Nhận xét, đánh giá chung về tổ chức và hoạt động của cơ quan thihànhán dân sự cấp tỉnh theo pháp luật ViệtNam

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 52 - 53)

cap tỉnh khi có yêu cầu

2.3. Nhận xét, đánh giá chung về tổ chức và hoạt động của cơ quan thihànhán dân sự cấp tỉnh theo pháp luật ViệtNam

2.3. J ưu điểm

Cơ quan THADS cấp tỉnh đã có bộ máy tổ chức tương đối hoàn chỉnh gồm Ban lãnh đạo, các phịng chun mơn, CHV sơ cấp, trung cấp và cao cấp, Thẩm tra viên thi hành án, Thư ký thi hành án và các chức danh khác.

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo cũng như đội ngũ công chức không ngừng được tăng cường về số lượng và nâng cao về chất lượng. Đội ngũ CHV, TTV có trình độ chun mơn tốt, có bản lĩnh nghề nghiệp và có kinh nghiệm thực tiễn. Đội ngũ Thư ký THA và Chuyên viên nghiệp vụ phần lớn được đào tạo cơ bản về chuyên môn nên nắm vững các quy định của pháp luật. Các chức danh khác như: Kế toán viên, Thủ quỳ, Thủ kho, Văn thư... có trình độ chun mơn đáp ứng u cầu nhiệm vụ, hồn thành được khối lượng lớn cơng việc, có sự phối hợp chặt chẽ với CHV, Thư ký THA và Chuyên viên nghiệp vụ trong q trình giải quyết việc thi hành án.

Cơng tác quản lý, điều hành của lãnh đạo cơ quan THADS cấp tỉnh từng bước được đổi mới, cụ thể và quyết liệt hơn.

Công tác trực tiếp tổ chức thi hành án thu được những kết quả tích cực, phần lớn các cơ quan THADS cấp tỉnh đạt chỉ tiêu được giao. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đang dần đi vào nề nếp và ngày càng hiệu quả hơn, hạn chế được một phần đơn khiếu nại vượt cấp, kéo dài.

Quan hệ phối hợp giữa cơ quan THADS cấp tỉnh với các cơ quan, tồ chức hữu quan ngày càng chặt chẽ và đạt hiệu quả cao hơn.

Đạt được các kết quả nêu trên, bên cạnh sự cố gắng, nỗ lực của đội ngũ

công chức trong đơn vị, sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Tư pháp, Tơng cục THADS và cấp ủy, chính quyền địa phương và sự phối hợp có hiệu quả của các ngành hữu quan thì một trong nhũng nguyên nhân chủ yếu, giữ vai trò quyết định là việc Quốc hội kịp thời ban hành Luật THADS với nhiều điểm mới quan trọng, trong đó đặc biệt là những quy định mới về hệ thống tổ chức THADS và công chức làm công tác THADS. Với việc quy định hệ thống hệ thống tổ chức THADS được tổ chức và quản lý tập trung, thống nhất, theo ngành dọc từ Trung ương xuống địa phương, đồng thời phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cấp ở Trung ương và địa phương trong quăn lý nhà nước về THADS đã tạo ra cơ chế tương đối thích họp, giúp cho hoạt động THADS được thống nhất trong toàn quốc. Cùng với tên gọi mới phù hợp với vị trí, vai trị, lần đầu tiên, chức năng của cơ quan THADS cấp tỉnh được Luật THADS 2008 quy định trực tiếp bằng một điều luật cụ thể, tiếp tục được Luật sửa đổi, bổ sung năm 2014 ghi nhận. Điều này có ý nghĩa khẳng định cơ quan THADS là cơ quan độc lập trong lập hệ thống các cơ quan tư pháp của Nhà nước. Bên cạnh đó, với việc quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức trong THADS tại Chương VIII của Luật THADS 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2014 đã khắc phục được những hạn chế, vướng mắc trước đây về cơ chế phối hợp và mối quan hệ công tác giữa cơ quan THADS với các cơ quan, tồ chức hữu quan, giúp cho cơ quan THADS có điều kiện thuận lợi hơn để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)