU/ml, 0,395 IU/ml và 0,375 IU/ml. Trái lại, 3 chủng ĐT15 (0,035 IU/ml), BT16 (0,065 IU/ml) và VL9 (0,145 IU/ml) giảm khả năng tiết enzyme β-glucanase.
Đến thời điểm 7 NSNL, đa số các chủng đều giảm khă năng sinh tổng hợp enzyme. Riêng chủng BT19 vẫn giữ khả năng sản xuất enzyme cao nhất với hàm lượng enzyme tiết ra là 0,678 IU/ml, khác biệt ý nghĩa thống kê so với các chủng cịn lại. Trong khi đó, chủng ĐT15 có khả năng tiết enzyme yếu nhất là 0,027 IU/ml.
Tóm lại, tất cả chủng xạ khuẩn đều có khả năng tiết enzyme qua các thời điểm khảo sát (3, 5 và 7 NSNL). Trong cấu tạo nấm, β-glucan có vai trị quan trọng trong sự phát triển của cấu trúc thành tế bào. Xạ khuẩn có khả năng tiết ra enzyme β-glucanase làm phân hủy vách tế bào nấm. Vì vậy, xạ khuẩn có khả năng ức chế mầm bệnh do nấm gây ra. Theo nghiên cứu của Arora et al. (2008)
cho thấy chủng Pseudomonas sp. PGC2 có sản sinh hoạt tính enzyme
β- glucanase cao nhất vào ngày thứ 6 sau khi bố trí với hàm lượng là 88 IU/ml và ức chế mầm bệnh do nấm Rhizoctonia solani và Phytophthora capsici.
Hình 4.7 Hàm lượng enzyme β-1,3-glucanase của 6 chủng xạ khuẩn ở thời điểm 7 NSNL bằng phương pháp so màu DNS
37
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ