thầy ln nhộn nhịp, rộn ràng khách từ muôn phương tìm về, vây quanh như là biểu hiện lịng tri ân, sự quý mến, cũng là cách làm ấm thêm và sáng lên ngọn lửa Nguyễn Hồng.
Có lần tơi nói vui:“Em học lóm ở thầy nhiều thứ lắm...”, nhưng cuộc đời thầy là cả một giáo trình với nhiều bài giảng, cho dù một học sinh cố gắng cách mấy cũng không bao giờ học thuộc hết được. Mai này khi thầy khơng cịn hiện diện trên cõi đời nầy nữa nhưng những gì thầy để lại mãi cịn đó, đậm nét trong lịng mọi người với vơ vàn trân quý và cảm phục.
L.V.T
Trong gia tộc, thầy Lê Hữu Thăng và tơi có mối quan hệ bà con. Mụ cô bà của tôi (tức là cô ruột của ba tôi) là bà Nguyễn Thị Huân, con gái của quan Tri phủ Nguyễn Lâm (cố nội của tôi), kết hôn với quan Tuần Vũ Nghệ an Lê Hữu Tánh là ông nội của ông Lê Hữu Khư (ba của thầy Thăng). Do vậy, thầy Thăng gọi tơi bằng chú.
Có một điều thú vị mà lúc sinh thời ba tơi thường nói vui: “Dịng họ Lê Hữu ở làng Bích La ln làm thầy cha con mình dù thứ bậc trong gia đình thuộc cấp dưới”. Đúng vậy, anh Bát Khư hồi đó làm thầy của ba tơi, rồi đến lượt anh Thăng là thầy của tơi. Nhỏ mà làm lớn là vậy đó!
Thời đó thầy Thăng lãnh đạo Hội Hồng thập tự tại tỉnh nhà nên đã góp nhiều cơng sức xây dựng trường ốc, cơ sở cứu tế xã hội và cơng trình phục vụ dân sinh cho các làng xã nghèo, hay gặp thiên tai. Nhiều bà con Quảng Trị bây giờ còn nhắc đến thầy với bao lời khen ngợi và cám ơn về những gì thầy đã làm cho tỉnh nhà. Đa số học sinh trường Nguyễn Hồng dù khơng học nhưng đều biết thầy vì thầy hoạt động trên nhiều lãnh vực hiệu đồn và cơng tác xã hội.
Sau 1975, thầy Thăng đi “học tập” tại Đà Nẵng đến năm 1979 mới ra trại. Không được phép sống tại Đà Nẵng thầy đưa gia đình đi kinh tế mới tận miền Tây. Mãi đến năm 1984 thầy mới về lập nghiệp tại khu kinh tế mới an Hạ thuộc huyện
Nguyễn Văn Trị
Xin mách nước với các nhà soạn sách cơng dân giáo dục thời nay: “Tìm đâu cho xa những tấm lịng nhân ái nghĩa tình với q hương, trân trọng tình chồng vợ, nghĩa thầy cơ, bằng hữu, học trị…Hãy liên hệ với chúng tơi - những cựu học sinh trường Trung học Nguyễn Hoàng - Quảng Trị. Chúng tôi sẽ giới thiệu ngay một tấm gương tiêu biểu đó là: THẦy LÊ Hữu THĂNG KÍNH yÊu CỦA CHÚNG TƠI”.
Tơi học mơn Lý Hóa với thầy Lê Hữu Thăng năm đệ ngũ, niên khóa 1968- 1969.
Thầy vóc dáng cao to như dân Tây chứ chẳng giống người Việt. Giọng nói vang sang sảng, bài giảng của thầy luôn rõ ràng, lập đi lập lại những nguyên tắc vật lý, phản ứng hóa học chừng nào học trị hiểu thầy mới qua bài mới. Được học Lý Hóa với thầy, học trị khỏi lo bị mất căn bản do cách dạy bài bản, sinh động và dễ hiểu.
Có một
người Thầynhư thế! như thế!
Bình Chánh. Cảnh nhà thời ấy vơ cùng khó khăn về kinh tế, vợ ốm yếu con cái nhỏ dại mà mỗi tuần ít nhất một lần thầy đạp chiếc xe đạp cũ mèm từ nơng trường an Hạ lên Sài Gịn để lo việc tập hợp thầy trị Nguyễn Hồng sinh sống tại Sài Gịn và phụ cận để gặp gỡ nối kết tình thân. Nhờ thế mà anh em Nguyễn Hồng tìm đến nhau.
Năm 1992 thầy và một số người Nguyễn Hoàng tâm huyết đã tổ chức buổi họp mặt đầu tiên.
Năm 1994 thầy cùng gia đình đi Mỹ theo diện HO, trước ngày lên đường thầy đã bàn giao Hội Ái hữu Nguyễn Hồng tại Sài Gịn lại cho thầy Nguyễn Bảo và nhờ tâm huyết của quý thầy mà phong trào Nguyễn Hồng Sài Gịn tồn tại và phát triển cho đến hơm nay.
Phải có tâm, có tài, nhiều kinh nghiệm gây dựng đội nhóm và cơng tác xã hội như thầy thì mới có thể tập hợp được số anh chị em đồng môn,
tứ tán nhiều trong thành phố rộng lớn này, để hình thành một hội Nguyễn Hồng như thế.
Nhắc đến thầy, chắc sẽ có nhiều người nói về khía cạnh hoạt động gây dựng phong trào Nguyễn Hồng, làm từ thiện… Riêng tơi, tơi có thêm một cái nhìn khác. Đó là hình ảnh một người chồng, người cha tận tụy và nghĩa tình biết cách giáo dục nuôi dạy con cái nên người. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, thầy vẫn thể hiện bản lãnh của một người thuyền trưởng tài ba lái con thuyền gia đình vượt qua sóng to, bão lớn để cập bến bờ hạnh phúc bình yên.
Những năm thầy từ trại cải tạo về, gia đình hầu như kiệt quệ về kinh tế dù bao năm một mình cơ vất vả lao động để lo cho đàn con ăn học. Thế nhưng thầy vẫn luôn tỏ ra lạc quan để làm điểm tựa tinh thần, nuôi niềm tin hy vọng cho cô Kim Liên và các cháu. Cách đây mấy năm các người con của thầy làm lễ kỷ niệm sinh nhật cho mẹ tại nhà hàng Tân Cảng. Tơi cịn nhớ cháu Tuấn, con trai trưởng của thầy đã nói về sự hy sinh cho con cái của ba mẹ cháu trong cảnh nhà cùng cực ngày xưa với bao cảm xúc và niềm tự hào. Trong cảnh khó, lúc ốm đau thập tử nhất sinh mới thấy sự hy sinh, nghĩa tình của ba mẹ dành cho nhau và cho các con là cao cả và to lớn biết bao. Hơm đó khi nghe cháu kể lại chuyện xưa nhiều bà con và cựu học sinh Nguyễn Hoàng đã rơi lệ.
Thầy đi định cư nước ngồi nhưng lịng hướng về quê hương, nặng tình đồng hương, nghĩa đồng mơn. Người có tâm lớn như thầy khơng nhiều đâu: Nào là chuyện làng chuyện họ; nào là việc
lập quỹ học bổng trọn chương trình đại học cho các cháu sinh viên Quảng Trị học giỏi nhưng gia đình có hồn cảnh khó khăn. Được biết từ năm 2007 đến nay thầy cô đã xuất cho quỹ học bổng số tiền trên 150 triệu đồng. Đây là khoản tiền thầy cô dành dụm trong suốt thời gian lao động tại Mỹ. Bao nhiêu số phận con người và gia đình đã thay đổi nhờ vào sự bảo bọc của thầy cô Lê Hữu Thăng.
Những năm gần đây sức khỏe của cô ngày càng yếu đi, cơ ln cần có thầy bên cạnh. Những lần nhận Email của thầy hỏi bà con Nguyễn Hoàng ai biết đâu có thầy giỏi, thuốc hay để đưa cơ đi điều trị tơi thấy chạnh lịng. Tình u của thầy dành cho cơ vượt qua thước đo bình thường, có ở gần mới biết họ dành cho nhau từng giây, từng phút như đơi tình nhân thuở ban đầu - dù đã trên 50 năm kết nghĩa phu thê. Cô Kim Liên ln nói về chồng với những lời hết sức thân thương và quý trọng: “anh Thăng là tình yêu của tui!”. Thật là cảm động và dễ thương.
Phong trào Nguyễn Hồng tại Sài Gịn có được như ngày hôm nay cũng nhờ vào tâm huyết và công lao gầy dựng của các bậc trưởng lão như thầy. Và điều tơi học được ở thầy là tính cách của một người đầu đàn luôn đứng mũi chịu sào nhận lãnh trọng trách mà khơng hề suy tính thiệt hơn. Lần tổ chức họp mặt Xuân Canh Dần 2010 đầu tiên của ban liên lạc mới do tôi nhận bàn giao từ thầy Bảo: lo lắng đủ điều, sợ thiếu hụt tài chánh… chính thầy Thăng đã động viên và dám cả quyết “chú Trị cứ để tui làm bầu show. Nếu lời ban tổ chức hưởng, bị lỗ tui chịu”. Lời động viên chắc
nịch đó đã lên dây cót cho ban tổ chức chúng tơi thực hiện thành cơng kỳ họp mặt mùa Xn năm đó.
Mới năm ngối, thầy bàn với ban liên lạc Nguyễn Hồng Hàm Tân lo việc tổ chức mừng thượng thọ 90 cho thầy Lê Văn Qt. Nếu khơng có sự tác động của thầy, anh em ngồi bàn tới bàn lui chắc sẽ khơng bao giờ có kịp một lễ thượng thọ vơ cùng trang trọng cho vị thầy kính u của chúng ta. Ít tháng sau thầy Qt qua đời, tơi đọc trên vòng hoa tang thầy Thăng gởi phúng viếng ghi câu: Học trị Lê Hữu Thăng kính viếng thầy.
Thầy Thăng là thế đó! Ln vui vẻ, lạc quan, hoạt động và quan tâm đến mọi người. Nhớ lần ghé nhà con thầy ở Quận 7 thăm thầy cô. Bước lên lầu tôi thấy thầy đang loay hoay cắt dán, tơ màu mơ hình trường Nguyễn Hồng mới thấy cái tâm của một người thầy lớn đến chừng nào. Một người tuổi xấp xỉ 80 đang làm một việc là giúp các học sinh của mình nhớ đến ngơi trường chỉ tồn tại trong ký ức.
Xin mách nước với các nhà soạn sách công dân giáo dục thời nay: “Tìm đâu cho xa những tấm lịng nhân ái nghĩa tình với q hương, trân trọng tình chồng vợ, nghĩa thầy cơ, bằng hữu, học trị…Hãy liên hệ với chúng tôi - những cựu học sinh trường Trung học Nguyễn Hồng - Quảng Trị. Chúng tơi sẽ giới thiệu ngay một tấm gương tiêu biểu đó là: THẦY LÊ HỮU THăNG KÍNH U CỦa CHúNG TƠi”.
Sài Gòn, 03/7/2012- NVT
Gần nửa thế kỷ trước…
Hồi ấy, thầy Thăng có vóc dáng cao lớn và giọng nói khỏe, nổi bật trong các thầy cô ở trường Nguyễn Hồng. Điều này thì ai cũng thấy, nhưng riêng với tơi - một thằng nhóc hiếu động - cịn có ý khác. Vốn thường khó chịu (một kiểu mặc cảm của trẻ con), vì thấy người Việt mình thấp bé khi đứng gần người Mỹ, nên tơi mê cái vóc người cao lớn của thầy Thăng; thậm chí, cịn thấy thầy có phong thái lịch lãm của một q ơng
(gentleman). Đó là ấn tượng đầu tiên của tơi về “Big” Thăng.
Đến khi tham gia sinh hoạt Hồng thập tự, tôi biết thêm nhiều điều khác ở thầy Thăng, nhưng phải mãi đến bây giờ tôi mới hiểu “Big” Thăng khơng chỉ là một người “cao lớn” về ngoại hình.
Một kỷ niệm 20 năm trước
Hôm ấy, tôi cầm máy quay video một đám
cưới ở Nha Trang. Cô dâu là cháu ngoại thầy giáo Lê Bỉnh, vốn là hàng xóm, ở đối diện nhà tôi trên đường Trần Hưng Đạo, Quảng Trị. Khi họ nhà trai xuống xe, sắp hàng để vào nạp lễ, tôi nhận ra người đại diện nhà trai là thầy Thăng. Bất ngờ quá, hơn 20 năm khơng gặp, khơng tin tức gì, tình cờ gặp thầy khiến tơi phải khó khăn lắm mới nín thinh ơm camera làm nhiệm vụ ghi hình một sự kiện mà thầy Thăng là “diễn viên” quan trọng trong phần nghi lễ đám cưới đó. Khi các nghi thức hồn tất, bên nhà gái mời bà con vào bàn uống nước, tôi bước tới chào thầy.
Thầy trố mắt, buột miệng nói lớn, rành rọt từng tiếng: “Phạm Đình Qt phải khơng?”. Trong tư thế đối diện, thầy đưa cả hai bàn tay lên vỗ liên tục vào hai má tơi và nói liên hồi chi đó, tơi chỉ nhớ mấy tiếng liên tục “Ui chao!”, đại ý mừng rỡ khi thấy thằng học trò “còn sống” sau bao năm bặt tin, mất tích. Cả hai họ trong đám cưới đổ dồn