Đã biết pháp môn Tịnh độ rất thù thắng lại khó gặp, nếu bạn là người chần chừ trơng trước dịm sau, đến chỗ này tham thiền, đến chỗ kia nghiên cứu giáo lý mà không chịu thành thật tin nhận, không chịu an tâm nương tựa vào một câu Nam mô A-di-đà Phật là đại si cuồng. Si là ngu si chẳng biết trước mắt. Một kết quả thù thắng mà Phật A-di-đà đã trải qua nhiều kiếp tư duy và khổ hạnh, khó thành đạt mà nay đã thành đạt, đó chính là một câu thánh hiệu này, là thệ nguyện độ sinh của Phật A-di-đà, là vua trong các đức Phật, là pháp bảo nhiệm mầu mà mười phương chư Phật cùng tán thán, ngàn kinh vạn luận đều tuyên dương. Cuồng là rồ dại khơng biết chính mình là phàm phu thấp kém, nghiệp chướng nặng nề, đắm chìm trong bùn lầy ngũ dục khơng có cách nào ra khỏi. Còn tự cho là hay, dối nói nương tự lực mới có thể giải
thốt. Khơng chịu nương tha lực, không chịu tin pháp môn Tịnh độ.
3. Quy định thời khóa
Người học Phật, từ khi Quy y Tam Bảo trở về sau, nhất định phải quy y thời khóa tu tập. Bắt đầu cần cầu tự mình mỗi ngày thực hành lạy Phật và niệm Phật. Số mực tu hành nhiều hay ít có thể căn cứ vào tình huống thời gian của mình mà sắp xếp. Mỗi ngày cứ theo thời khóa đều đặn lấy đó làm định kế lâu dài cho đời tu của mình. Một thời gian sau, dần dần tăng thêm phần lượng số mục tu hành, khiến cho đạo nghiệp của mình ngày càng tiến bộ. Cách quy định thời khóa này mới có thể thật sự được lợi ích trong Phật pháp. nếu khơng thì quy y uổng ghi tên suông; giống như học sinh đến trường ghi tên báo danh lại chẳng lên lớp học, thì làm sao có thể đạt đến chỗ tốt đẹp của việc học Phật!
4. Ngừng và diệt tham, sân, si
Ngồi thời khóa tu hành lễ Phật, lạy Phật mỗi ngày, người học Phật phải chú trọng vào việc sửa đổi thói quen xấu nơi thân, khNu, ý của mình. Sửa đổi thói quen xấu chính là ngừng lại và diệt tham, sân, si. Cuộc sống sinh hoạt hằng ngày phải kiểm thảo mỗi lời nói và từng cử chỉ của bản thân. Nhất cử nhất động qn chiếu xét lại chính mình, từng bước vững chắc cố gắng đem thói quen xấu sửa đổi ngay.