Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh ở Việt Nam trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 65 - 71)

hành án dân sự

3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh ở Việt Nam trong thời gian tớ

3.2.1.1.Tiếp tục kiện tồn tố chức hộ mảy,đội ngũ cơng chức làmcông

tác thi hành án dãn sự đủvềsố lượng,bảođảm về chấtlượng

Thứ nhất, củng cố, kiện tồn mơ hình tổ chức cơ quan THADS cấp tinh.

Trong bối cảnh hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang quyết tâm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Nghị quyết

số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết

số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phù ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020; Kết luận số 34-NQ/TW ngày 07/8/2018 của Bộ Chính trị về thực hiện một số mơ hình thí điểm theo Nghị quyết số 18-NQ/TW; Nghị định số 101/2020/NĐ-CP nhằm từng bước thể chế hóa các yêu cầu của việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN. Theo đó, việc sắp xếp các cơ quan trong hệ thống THADS nói chung, cơ quan THADS cấp tỉnh nói riêng tạo thiết chế vững chắc bảo vệ quyền con người, quyền công dân là quan trọng và hết sức càn thiết. Đối cơ quan THADS cấp tỉnh cần nghiên cứu sắp xếp lại một số phịng chun mơn thuộc Cục THADS theo hướng sáp nhập lại, bảo đăm tinh gọn bộ máy, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng các tiêu chí thành lập theo quy định tại Nghị định số 101/2020/NĐ-CP. Mồi Cục THADS có thể giảm cịn 03 đơn vị trực thuộc gồm Văn phòng; Phòng Nghiệp vụ và tổ chức THA và Phòng Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Riêng đối với Cục THADS thành phố Hà Nội có thêm Phịng Tài chính - Kế tốn và Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh có thêm Phịng Tài chính - Kế tốn và Phịng Nghiệp vụ 2. Khi kiện tồn bộ máy, cần quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ cũa các phịng chun mơn theo hướng bám sát nhiệm vụ, hoạt động của cơ quan THADS cấp tỉnh, đảm bâo khoa học, hiệu quả, thống nhất, tránh chồng chéo; phát huy được đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình trong các mặt công tác.

Thứ hai, bổ sung lực lượng làm công tác tổ chức THA.

Đội ngũ CHV là yếu tố quyết định đến chất lượng và hiệu quả công tác THA. Tuy nhiên, hiện nay đang có tình trạng thiếu đội ngũ CHV ở cơ quan THADS cấp tỉnh. Để nâng cao hiệu quả công tác tổ chức THADS trong thời gian tới, nhất là khi khối lượng việc THA trên một số địa bàn trọng điểm ngày càng tăng, tính chất vụ việc theo đó thêm đa dạng và phức tạp, một đòi hỏi cấp bách đặt ra là phải bổ sung đủ lực lượng CHV. Việc bố sung biên chế

CHV có thê thực hiện băng việc tính tốn điêu động CHV từ nơi thừa đên nơi thiếu, từ những đon vị ít vụ việc THA đến các địa bàn nhiều vụ việc THA. Đồng thời, hạn chế việc điều động CHV đang làm công tác tổ chức THA đến các đơn vị không làm chức năng tổ chức THA. Và ngược lại, hạn chế điều động cán bộ ở các đơn vị khác chưa qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ THA về các đơn vị làm công tác tổ chức THA. Ngoài ra, mỗi cơ quan THADS cấp tỉnh cần làm tốt công tác quy hoạch cán bộ ngay từ đầu năm. Quy hoạch phải dựa trên cơ sở đánh giá đúng cán bộ, đảm bảo tính kế thừa. Việc bổ sung lực lượng làm công tác tổ chức THA cũng cần chú trọng những

địa bàn, đơn vị còn nhiều hạn chế, yếu kém theo Ke hoạch, Ket luận chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo Tổng cục về công tác tổ chức cán bộ.

Thứha, thực hiện hiệu quả việc tinh giản biên chế. Thực tiễn cho thấy, trong thời gian, công tác tinh giản biên chế vẫn còn những hạn chế như tỷ lệ tinh giản biên chế chưa đáp ứng chỉ tiêu, số biên chế thực tế một số Cục THADS cao hơn số biên chế được giao. Để khắc phục tình trạng này, trong thời gian tới, lãnh đạo cơ quan THADS cấp tỉnh cần nghiêm túc quán triệt Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, Nghị định số 108/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ, Nghị định số 113/2018/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ Tư pháp. Mặt khác, cơ quan THADS cấp tỉnh cần nghiêm túc trong đánh giá cơng chức, tích cực đánh giá năng lực một cách chính xác, khách quan theo các tiêu chí cụ thể, tránh tình trạng nể nang, cục bộ, mang tính hình thức, chưa thực sự khách quan.

3.2.1.2. Nâng cao chất lượng đàotạo, bồidưỡng đội ngũ chấp hànhviên

và công chứcthi hành án dânsự cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra

Mộtlà, cơ quan THADS cấp tỉnh cần phối hợp chặt chẽ với Vụ Tổ chức cán bộ thuộc Tồng cục THADS xây dựng kế hoạch và lộ trình cụ thể trong

việc đào tạo, bơi dường đội ngũ CHV và công chức THADS. Yêu câu đặt ra là phải xây dựng được kế hoạch dài hạn về phát triển đội ngũ CHV và công chức THADS, dự báo nhu cầu về số lượng, chất lượng, trình độ đào tạo, bồi dưỡng; cỏ kế hoạch ưu tiên từng bước thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng theo lộ trình đặt ra.

Hailà, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CHV và cơng chức THADS cấp tỉnh theo hướng tồn diện cả về kiến thức, kỳ năng, thái độ; trong đó đặc biệt chú

trọng đến việc bồi dưỡng, rèn luyện về chun mơn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ đáp ứng các yêu cầu về trình độ, tiêu chuẩn và kỹ năng theo từng vị trí cơng tác. Nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng về chuyên mơn nghiệp vụ địi hỏi cần có sự cập nhật, điều chỉnh phù họp với tình hình thực tiễn. Muốn vậy, lãnh đạo cơ quan THADS cấp tỉnh phối họp với các đơn vị phân công, cắt cử cán bộ tham gia các lóp, khóa tập huấn cho cán bộ về hoạt động cơng tác THADS, trong đó tập trung vào số cán bộ mới được tuyển dụng, chuyển ngạch công tác. Nội dung tập huấn cho số cán bộ này trước hết đó là về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan THADS các cấp, trong đó có cơ quan THADS cấp tỉnh. Đồng thời, định kỳ hàng quý, hàng năm tổ chức hội nghị giao ban, sơ kết, tổng kết việc tổ chức triển khai hoạt động THADS trên địa bàn cấp tỉnh. Thông qua các buổi giao ban, sơ kết, tổng kết có thể khái qt được tồn bộ các nội dung công việc đã triển khai, đánh giá những ưu điểm và những tồn tại, hạn chế cũng như các giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế để góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả các hoạt động THADS. Bên cạnh đó, mỗi cán bộ của cơ quan THADS phải thường xuyên nghiên cứu, học tập nâng cao kiến thức pháp luật, trình độ nghiệp vụ, năng lực của bản thân nhằm đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ công tác THADS trong tình hình mới. Bên cạnh đó, phối hợp xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức; hệ thống chương trình, tài liệu phục vụ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng có chất lượng, trong đó chú

trọng nâng cao chât lượng giáo trình đào tạo, bơi dưỡng vê nghiệp vụ. Đông thời, tang tăng thời lượng đào tạo ngoại ngữ, tin học trong chương trình, kết hợp với các hình thức đào tạo trực tuyến, đào tạo ngoại khóa để nâng cao năng lực sử dụng thành thạo ngoại ngữ, tin học phục vụ yêu cầu công tác.

Balà, gắn chặt chẽ giữa công tác đào tạo, bồi dưỡng với bố trí, sử dụng cán bộ làm cơng tác THADS. Thủ trưởng cơ quan THADS cấp tỉnh cần quan tâm điều động, bố trí và sử dụng cán bộ theo đúng ngạch, chức danh phù hợp với năng lực cán bộ, nhất là cán bộ, từ đó mới từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo và bố trí, sử dụng cán bộ sau đào tạo, bồi dưỡng có hiệu quả. Điều này địi hỏi cần phải có sự gắn chặt giữa cơ quan THADS cấp tỉnh với các đơn vị chức năng thuộc Tổng cục THADS.

Bon là, tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm

công tác THADS. Để tiếp thu những kinh nghiệm và tri thức về THADS cùa các quốc gia tiên tiến của thế giới và nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ CHV và công chức THADS đáp ứng yêu cầu mới của thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng, cơ quan THADS cấp tỉnh cần tăng cường phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Tư pháp cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng dài hạn, ngắn hạn về nghiệp vụ THADS ở nước ngồi; đồng thời mở rộng hình thức liên kết, mời chuyên gia của các quốc gia tiên tiến trên thế giới vào Việt Nam tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ theo các chuyên đề đặt hàng.

3.2.1.3.Thực hiệntốt công tác quy hoạch, bô nhiệm, khen thưởng, kỷ

luật, luân chuyên, chuyển đơi vị trí cơng tác

Thứ nhất, thực hiện tốt công tác quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đối

với đội ngũ lãnh đạo thuộc cơ quan THADS cấp tỉnh.

Trong công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, việc quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quy hoạch chức danh CHV, TTV thuộc cơ quan THADS cấp tỉnh cần tập trung vào đội ngũ cán bộ trẻ để tạo nguồn bổ nhiệm thế hệ lãnh đạo kế cận,

bảo đảm sự phát triên bên vững. Việc quy hoạch tập trung vào sơ cán bộ có phẩm chất, có trình độ, năng lực và triển vọng phát triển vào các vị trí Lãnh

đạo cấp Cục, bảo đảm tính liên tục và kế thừa giữa các thế hệ cán bộ.

Công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại các chức danh lãnh đạo, quản lý là nhiệm vụ thường xuyên, cần được triển khai thực hiện liên tục đế đảm bảo sự xuyên suốt trong hoạt động điều hành, quản lý. Trong thời gian tới, các cơ quan THADS cấp tỉnh phải thường xuyên rà soát, kịp thời đề xuất với Lãnh đạo Tổng cục THADS, Lãnh đạo Bộ Tư pháp về các chức danh lãnh đạo, quản lý, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, cơ quan THADS cấp tỉnh chú trọng công tác quy hoạch các chức danh CHV, TTV. Cơ quan THADS cấp tỉnh phối hợp chặt chẽ với Tổ chức cán bộ thuộc Tổng cục THADS trong xây dựng cơ chế thi tuyển để chọn người bổ nhiệm vào các chức danh tư pháp. Tuy nhiên để triển khai thực hiện cơ chế thi tuyển này có hiệu quả và đảm bảo khách quan cần tập trung xây dựng hệ thống câu hỏi thi đảm bảo chuẩn xác và bao quát các khối kiến thức đánh giá năng lực của CHV, TTV và các ngạch chức danh khác. Nghiêm túc thực hiện đúng quy định về tiêu chuẩn khi đề nghị xét bổ nhiệm CHV, TTV.

Thứhai, tăng cường khen thưởng, kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan THADS cấp tỉnh; chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tường, rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm của đội ngũ công chức THA, nhất là đối với đội ngũ lãnh đạo quản lý và chức danh pháp lý. Trong thời gian tới, Thủ trưởng Cơ quan THADS cấp tỉnh cần gương mẫu đi đầu và quan tâm hơn nữa cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lề lối làm việc đối với đội ngũ CHV, TTV và các bộ công chức THA. Lãnh đạo cơ quan THADS cấp tỉnh cũng cần quan tâm, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ công chức, người lao động trong các cơ quan THADS. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra,

kiêm tra theo hướng có trọng tâm, trọng điêm nhăm kịp thời phát hiện những và chấn chỉnh sai phạm, thiếu sót. Kịp thời thực hiện chế độ khen thưởng kịp thời đối với nhũng tập thể, cá nhân công chức, người lao động có thành tích trong cơng tác THADS đi đơi với nhắc nhở, phê bình, kỉ luật nghiêm minh với những tập thể, cá nhân khơng thực hiện hồn thành nhiệm vụ, tránh việc nhận xét theo hình thức, cào bằng, làm giảm sức chiến đấu, tinh thần hăng say, thi đua trong đội ngũ công chức, người lao động.

Thứ ba, đổi mới việc bố trí, sử dụng cán bộ CHV, TTV. Trong hoạt động

của cơ quan THADS cấp tỉnh, CHV, TTV giữ vai trị trung tâm. Do đó, việc bố trí, sử dụng TTV, CHV có vai trị hết sức quan trọng đối với việc nâng cao

hiệu quả hoạt động THADS. Hàng năm, mỗi cơ quan THADS cấp tỉnh cần xây dựng kế hoạch luân chuyển, chuyển đổi vị trí cơng tác hay biệt phái CHV, TTV, tránh tinh trạng nơi thừa, nơi thiếu, hoặc kịp thời tang cường đối với các đơn vị gia tăng về vụ, việc THA; những địa bàn có nhiều vụ việc phức

tạp, tồn đọng kéo dài. Đồng thời, việc thay đổi môi trường làm việc sẽ tạo động lực để công chức phát huy năng lực, tính sáng tạo, tích lũy kinh nghiệm. Mạnh dạn bố trí, sử dụng để CHV, TTV trẻ, được đào tạo bài bản, chính quy rèn luyện trong thực tiễn, tạo nguồn cán bộ chính quy, tinh nhuệ.

3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quă hoạt động của cơ quan thi hành ándân sự cấp tỉnh ở Việt Nam trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)