Đổi mới về tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng quyền con người của Nhà nước pháp quyền

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 61 - 63)

cap tỉnh khi có yêu cầu

3.1.2. Đổi mới về tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng quyền con người của Nhà nước pháp quyền

trên nguyên tắc tôn trọng quyền con người của Nhà nước pháp quyền

Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam mà Đảng, Nhà nước và nhân dân

ta đã và đang xây dựng là Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Bản chât của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là Nhà nước đặt dưới sự điều chỉnh tối cao

cùa pháp luật. Do đó, pháp luật trong nước pháp quyền phải đăm bảo tính cơng khai, minh bạch, khà thi và hiệu quả theo nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật và quyền con người. Đế thực hiện thành công mục tiêu đó, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là một trong những

phương hướng cơ bản và tôn trọng, thượng tôn pháp luật là nguyên tắc mang tính nền tảng cho các hoạt động tổ chức và quản lý xã hội. Hiến pháp năm 2013, bản Hiến pháp của thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã dành nhiều quy định thể hiện sâu sắc và toàn diện nguyên tắc này trên tất cà các phương diện hoạt động của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.

Thi hành bản án, quyết định dân sự là khâu cuối của q trình tố tụng, nhằm hiện thực hóa những phán quyết của Tịa án vào thực tiễn cuộc sống; có vị trí, ý nghĩa quan trọng trong việc bào vệ tính nghiêm minh của pháp luật,

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thực thi công lý, xây dựng một xã hội trật tự, kỷ cương và ốn định. Trong hoạt động THADS từ khi có Luật THADS năm 2014 cũng đề cao quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp 2013, được thể chế hóa trong những quy định của Luật, cơng dân

liên quan den THADS có các quyền như: quyền được yêu cầu THA, quyền được cung cấp thông tin về điều kiện THA, quyền được nhận thông báo về THA, quyền thỏa thuận về THA và quyền được yêu cầu thay đổi CHV thụ lý thi hành vụ việc mà đương sự, người có quyền và nghĩa vụ liên quan cảm thấy không khách quan, không công tâm hoặc kéo dài việc THA.

Hoạt động THADS khơng những góp phần trực tiếp, tích cực vào việc bảo vệ những quyền con người, quyền cơng dân mà cịn góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và từng địa phương; cụ thể như góp phần tháo gỡ khó khăn, khơi thơng, thúc đẩy phát triển sản xuất,

kinh doanh thông qua hoạt động thu hơi nợ, giảm nợ xâu và mở rộng tín dụng, bảo vệ quyền chù nợ và thu hồi nợ của các tổ chức tín dụng hay nâng cao an sinh xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của người lao động thông qua việc xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, băo hiểm y tế. Tuy nhiên, THADS cũng hoạt động luôn có sự tác động va chạm trực tiếp đến vật chất, quyền và lợi ích của các bên đương sự. Do đó, cũng là nơi dễ xảy ra tiêu cực nếu như cơ quan THA, CHV khơng đề cao vai trị, đạo đức, trách nhiệm cơng vụ của mình trước quyền lợi của cơng dân, tổ chức, nhà nước thì hoạt động THA sẽ kém hiệu quả hơn. Vì vậy, đề cao vai trị quyền

con người, quyền cơng dân trong hoạt động THADS là góp phần tăng cường pháp chế XHCN và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)