Xã hội ngày nay luôn loạn động chẳng bao giờ bình an, mọi vấn đề giải quyết cần phải khéo léo và bắt đầu từ sự giáo dục ở gia đình. Người làm cha, làm mẹ phải kiểm thảo chính mình khi làm gương và dạy bảo con cái có đúng đắn và hợp với nó hay khơng. Ví như khi thấy con cái thích đập chết con muỗi, con dán hay hành hạ các con vật nhỏ, làm cha mẹ phải dùng đạo lý từ bi
không sát hại dạy bảo con cái về nhân quả báo ứng và chúng sinh bình đẳng. Nếu bậc cha mẹ đều có thể dạy bảo con cái tại gia đình lấy thân làm phép tắc, tùy lúc sửa đổi hành vi sai trái của con cái mà cịn dạy bảo nó hiểu được chân lý nhân quả báo ứng thì khi con cái trưởng thành, nó sẽ trở thành những người lương thiện.
9. Xả - được
Trong tâm Kinh, Bồ-tát Quán Tự Tại dạy chúng ta rằng: ”Khơng có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; khơng có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp” chính là dạy chúng ta phải xả. Xả mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, xả bỏ sáu căn truy cầu; xả sắc, thanh, hương vị, xúc, pháp. Có xả bỏ mới có được. Xả một phần được một phần thọ dụng, xả mười phần được mười phần thọ dụng.
10. Phương pháp xả
Phương pháp xả trong kinh nói rất nhiều. Đặc biệt trong Lăng Nghiêm, chương Bồ-tát Đại Thế Chí Niệm Phật Viên Thơng có dạy: ”Thu nhiếp sáu căn, tịnh niệm liên tục”. Dùng vạn đức hồng danh một câu Thánh hiệu Nam mô A-di-đà Phật buộc chặt nơi sáu căn, đem danh hiệu Phật làm “bổn mạng nguyên thần” của chúng ta. Từ thủy đến chung, từ sáng đến tối khơng lìa câu Phật hiệu. Trong quá trình trì danh hiệu Phật, xả bỏ các duyên của sáu căn, xả bỏ sự tiêm nhiễm của sáu trần. Nương tựa vào nguyện lực đại từ, đại bi của Phật A-di-đà để thành tựu hạnh nguyện vãng sinh Cực Lạc, giải thoát luân hồi và chứng quả thành Phật
Chương VIII
LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
1.Nắm lấy cơ duyên
Vạn sự vạn vật trong trời đất vũ trụ này đều do nhân duyên hòa hợp mà thành. Duyên tụ hội gọi là sinh, duyên tan rã gọi là diệt. Tan tụ có lúc sinh diệt vơ thường. Chúng ta có duyên gặp nhau
một chỗ để học Phật, đều do duyên nhiều đời đến nay, trồng xuống vô số nhân duyên Bồ-đề. Chúng ta mỗi người đều nên khéo léo, nuối tiếc nhân duyên thù thắng khó gặp này. Chỉ niệm vô thường, khéo léo nắm lấy cơ duyên tu học. Phải nỗ lực tinh tấn, không giải đãi lười biếng để một đời thành tựu việc lớn giải thoát sinh tử.
2. Ngày nay đã qua
Đức Bồ-tát Phổ Hiền nói kệ rằng:
Ngày nay đã qua Mạng sống giảm dần Như cá cạn nước Có gì là vui Phải siêng tinh tấn Cứu lửa cháy đầu Chỉ nhớ vô thường Chớ có bng lung.
Bồ-tát Phổ Hiền dạy chúng ta trong từng giờ khắc, luôn luôn nhớ đến giặc vơ thường. Nhân vì mạng sống con người trong hơi thở, khi hơi thở không đến nữa, trước đường hiểm luân hồi biết rơi về đâu?
3. Vô thường
Mỗi tối trước giờ lên giường ngủ, chúng ta cần phải hỏi lại lương tâm của mình; ngày nay việc lớn sinh tử của mình đã chuNn bị được bao nhiêu? Hay là bỏ phí trọn ngày? Đời người ln biến chuyển vô thường. Học Phật niệm Phật cần phải chuNn bị trước, bởi lẽ đại hạn vô thường đều có thể đến với chúng ta bất cứ lúc nào. Vậy phải sớm lo tích cực chuNn bị việc lớn sinh tử cho chính mình.