Một số học sinh nghèo được thầy giúp đỡ ngày ấy đã thành tài. Sau nầy, thỉnh thoảng những người thành đạt ấy đã tìm đến thăm thầy. Họ nhắc lại chuyện xưa và bày tỏ lòng tri ân; bởi theo họ, những ngày tháng được thầy cưu mang như là một đầu cầu, một điểm tựa cho đòn bẩy vào đời.
Học trò trường BCTH Cam Lộ (60-63) chụp ảnh chung với thầy Lê Hữu Thăng (2013)
ngơn ngữ Hollywood: “Có những sự kiện của Nguyễn Hồng, đơi khi thầy vừa viết kịch bản, đạo diễn, kiêm luôn người tài trợ!”. Đó chính là vị cựu giáo sư của trường trung học Nguyễn Hoàng - Quảng Trị: thầy Lê Hữu Thăng.
Thầy Lê Hữu Thăng dạy tôi trong những năm đệ lục, đệ ngũ ở trường quận. Với đôi mắt của đám học trị nhà q, hình ảnh thầy thật lớn lao, sáng ngời…Chúng tơi “ngắm” thầy từ mái tóc, y phục đến dáng nét…Giờ học của thầy lúc nào cũng sôi nổi với lời giảng sang sảng; với những câu chuyện lơi cuốn, hấp dẫn.
Thuở học trị, thời trung học đệ nhất cấp là thời kỳ bánh tẻ, trái tim vừa trịn để biểu hiện mọi cảm xúc và trí não đang vơ tư để thấy những gì chung quanh đều phơi phới. Tất cả hòa quyện lại và dang rộng ra tiếp nhận mọi thứ một cách tự nhiên, khơng đắn đo cân nhắc. Chính vì thế, giai đoạn này là giai đoạn học sinh ảnh hưởng từ thầy cô rất lớn - nhất là một ngôi trường nhỏ, chỉ có mấy lớp. Sĩ số lớp tơi chưa tới 30 học sinh nên tình thầy trị gần gũi, chan hòa, cởi mở, sự ảnh hưởng tác động này khi vào đời mới thấy rõ, đơi khi đi theo suốt cả qng đời cịn lại của lứa học trò ngày xưa.
Năm 1963 lúc tơi về Nguyễn Hồng thì thầy đã rời trường, rồi khi tôi ra trường thầy lại trở về…Vì thế từ năm 1963 trở đi tơi khơng biết tin tức gì về thầy cho đến một ngày…
Thời điểm thầy trở lại Nguyễn Hoàng là lúc trường đang trên đà phát triển mạnh về cơ sở cũng như số lượng học sinh và giáo sư. Đến
năm 1966, trường đã có 60 lớp với hơn 3.000 học sinh cùng đội ngũ thầy, cô giáo và nhân viên trên 100 người. Quảng Trị là một địa danh khơng bình an nên với những vị ở xa được bổ nhiệm đến, ai cũng lo lắng mọi bất trắc có thể xảy ra. Thầy là người ln động viên, tìm mọi cách tạo điều kiện thoải mái về tinh thần cũng như vật chất. Trong một lần gặp mặt gần đây, thầy Đỗ Trinh Huệ đã bộc bạch: “Nói chuyện ân nghĩa thì vơ cùng, nhưng anh Thăng là người se duyên cho vợ chồng tơi, thậm chí lúc sinh con đầu lịng, anh là người đưa vợ tơi vào bệnh viện”.
Chiến tranh ngày càng khốc liệt, toàn bộ quận Trung Lương và Gio Linh phải di tản, dân chúng được đưa vào trại tạm cư tại Cam Lộ, Tích Tường, Như Lệ... tình trạng học sinh rất bi đát. Để phần nào giúp đỡ giải quyết khó khăn này, thầy tìm hiểu hồn cảnh những học sinh đệ nhị cấp đưa về nhà ăn ở hoặc cung cấp tiền thanh tốn chi phí tại qn cơm xã hội, mỗi năm có từ 8 đến 10 học sinh được thầy quan tâm. Thầy nói “Tui giúp mấy đứa nam sinh nghèo ăn học để ít nhất các em cũng kiếm được cái bằng tú tài 1, khỏi bị bắt lính. Nếu có chí các em học tiếp cũng tốt…”. Kết quả là một số học sinh nghèo được thầy giúp đỡ ngày ấy đã thành tài. Sau nầy, thỉnh thoảng những người thành đạt ấy đã tìm đến thăm thầy. Họ nhắc lại chuyện xưa và bày tỏ lòng tri ân; bởi theo họ, những ngày tháng được thầy cưu mang như là một đầu cầu, một điểm tựa cho địn bẩy vào đời.
Ngồi chức năng dạy học, thầy còn là thành viên nồng cốt của Hội Hồng thập tự Quảng Trị, tổ chức này ra đời vào tháng 7 năm 1967, được sự nhiệt tình tham gia của nhiều thầy cơ giáo và học sinh các trường trung học, tích cực chia sẻ những khó khăn của đồng bào trong tai ương hoạn nạn.
Vào trận chiến mùa hè năm 1972, dân Quảng Trị bỏ quê nhà ra đi, những người xuôi Nam đa số tạm cư tại Đà Nẵng. Bên cạnh mn vàn khốn khó của dân chúng, việc học cũng là vấn nạn cho những người có trách nhiệm. Chỉ sau hai tháng, ngoài việc tái lập lại trường Nguyễn Hoàng của Ty Giáo dục tại Non Nước. Với chức năng là đại diện Hội Hồng thập tự/Vùng i, lúc bấy giờ thầy Lê Hữu Thăng đã vận động tổ chức Tin Lành Việt Nam thành lập trường trung học Hiền Lương Nghĩa Thục tại Hòa Khánh do thầy Thái Mộng Hùng kiêm nhiệm hiệu trưởng. Đây là mơ hình trường tư thục (gồm học sinh các trường Thánh Tâm, Bồ Đề, Phước Môn), nhưng
miễn học phí. Để hỗ trợ và điều hành trường Hiền Lương Nghĩa Thục và công việc xã hội, một số thầy cô giáo Quảng Trị thành lập Đồn giáo chức cơng tác xã hội Quảng Trị.
Tháng 3 năm 1974, cùng theo đồng bào hồi cư, các trung tâm này được chuyển ra Hải Lăng, đặt cơ sở tại Bến Đá. Những chương trình giáo dục và xã hội được tiến hành tốt đẹp và phù hợp với cuộc sống của bà con.
Sau gần 20 năm, các cựu học sinh Nguyễn Hồng đã tìm đến nhau như một nhu cầu bức thiết về tinh thần; về kỷ niệm một thời tuổi trẻ và về Quảng Trị thân yêu. Lúc đó thầy Lê Hữu Thăng đang sinh sống tại Sài Gòn. Thầy nhận trách nhiệm đứng ra vận động thành lập ban tổ chức buổi họp mặt Nguyễn Hoàng đầu tiên vào năm 1992 tại Sài Gòn, quy tụ hơn 400 người, mỗi người một hồn cảnh: Khó khăn, nhếch nhác, mọi khn mặt đều đậm nét phong sương, nhưng vẫn còn nụ cười, ánh mắt năm xưa với bao niềm xúc động. Cuộc hội ngộ này đánh dấu
mốc quan trọng để cùng nhau nhóm lên ngọn lửa Nguyễn Hồng, từ đó những lần họp mặt được tiếp tục và tình hình đã thuận lợi để thành lập Ban liên lạc. Quý thầy cô và anh chị em cựu học sinh đã kiện tồn tổ chức và có những hoạt động tương thân tương ái. Phần tôi, qua những biến động của lịch sử, tôi tưởng chừng như sẽ khơng cịn liên lạc được với ai nữa. Những năm đầu thập niên 1990 trong lam lũ cơ cực nơi quê nhà, bằng cách nào đó Lê Ngọc Giao đã tìm ra tơi, lúc đó anh đang ở Thanh Đa (Sài Gịn). anh là cánh cửa mở ra cho tôi tiếp xúc với thế giới bên ngoài và trong vơ số tin tức chuyển đến có tin về thầy, tơi thật vơ cùng sung sướng.
Năm 1994, lúc vào Sài Gòn làm thủ tục xuất cảnh tơi đi tìm thầy thì thầy đã qua Mỹ, năm sau tôi cũng tiếp bước. Ở môi trường mới với biết bao khó khăn, lạ lẫm, ai cũng tìm đủ phương cách để sớm hội nhập nên chưa có thời gian để tìm kiếm người thân quen.
Rồi thời gian cũng qua đi. Khi mọi người phần nào đã hòa nhập với sinh hoạt ở đất tạm dung thì tơi cũng liên lạc được với thầy, chúng tơi đều rất hạnh phúc. Tôi nhắc lại những kỷ niệm thời làm học trò trường quận ngày nào, xúc động thay thầy cịn nhớ một số khn mặt học trò trong lớp ngày ấy.
Nơi đất khách, ngọn lứa trong tim của người năng nổ trong sinh hoạt Hồng thập tự Quảng Trị ngày nào lại bùng cháy. Thầy liên lạc, kết nối vận động thành lập Hội đồng hương Quảng Trị ở một số tiểu bang và những nhóm thân hữu
Nguyễn Hồng. Để công việc này phổ biến, năm 1997, thầy cùng với anh chị em Nguyễn Hoàng Quảng Trị tại Colorado phát hành đặc san Hương Q, nhờ đó rất nhiều người tìm đến được với nhau.
Thấy được nhu cầu cần thiết trong việc bảo tồn và phát triển văn hóa Quảng Trị nơi xứ người - đặc biệt đối với thế hệ trẻ muốn tìm hiểu về cội nguồn của mình, Thầy khởi xướng và có sự phối hợp của ban điều hành các hội đồng hương, thống nhất cho ra tập Kỷ Yếu Quảng Trị. Bằng uy tín và sự quen biết tin cậy, thầy vận động được nhiều nhà biên khảo, nghiên cứu, nhà văn, thơ trong cũng như ngoài tỉnh cộng tác.
Sau một năm chuẩn bị, vào tháng 4 năm 2000, tập sách được ra mắt tại Philadelphia, xem đây như là một tập hợp cơ bản về lịch sử, địa lý, con người và những thành tựu của họ cùng những tai ương mất mát người Quảng Trị phải gánh chịu trong quá trình hình thành phát triển. Kỷ Yếu Quảng Trị đã trở thành kho tài liệu để mọi người tra cứu. Trong tâm ý, nghĩ đến một tác phẩm hoành tráng để đời, thầy chăm sóc với phương cách tốt đẹp nhất cả nội dung lẫn hình thức mặc dầu phải chịu chi phí in ấn khá cao.
Sau thành cơng của tập sách này, thấy được giá trị của việc phổ cập văn hóa và giao lưu tình cảm, thầy nảy ra ý định phát hành Kỷ Yếu Nguyễn Hoàng. Một ban biên tập được thành lập gồm những học sinh có tâm huyết và khả
năng viết đang sống rải rác trên nhiều tiểu bang của Hoa Kỳ, dù cơng việc gặp khơng ít khó khăn, trắc trở nhưng cuối cùng tập sách cũng hoàn tất và được ra mắt tại Nam - Cali vào ngày 29 tháng 12 năm 2002, đây cũng là lần họp mặt Nguyễn Hoàng đầu tiên tại Hoa Kỳ.
Mặc dầu gặp khó khăn nhiều mặt trong lúc tiến hành hai tập kỷ yếu vừa rồi, thầy khơng nản chí, mệt mỏi
và nghiệm ra rằng những tư liệu và kỷ niệm của hai tập sách chuyển tải chỉ gói gọn trong đặc trưng của nó. Vốn là người có nhiều hồi bão, pha chút lãng mạn và đam mê báo chí, thầy vận động cho ra tạp chí Thạch Hãn, chuyên về văn nghệ, biên khảo với thành phần chủ chốt
cũng là những cây viết Nguyễn Hồng.
Tạp chí ra mắt vào ngày 2 tháng 4 năm 2004 tại Houston, do hội Quảng Trị địa phương bảo trợ, mặc dầu chỉ ra hai số, nhưng được đồng hương và thân hữu nồng nhiệt ủng hộ.
Cũng thời điểm này trong nước, ban liên lạc Nguyễn Hồng tại thành phố Huế có sáng kiến tuyệt vời là sẽ phát hành tập sách Trường Nguyễn Hoàng - Chân Dung và Kỷ Niệm (NH-
CD&KN) với dự kiến sẽ phát hành 10 số, do cựu học sinh Võ Thị Quỳnh đảm trách. Một lần nữa, thầy là người ủng hộ mạnh nhất về tinh thần và vật chất.
Sau khi tập 1 NH-CD&KN phát hành, với bài viết “Chim xa bầy lạc loài kêu sương” của Lê Đức Dục trên báo Tuổi Trẻ, tập sách đã được đông đảo cựu học sinh và thầy cô biết đến, tạo sự liên lạc mật thiết, đón nhận và cộng tác nồng nhiệt. Năm nào vợ chồng thầy cũng về thăm quê, vì thế thầy luôn là người chuyển một số lượng sách không nhỏ qua Mỹ. Thầy đã liên hệ với nhiều người ở các tiểu bang, có được sự hỗ trợ mạnh mẽ để nuôi dưỡng phát triển tập sách theo tâm nguyện ban đầu...
Đến đây chúng ta phải công nhận rằng thơng tin báo chí giữ vai trị quan trọng trong mọi sinh hoạt Nguyễn Hồng, đó là nơi để liên lạc, phổ biến, bày tỏ, ni dưỡng mối thâm tình đồng mơn. Thấy được giá trị tiềm tàng ấy, năm 2008 ban liên lạc Nguyễn Hoàng tại Huế đã cho phát hành ấn phẩm Nguyễn Hoàng với lời động viên của thầy Lê Hữu Thăng: “Đặc san của ban
liên lạc chính thức đại diện cho tổ chức Nguyễn Hồng tại Huế; là phương tiện thông tin sinh hoạt, tương trợ giúp thầy cô và đồng môn…
Một sự kiện khác biểu lộ rõ nét tấm lòng của mọi thành viên với tên trường cũ: Ngày 18/10/2008, hội thảo cấp quốc gia về đề tài “ Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVi đến thế kỷ XiX” được tổ chức tại Thanh Hóa. Nhiều sử gia, học giả đã đánh giá đúng mức công lao nhà Nguyễn mà khởi đầu là Chúa Nguyễn Hoàng: “Nhà Nguyễn đã để lại một di sản lớn lao nhất là một giang sơn đất nước trải rộng trên lãnh thổ thống nhất từ bắc chí nam, gần như tương ứng với lãnh thổ Việt Nam hiện đại, bao gồm cả đất liền và hải đảo trên biển đơng. Trên lãnh thổ đó là một di sản văn hóa đồ sộ bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể”.
Sau đó trên tờ Tuổi Trẻ, nhà báo Lê Đức Dục đã có loạt bài mơ tả cụ thể quá trình mở cõi của Chúa Nguyễn, rốt lại là bài “Sự tưởng niệm lặng lẽ “ ghi những sinh hoạt của cựu học sinh Nguyễn Hoàng với biết bao xúc động. “Danh thơm của người mở cõi dành cho ngôi trường được vinh dự mang tên, nhưng tên trường nay cũng khơng cịn”. Bằng những sự kiện ấy, mọi người những tưởng cơ duyên đã đến. Thầy Lê Hữu Thăng mở ra một cuộc vận động để phục hồi tên trường, thầy Trần Kiêm Đoàn viết bản thỉnh nguyện thư chính thức, bên cạnh đó là thư của các học sinh mà dẫn đầu là các cựu nữ sinh - cá nhân cũng như tập thể. Trong thư dưới
tiêu đề “Nguyễn Hoàng - Xin trả lại tên trường”, một cựu nữ sinh đã viết: “… Bởi thế, nguyện vọng xin trả lại tên trường Nguyễn Hồng là điều chính đáng. Đó khơng chỉ thể hiện sự biết ơn tiền nhân mà còn là thước đo lòng nhân ái và đạo đức của người Việt Nam trong thời hiện tại”.
Nhưng mọi chuyện cũng chỉ là ước mơ ...Bởi lẽ ai cũng hiểu rằng đây không phải chỉ là vấn đề lịch sử, văn hóa ...
Như đã trình bày, dù ở nhiều nơi đã hình thành những cụm, những ban liên lạc để sinh hoạt, gặp gỡ hàng năm...nhưng ước nguyện để có một lần hội ngộ trên sân trường cũ cứ canh cánh bên lòng. Ý niệm này được thầy nhen nhúm từ năm 2005 với một chương trình quy mơ như là một festival, đầy ắp tình cảm pha chút lãng mạn, nhưng khi thực sự bắt tay vào việc lại gặp mn vàn khó khăn...Ở vị trí tế nhị: Thầy âm thầm hỗ trợ trong tổ chức cũng như vận động, cuối cùng ngày 4 tháng 8 năm 2007, buổi hội ngộ đã hình thành và số người tham dự vượt quá dự tính của ban tổ chức.
Đã có hàng chục bài viết về ngày hội dưới góc độ nhìn nhận và cảm xúc khác nhau. Cũng từ điểm mốc lịch sử này hình thành một mạng liên lạc rộng lớn và có nhiều cây bút xuất hiện tạo nên khơng khí khởi sắc, sinh động trên nhiều diễn đàn văn nghệ. Đến nay, chúng ta đã có đặc san Nguyễn Hồng Bắc-Cali; Nguyễn Hoàng Nam-Cali; Trường Nguyễn Hoàng-Chân Dung và Kỷ Niệm; ấn phẩm Nguyễn Hoàng tại Huế và
Hương Quê Nhà ở Sài Gòn.
Là một người học trị của Nguyễn Hồng thuộc thế hệ đầu tiên, sau này trở về dạy lại trong gần 10 năm nhưng thầy Lê Hữu Thăng ln tự nhận mình là một cựu học sinh, thường xuyên quan tâm chăm sóc đồng mơn và thầy cơ giáo. Khi nghe một thành viên Nguyễn Hồng gặp khó khăn, bệnh tật hay qua đời, bằng cách này hay cách khác, đã có những biểu lộ tình cảm thiết thực, thầy cũng ln tạo điều kiện để có mặt trong những lần hội ngộ từ Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Hàm Tân, Đồng Nai đến Sài Gòn. Thầy cịn ước ao thắp lên ngọn lửa để hình thành các tổ chức ái hữu CHS/NH ở các địa danh như Nha Trang, Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, Cần Thơ, v.v…
Gần đây, chắc hẳn quý thầy cô và cựu học sinh Nguyễn Hồng khó mà quên được việc thầy bỏ nhiều công sức để lo tổ chức sinh nhật lần thứ 90 của thầy Lê Văn Quýt. Việc làm ấy không chỉ là điểm sáng tâm hồn giữa cái thời đạo đức đang suy đồi nầy mà còn là quá đỗi tuyệt vời - một hành xử kịp lúc (vì chỉ sau nửa năm là thầy Quýt qua đời). Chúng ta cũng đã nghe được lời bày tỏ chân tình, xúc động của vị