Những hạn chế của nghiên cứu

Một phần của tài liệu TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG CỦA NGƯỜI BỆNH MẮC LAO ĐANG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2022 (Trang 81 - 84)

- Nguyên tắc 5: Tái khám đúng hẹn bác sỹ Nguyên tắc 6: Đi làm xét nghiệm đúng định kỳ

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4. Những hạn chế của nghiên cứu

Mặc dù chúng tôi đã cố gắng đầu tư về thời gian, kinh phí và tâm huyết cho nghiên cứu, với mong muốn thực hiện một nghiên cứu hồn hảo và có ý nghĩa khoa học thực tiễn, mang lại lợi ích cho cộng đồng và xã hội. Tuy nhiên trong nghiên cứu cũng cịn những hạn chế khơng thể tránh khỏi.

Hạn chế đầu tiên có thể dễ dàng nhận thấy là nghiên cứu của chúng tôi không phải là một nghiên cứu mới, đã có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề tuân thủ điều trị của bệnh lao ở Việt Nam và trên Thế giới, đây vừa là hạn chế cũng vừa là thuận lợi đối với chúng tôi. Chúng tôi dễ dàng tham khảo các nghiên cứu trước đã thực hiện, thu nhặt thông tin, thay đổi cho phù hợp và áp dụng vào địa bàn nghiên cứu của chúng tơi. Mặc khác, tuy có rất nhiều nghiên cứu về chủ đề này trên cả nước, nhưng nếu xét trong phạm vi tỉnh TPHCM hay cụ thể hơn là quận Gị Vấp thì số nghiên cứu về tuân thủ điều trị lao rất ít.

Một hạn chế khác là về cỡ mẫu nghiên cứu, chúng tôi đã cố gắng lấy hết tất cả BN đủ tiêu chuẩn để đưa vào nghiên cứu, nhưng chỉ phỏng vấn được 216 BN đủ

PA A G E 1 0

điều kiện trong khoảng thời gian rất ngắn, với mẫu nghiên cứu này tương đối ít, kết quả nghiên cứu chưa mang tính đại diện cho quần thể BN lao trong cả nước. Tuy nhiên đây là vấn đề thường gặp trong các nghiên cứu, là hạn chế mang tính khách quan và phụ thuộc vào số BN đang sinh sống và được quản lý điều trị tại địa bàn nghiên cứu. Có nhiều nghiên cứu khác cũng gặp vấn đề về cỡ mẫu tương tự nghiên cứu của chúng tơi, nghiên cứu của Thân Thị Bình (2019) với 60 BN lao đang được theo dõi và quản lý tại Trung tâm y tế quận Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, nghiên cứu của Hà Văn Như (2013) với toàn bộ 151 BN lao phổi đang được quản lý điều trị tại phòng khám ngoại trú Bệnh viện Lao Phổi Bắc Giang (27, 35).

Nghiên cứu chúng tôi chưa đánh giá hết cả quá trình điều trị của BN mà chỉ đánh giá TTĐT qua 5 nguyên tắc điều trị, nguyên tắc dùng thuốc đủ thời gian chúng tôi chưa đánh giá do một số BN chưa hoàn thành điều trị theo đúng thời gian quy định. Do hạn chế về thời gian nên chúng tôi chưa thể đánh giá đủ 6 nguyên tắc điều trị lao, cần có một nghiên lớn hơn để đánh giá cả đối tượng đã hoàn thành điều trị. Tương tự nghiên cứu của chúng tôi, nghiên cứu của Thân Thị Bình (2019) cũng chỉ đánh giá 4 nguyên tắc điều trị lao là uống thuốc đầy đủ, uống thuốc đúng liều, uống thuốc đều đặn, uống thuốc đủ thời gian (35).

Một hạn chế thường gặp phải trong nghiên cứu khoa học là vấn đề sai số trong nghiên cứu. Do nghiên cứu chúng tôi thực hiện phỏng vấn tại trạm y tế và trung tâm y tế nên có một số câu hỏi dạng câu hỏi “có và khơng”, nếu BN trả lời ngẩu nhiên sẽ đưa đến sai số do lựa chọn, đơi khi do BN có sự nể nang CBYT tại trạm nên có thể có một số BN trả lời theo ý đúng từ bộ câu hỏi mà không trả lời theo thực tế thực hiện, dẫn đến sai số do trả lời khơng thực tế. Bên cạnh đó nghiên cứu chúng tơi cũng gặp phải tình trạng sai số nhớ lại ở người bệnh lớn tuổi, mặc dù chúng tôi đã tạo không gian và thời gian thoải mái nhất để người bệnh trả lời một cách tự nhiên và khách quan nhằm hạn chế thấp nhất sai số, và các điều tra viên đã được tập huấn kỹ lưỡng về phương pháp và kỹ năng phỏng vấn. Tuy nhiên vấn đề sai số trong nghiên cứu là vấn đề khó tránh khỏi và thường hay mắc phải trong nghiên cứu khoa học y học. Chúng tôi đã cố gắng áp dụng các biện pháp hạn chế sai số như thử nghiệm bộ câu hỏi, tập huấn cho điều tra viên, giải thích ý nghĩa và tầm

PA A G E

3

quan trọng cho đối tượng nghiên cứu, tạo thời gian và không gian phỏng vấn thoải mái nhằm hạn chế tối đa sai số, đảm bảo tính chính xác cho kết quả nghiên cứu.

Hạn chế cuối cùng là vấn đề về thời gian và kinh phí cho nghiên cứu hạn chế, nên chúng tôi chưa kết hợp được phương pháp định tính vào nghiên cứu để tìm hiểu sâu hơn, làm rõ hơn các vấn đề liên quan đến nghiên cứu. Chúng tôi cũng không đủ thời gian để đánh giá toàn diện tất các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tuân thủ điều trị, các yếu tố ảnh hưởng tìm được đều giống với các nghiên cứu trước đây, chưa tìm được các yếu tố mới có liên quan đến sự tuân thủ điều trị của BN lao.

PA A G E 1 0 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG CỦA NGƯỜI BỆNH MẮC LAO ĐANG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2022 (Trang 81 - 84)