- Nguyên tắc 5: Tái khám đúng hẹn bác sỹ Nguyên tắc 6: Đi làm xét nghiệm đúng định kỳ
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3.9. Giám sát từ người thân, gia đình
Từ kết quả nghiên cứu cho ta thấy có mối liên quan giữa có sự giám sát từ người thân, gia đình người bệnh với TTĐT (bảng 3.10). Nghiên cứu chúng tơi có kết quả tương tự như các kết của các nghiên cứu từ Deshmukh và các cộng sự (2018), nghiên cứu Wei, X. L.và các cộng sự (2015) cho thấy sự tuân thủ của người bệnh chịu sự ảnh hưởng từ sự giám sát của gia đình và người thân (56, 57). Các nghiên cứu trong nước cũng cho kết quả tương tự như nghiên cứu chúng tôi, tác giả Trần Văn Ý (2017) (4) ghi nhận những người được gia đình, người thân giám sát việc dùng thuốc TTĐT cao hơn những người khơng được gia đình, người thân giám sát gấp 3,4 lần, theo Nguyễn Ngọc Hà (2013) thì những người được quan tâm, giúp đỡ từ người thân thì TTĐT gấp 8,8 lần so với những người không được quan tâm (30). Tương tự, nghiên cứu Đào Thị Chinh (2013) và Lưu Thanh Tùng (2015) cũng chỉ ra có mối liên quan giữa sự quan tâm của người thân và TTĐT (28), (32). Qua đó đã chứng tỏ người bệnh càng được quan tâm từ gia đình, người thân thì họ càng tuân thủ điều trị tốt hơn. Để thấy rõ hơn mối liên quan này qua (phụ lục 7) cho thấy đa số những người tuân thủ điều trị được giám sát bằng nhắc nhở dùng thuốc thường xuyên và chiếm tỷ lệ cao nhất 129/143 người bệnh, cho người bệnh uống thuốc trực tiếp 14/143 trường hợp. Do đó việc nhắc nhở động viên hay trực tiếp cho người bệnh dùng thuốc, quan tâm đến việc khám bệnh, làm xét nghiệm theo sự hướng dẫn cán bộ Chương trình Phịng chống lao thật là cần thiết và sẽ giúp mang lại hiệu quả thiết thực trong điều trị.