CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG CỦA NGƯỜI BỆNH MẮC LAO ĐANG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2022 (Trang 37 - 42)

NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng cho nghiên cứu định lượng

Người bệnh (NB) mắc lao đang được quản lý điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế Quận Gò Vấp, TPHCM.

Tiêu chuẩn lựa chọn

− NB từ 18 tuổi trở lên.

− NB trong giai đoạn điều trị duy trì ít nhất 1 tháng.

Tiêu chuẩn loại trừ

− NB mắc lao kháng thuốc hoặc NB có tham gia nghiên cứu lâm sàng khác có liên quan đến thử nghiệm thuốc.

− NB khơng có khả năng tham gia trả lời phỏng vấn (mắc bệnh tâm thần, trầm cảm, v.v…) hoặc đi vắng trong thời gian nghiên cứu

2.1.2. Đối tượng cho nghiên cứu định tính

− Cán bộ y tế và cán bộ quản lý gồm Phó giám đốc phụ trách chun mơn, Trưởng/phó phịng khám Lao và Cán bộ y tế đang điều trị bệnh lao

− NB mắc lao

Tiêu chí lựa chọn:

− Cán bộ quản lý và cán bộ y tế đã làm việc tại TTYT trên 6 tháng. − Tiêu chí lựa chọn NB mắc lao đã điều trị trên 1 tháng

Tiêu chí loại trừ:

− Cán bộ quản lý và cán bộ y tế đi vắng hoặc nghỉ chế độ trong thời gian nghiên cứu

PA A G E 1 0 Z . p(1− p)

Tiêu chí loại trừ NB mắc lao tương tự như tiêu chí lựa chọn trong cấu phần định

lượng

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

− Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2021 đến 10/2022. − Thời gian thu thập số liệu: Tháng 02-05/2022

− Địa điểm: Phòng khám Lao, trung tâm Y tế quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh.

2.3. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp định lượng và định tính. Nghiên cứu định lượng thu thập số liệu phỏng vấn NB mắc Lao với mục đích khảo sát thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh mắc lao đang điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế quận Gị Vấp, thành phố Hồ Chí Minh năm 2022. Sau khi thu thập và phân tích sơ bộ số liệu định lượng tiến hành nghiên cứu định tính phương pháp phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm nhằm tìm hiểu sâu yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh mắc lao.

2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

2.4.1. Cỡ mẫu và chọn mẫu định lượng

Áp dụng cơng thức tính cỡ mẫu ước lượng 1 tỷ lệ:

2

n= ( 1−α / 2)

d2

Trong đó:

− n là cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu.

− Z (1- α/2): hệ số tin cậy. Với độ tin cậy 95%, ta có: Z (1- α/2) = 1,96.

− p: tỷ lệ tuân thủ điều trị chung của NB mắc Lao là 56,3% theo nghiên cứu của Trần Văn Ý năm 2017 (7). Vì vậy: p= 0,563.

− d: sai số chấp nhận được dao động trong khoảng 0,01-0,1. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn d=0,07.

PA A G E

3

Cỡ mẫu cần thiết là 193 NB. Với dự phòng số NB bỏ nghiên cứu hoặc không trả lời đầy đủ các câu hỏi, hoặc từ chối nghiên cứu là khoảng 10%, cỡ mẫu của nghiên cứu dự kiến sử dụng để điều tra là 215 NB.

Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống NB Lao dựa trên người đến khám và lấy thuốc hàng ngày. Mỗi ngày phịng khám có khoảng 30-40 NB Lao ngoại trú đến khám và lấy thuốc nên chúng tôi dự kiến thực hiện chọn ngẫu nhiên hệ thống 10 NB

/ ngày. Cụ thể, NB đầu tiên được chọn trong khoảng từ 1-4 (i). NB tiếp theo được tính là NB thứ i+k, i+2k, v.v... với k bằng 4. Khi NB Lao đến lấy thuốc hàng tháng và khám xong được phỏng vấn khi ngồi chờ lãnh thuốc (trước khi được bác sỹ tư vấn). Tại đây nghiên cứu viên chọn NB Lao có số thứ tự tương ứng số đã được chọn để phỏng vấn bằng bộ câu hỏi định lượng. Thực tế chúng tôi đã phỏng vấn được 215 NB.

2.4.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu định tính

Phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm với 2 nhóm đối tượng được chọn chủ đích là Cán bộ y tế hiện đang cơng tác và NCT với số lượng 17 người như sau:

Đối tượng quản lý: Phỏng vấn sâu 3 người gồm:

o 01 đại diện lãnh đạo TTYT quận Gò Vấp

o 02 cán bộ chuyên trách chương trình Lao của quận Gị Vấp

Đối tượng sử dụng dịch vụ (NB mắc Lao): Thảo luận nhóm 02 cuộc (14 người) với:

Chọn 2 nhóm, trong đó nhóm 1 là NB mắc Lao là nam giới và nhóm 3 là là NB mắc Lao là nữ giới (mỗi nhóm 7 người). Việc chọn theo nhóm giới tính vì do sự tiếp cận cũng như kỳ thị của cộng đồng theo giới tính là có khác biệt

2.5. Phương pháp thu thập số liệu

2.5.1. Công cụ thu thập số liệu

PA A G E 1 0

hướng dẫn chẩn đoán, điều trị dự phòng bệnh lao, kèm theo quyết định số 1314/QĐ- BYT năm 2020 (9) đồng thời tham khảo bộ câu hỏi của các nghiên cứu trước đó như nghiên cứu của Thân Thị Bình năm 2019 (10), tác giả Trần Văn Ý năm 2017 (7), tác giả Hà Văn Như năm 2013 (11). Trước khi đưa vào điều tra chính thức, bộ câu hỏi này đã được thử nghiệm trên khoảng 10 NB mắc Lao và cơ bản chúng tôi chỉ sửa một vài từ để các câu rõ nghĩa hơn.

Bộ câu hỏi phỏng vấn gồm 46 câu, gồm 5 cấu phần (xem chi tiết Phụ lục 1)

− Thông tin chung của NB lao (từ C1 đến C8).

− Thông tin thực hành tuân thủ nguyên tắc điều trị lao (từ C9 đến C18). − Thông tin kiến thức về NB lao (từ C19 đến C35).

− Thơng tin về yếu tố gia đình và cộng đồng, xã hội liên quan đến tuân thủ điều trị lao (từ C36 đến C39).

− Thông tin về yếu tố khác liên quan đến tuân thủ điều trị (từ C40 đến C46).

Định tính: Hướng dẫn phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm đã được xây dựng

gồm hướng dẫn phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm được xây dựng dựa trên các yếu tố ảnh hưởng (nhân khẩu học, hỗ trợ của người thân và yếu tố dịch vụ) theo Khung lý thuyết theo các nhóm chủ đề định tính. Chi tiết chủ đề nghiên cứu định tính xin xem trong phần Biến số nghiên cứu (xem chi tiết Phụ lục 2)

2.5.2. Phương pháp thu thập số liệu

Định lượng: Phỏng vấn trực tiếp NB thông qua bộ công cụ phỏng vấn đã xây

dựng. Nghiên cứu viên mời các NVYT của phòng điều dưỡng trực tiếp tham gia phỏng vấn người mắc lao theo tiêu chuẩn lựa chọn tại TTYT quận Gò Vấp. Các NVYT đều được tập huấn kỹ bộ công cụ trước khi tiến hành điều tra

Bước 1: Khi NB đến phòng khám cộng tác viên thăm khám cơ bản rồi ghi lại

thông tin vào sổ khám bệnh. Sau khi NB khám xong đến phòng lãnh thuốc (trước khi bác sỹ tư vấn để NB Lao ra về), ĐTV chọn những NB đủ điều kiện với ID dựa

PA A G E

3

theo lựa chọn ngẫu nhiên để mời tham gia phỏng vấn. Nếu NB Lao không đủ điều kiện thì ĐTV chọn NB đến khám ngay sau đó (ID kế tiếp).

Bước 2: Phổ biến nghiên cứu, mục đích của nghiên cứu để ĐTNC chấp nhận

tham gia vào nghiên cứu

Bước 3: Điều tra viên phỏng vấn trực tiếp NB theo các nội dung trong bộ câu

hỏi.

Bước 4: Sau khi phỏng vấn điều tra viên tổng hợp phiếu sau khi đã kết thúc

cuộc phỏng vấn từng ngày, kiểm tra lại các thông tin ghi trong phiếu

Định tính: Ngay sau khi thực hiện thu thập định lượng, chúng tôi tiến hành

thực hiện cấu phần nghiên cứu định tính nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng TTĐT của NB Lao

Bước 1: Chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) qua chọn chủ đích

vào phỏng vấn và đối tượng nghiên cứu chấp thuận tham gia nghiên cứu.

Bước 2: Nghiên cứu viên chính (học viên) và một cán bộ của phòng Kế hoạch

nghiệp vụ thuộc TTYT Quận Gò Vấp tiến hành tổ chức các cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm theo chủ đề theo lịch trình đã hẹn tại địa điểm phù hợp như tại trạm y tế hoặc nhà của NB. Mỗi cuộc phỏng vấn sâu kéo dài khoảng 45-60 phút còn thảo luận nhóm kéo dài từ 60-80 phút. Khi tiến hành nghiên cứu, chúng tơi có xin phép ĐTNC và thực hiện ghi âm lại cuộc phỏng vấn sâu/ thảo luận nhóm.

Cơng cụ để thực hiện cấu phần nghiên cứu định tính gồm các bản hướng dẫn phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm; máy ghi âm, bút ghi chép, vở trắng, các phương tiện cần thiết cho tổ chức phỏng vấn khác. Các cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm được chúng tơi sắp xếp thời gian thuận tiện cho ĐTNC tại địa điểm phù hợp.

2.6. Điều tra viên, nghiên cứu viên, giám sát viên

2.6.1. Điều tra viên

Nghiên cứu viên mời 02 CBYT thuộc Trung tâm y tế quận Gò Vấp tham gia cuộc điều tra phỏng vấn là những người có kinh nghiệm trên 5 năm cơng tác về lĩnh

PA A G E 1 0

vực y tế dự phòng đáp ứng các u cầu: Chịu khó, hiểu biết sâu về Chương trình Chống lao, được tập huấn kỹ về nội dung bộ câu hỏi nhằm đảm bảo NB trả lời khách quan, trung thực, thái độ hòa nhã, giao tiếp tốt với NB đảm bảo có sự gần gũi với NB, am hiểu về địa bàn nghiên cứu, khơng ngại khó khăn đi tìm nhà NB khi NB không đến phỏng vấn được.

2.6.2. Nghiên cứu viên

Là người trực tiếp tập huấn cho điều tra viên, giám sát viên về nội dung của bộ câu hỏi, mục đích nghiên cứu, phân cơng cơng việc cho điều tra viên nhằm đảm bảo thu thập thơng tin đúng với mục đích nghiên cứu, đồng thời là người hổ trợ và chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề khó khăn của bệnh NB, các điều tra viên trong khi phỏng vấn.

2.6.3. Giám sát viên

Mời 01 CBYT thuộc tổ chống Lao của Trung tâm Y tế quận Gò Vấp, 01 CBYT của mỗi Trạm y tế đang công tác trong lĩnh vực chống lao tại trạm làm giám sát viên, được tập huấn về nội dung bộ câu hỏi, và giám sát trong quá trình phỏng vấn đảm bảo thơng tin một cách khách quan minh bạch, chính xác theo mục tiêu nghiên cứu.

2.7. Các biến số trong nghiên cứu

2.7.1. Biến số định lượng

Biến số phụ thuộc

Đánh giá việc tuân thủ các nguyên tắc điều trị của NB:

Một phần của tài liệu TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG CỦA NGƯỜI BỆNH MẮC LAO ĐANG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2022 (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)