Giải pháp nâng cao hiệu quă hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh ở Việt Nam trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 71 - 93)

hành án dân sự

3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quă hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh ở Việt Nam trong thời gian tớ

3.2.2.1.Tăngcường côngtácquảnlý,chỉ đạo về thihành án dân sựcủa

lãnh đạo cơquan thi hành án dânsự cấp tinh

Một là, lãnh đạo cơ quan THADS cấp tỉnh tăng cường tuyên truyền, phổ

biến pháp luật về THADS bảo đảm việc áp dụng thống nhất trong toàn bộ các đơn vị trực thuộc. Đối với cơng tác THADS, tính thống nhất của việc áp dụng trước hết cần phải đảm bảo đầy đủ, đúng quy định của pháp luật, đúng hướng dẫn của ngành về nội dung, hình thức và phương pháp thực hiện. Sai sót khi

áp dụng pháp luật THADS thường thê hiện ở những hình thức sai sót vê trình tự, thủ tục, thẩm quyền, trường hợp áp dụng... Để khắc phục những vấn đề này, Thủ trưởng cơ quan THADS cấp tỉnh trong phạm vi thẩm quyền, cần tổ chức quán triệt và chỉ đạo kịp thời, khẩn trương đối với các đơn vị trực thuộc triệt để thực hiện đúng các quy định của pháp luật về THADS. Thủ trưởng cơ quan THADS cấp tỉnh cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về THADS nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức, nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ công chức làm công tác THA. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật THADS cần được triển khai bằng nhiều hình thức và được xác định rõ mục tiêu, nội dung, biện pháp phù hợp với thực tiễn và đạt mục tiêu chung là tạo ra sự chuyển biến, góp phần ngăn chặn và hạn chế hàn vi vi phạm pháp luật về THADS. Bên cạnh đó, Thủ trưởng cơ quan THADS cấp tỉnh cần phải nắm bắt tình hình thực tế những thắc mắc, những bất cập còn tồn tại khi triển khai áp dụng pháp luật để từ đó có hướng giải đáp và triến khai áp dụng đồng bộ, thống nhất cho các đơn vị trực thuộc. Công tác theo dõi, kiểm tra việc áp dụng sau đó cũng sẽ phải được tiến hành đồng thời để uốn nắn, khắc phục những thiếu sót, xử lý những sai phạm, tránh trường hợp tùy tiện, cảm tính khi áp dụng quy định của pháp luật.

Hai là, nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác hướng dẫn nghiệp vụ THADS đối với cơ quan THADS cấp huyện.

Thủ trường cơ quan THADS cấp tỉnh đẩy mạnh việc quán triệt và thực hiện nghiêm túc Quy trình hướng dẫn nghiệp vụ được ban hành kèm theo Quyết định số 824/QĐ-TCTHADS ngày 03/12/2014 của Tổng cục THADS. Đồng thời, cần thực hiện nghiêm các kiến nghị, kháng nghị của VKSND và các cơ quan có thẩm quyền; chấm dứt tình trạng xin hướng dẫn nghiệp vụ để giải quyết khiếu nại, thậm chí kéo dài thời gian giải quyết khiếu nại. Cơ quan THADS cấp tỉnh cần kiểm tra, theo dõi thường xuyên việc cơ quan THADS cấp huyện

thực hiện kêt luận, công văn hướng dân nghiệp vụ; đông thời thường xuyên tô chức các đợt kiểm tra định kỳ, kiểm tra theo chuyên đề tại các cơ quan THADS cấp huyện. Qua đó, nắm rõ hơn về những khó khăn, vướng mắc mà các đơn vị này gặp phải, từ đó có phương án hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ phù hợp. Trường hợp, không đồng ý với nội dung hướng dẫn, chỉ đạo của Cơ

quan THADS cấp tỉnh thi phải nêu rõ lý do và báo cáo ngay để tiếp tục kiểm tra, xem xét, cần thiết thì sửa đổi, bỗ sung chỉ đạo giải quyết hoặc báo cáo xin hướng dẫn nghiệp vụ của Tổng cục THADS. Qua việc kiểm tra cần xử lý nghiêm đối với những CHV cố tình vi phạm pháp luật, hạn chế về năng lực để

xảy ra khiếu kiện, khiếu nại vượt cấp làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.

Đẩy mạnh cơng tác phối họp với VKSND cùng cấp và các cơ quan, đơn vị có liên quan trên địa bàn tỉnh để họp, trao đối giải quyết các việc THA phức tạp. Trường hợp liên ngành địa phương khơng thống nhất thì Cơ quan THADS cấp tinh lập hồ sơ xin thỉnh thị, hướng dẫn nghiệp vụ của Tổng cục THADS.

Công chức làm công tác tham mưu chỉ đạo hướng dần nghiệp vụ về cơng tác THADS cần đáp ứng u cầu về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng hướng dẫn nghiệp vụ, đặc biệt phải đáp ứng yêu cầu về phẩm chất đạo đức cán bộ công chức.

Cơ quan THADS cấp tỉnh cần chủ động phối hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo THADS các cấp, bởi lẽ Ban Chỉ đạo THADS các cấp có vai trị rất quan trọng trong việc chỉ đạo công tác THADS, công tác phối họp THADS trên đại bàn dặc biệt là trong việc giải quyết những vụ án khó, phức tạp tại địa phương. Do đó, cần thường xuyên củng cố, kiện tồn và

khơng ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo THADS đế có nội dung, phương án chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ tại địa phương đạt kết quả tối ưu nhất.

Ba là, nâng cao hiệu quả, chât lượng công tác kiêm tra công tác THADS đối với cơ quan THADS cấp huyện. Thực tiễn cho thấy, hoạt động kiểm tra công tác THADS của cơ quan THADS cấp tỉnh còn một số hạn chế nhất định. Nguyên nhân của những hạn chế này là do cán bộ kiểm tra chưa nắm vừng quy trình kiểm tra. Do đó, để nâng cao hiệu quả, chất lượng cơng tác kiểm tra địi hịi cán bộ kiểm tra cần nắm vừng quy trình. Trước hết, khi chuẩn bị kiểm tra, đơn vị chủ trì kiểm tra xây dựng kế hoạch kiểm tra và chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác đảm bảo việc thực hiện kiểm tra có hiệu quả. Thủ trường các đơn vị thuộc cơ quan THADS cấp tỉnh phối hợp với các đơn vị có liên quan cử cơng chức tham gia Đồn kiểm tra phù hợp với yêu cầu của Đoàn kiểm tra. Trước khi tiến hành kiểm tra, Trưởng Đồn kiểm tra phân cơng cơng việc khoa học, chi tiết, cụ thể, phù hợp với trình độ, kỹ năng và sở trường của mồi thành viên Đoàn kiểm tra. Khi triển khai kiểm tra tại địa phương, Trưởng Đồn kiểm tra, Phó trưởng Đồn kiểm tra và các thành viên Đồn kiểm tra thực hiện đúng quy trình kiểm tra, nêu cao tinh thần trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, làm việc nghiêm túc, có thái độ đúng mực, chia sẻ kinh nghiệm với cơ quan THADS cấp huyện về nghiệp vụ THA, giải quyết khiếu nại, tố cáo và các mặt công tác khác. Đoàn kiểm tra khi thực hiện kiểm tra phải chú trọng chất lượng kiểm tra, làm rõ các sai phạm, cá thể hóa trách nhiệm của cá nhân có sai phạm đề rút kinh nghiệm, xử lý và khắc phục kịp thời. Khi kết luận kiểm tra, Đoàn kiểm tra phải xây dựng kết luận kiểm tra theo đúng mẫu quy định. Nội dung kết luận đảm bảo kết luận đúng thực trạng của đối tượng bị biểm tra. Khi xây dựng kết luận kiểm tra thấy có những vấn đề khó cần trao đổi thống nhất trong tập thể đoàn kiểm tra, trường hợp cần thiết báo cáo, xin ý kiến Lãnh đạo cơ quan THADS cấp tỉnh.

Bên cạnh việc bồi dưỡng kỹ năng kiểm tra cho cán bộ kiểm tra, cơ quan THADS cấp tỉnh phải thường xuyên theo dõi, đôn đốc và kiềm tra, đánh giá

việc • thực• hiện • các kêt luận kiêm tra. • Đơn vị• thuộc• cơ quanX THADS câp1 tỉnh được giao chủ trì cuộc kiểm tra có trách theo dõi, đơn đốc việc thực hiện kết luận kiểm tra; tồng hợp kết quả thực hiện kết luận kiểm tra và gửi về Văn phòng Cục THADS và Phòng Kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền. Trường hợp có tình huống phát sinh, đơn vị chủ trì Đoàn kiểm tra kịp thời báo cáo Lãnh đạo cơ quan THADS cấp tỉnh theo quy định.

Bốnlà, thực hiện hiệu quả chế độ thông tin báo cáo, thống kê THA một cách chính xác, thực chất.

Chế độ thơng tin báo cáo, tổng kết là một trong những chế độ thiết yếu, quan trọng của quản lý, giúp Thủ trưởng các cơ quan THADS cấp tỉnh đổi mới phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của cơ quan, đơn vị. Vì vậy, Thủ trưởng và các cơ quan THADS cấp tỉnh phải chấp hành nghiêm chế độ thông tin báo cáo, tổng kết công tác THADS. Các báo cáo tổng kết phải đảm bảo chất lượng, nội dung thông tin, đánh giá rõ thực tế tình hình, kết quả thực hiện, nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót. Qua đó, tống kết, nghiên cứu, đề xuất giải pháp đổi mới phương pháp quản lý về công tác THADS.

Đối với công tác thống kê THA, lãnh đạo cơ quan THADS cấp tỉnh cần phân công cán bộ chuyên trách thực hiện công tác thống kê; tránh tình trạng luân chuyển cán bộ thống kê. Đồng thời, thường xuyên tập huấn cho đội ngũ cán bộ CHV về kiến thức tin học, kỹ năng sử dụng phần mềm, quản trị mạng, bảo mật thơng tin, an tồn dữ liệu

3.2.2.2.Nângcao hiệu quả tổ chức thi hành bản án,quyết định củaTòa án

Kết quả khảo sát thực tiễn cho thấy, bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong hoạt động tác nghiệp của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh vẫn cịn tồn tại, hạn chế, đó là tình trạng số việc chưa có điều kiện thi hành án chiếm tỷ lệ cao trong tống số việc phải thi hành, số việc phải thi hành án chuyền

sang năm sau cịn nhiêu. Đê khăc phục tình trạng này, các cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh cần thực hiện một số giải pháp sau đây:

Thứnhất, phân loại án chính xác, thi hành có hiệu quả những vụ việc

THA có điều kiện thi hành. Thủ trưởng Cơ quan THADS tăng cường chỉ đạo việc xác minh, phân loại án; thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc, kiếm tra việc xác minh, phân loại án của từng CHV và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác trong số liệu thống kê báo cáo tại đơn vị. Đối với CHV cùa cơ quan THADS cấp tỉnh cần nghiên cứu kỹ và áp dụng đầy đủ, chính xác các qui định liên quan đến việc xác minh điều kiện điều THA, phân loại việc THADS, thủ tục, thông báo THA theo đúng qui định của Luật THADS và Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 17/8/2015.

Thứ hai, chú trọng nâng cao tỷ lệ THA trong các vụ việc liên quan đến

án tín dụng, ngân hàng; tích cực thu hồi tiền, tài sản bị chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng, kinh tế, các khoản thu cho ngân sách nhà nước.

Lãnh đạo cơ quan THADS tiếp tục chỉ đạo CHV, cơ quan THADS cấp tỉnh bám sát hồ sơ, xây dựng kế hoạch chi tiết để giải quyết các vụ việc, nhất là các vụ việc còn tồn đọng, kéo dài. Mặt khác, chủ động phối hợp với các tổ chức tín dụng, ngân hàng, ban, ngành có liên quan tại địa phương, báo cáo Ban chỉ đạo THADS để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để giải quyết dứt điểm các vụ việc. Để từng hồ sơ THA tín dụng, ngân hàng giải quyết triệt để chặt chẽ, CHV cần phải nghiên cứu hồ sơ, các quy định pháp luật; xây dựng Kế hoạch chi tiết từ khâu xác minh điều kiện THA, đến việc lựa chọn và ký hợp đồng dịch vụ thấm định giá, bán đấu giá tài sản,... Đồng thời, phối họp với chính quyền địa phương, tổ chức tín dụng trong việc kê biên, xử lý tài sản bảo đảm đảm bảo hiệu quả. Kịp thời báo cáo những khó khăn, vướng mắc trong q trình tổ chức thi hành án để lãnh đạo đơn vị biết và chỉ đạo giải quyết.

Đe nâng cao hiệu quả thu hồi tiền, tài sản bị chiếm đoạt trong các vụ án

tham nhũng, kinh tê, các khoản thu cho ngân sách nhà nước, cơ quan THADS cấp tỉnh vận dụng linh hoạt các quy định của pháp luật, tiếp tục sử dụng các biện pháp hữu hiệu như qua xác minh hiện tại người phải THA chưa có điều

kiện thì cần phối hợp với ủy ban nhân dân cấp xã nơi người phải THA sinh sống đế theo dõi, khi người phải THA có điều kiện thì thơng báo ngay cho cơ quan THADS cấp tỉnh tiến hành thu hồi kịp thời. Cơ quan THADS cấp tỉnh cần có biện pháp vận động người phải THA chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật và hậu quả pháp lý từ việc chưa thi hành xong các khoản tài sàn phải thu hồi để người phải thi hành án chủ động giao nộp.

Thử ba, tổ chức những đợt cao điểm tập trung giải quyết án nhằm giảm

số lượng án tồn đọng trên địa bàn cấp tỉnh.

Đối với các vụ, việc tồn đọng, bên cạnh phân loại án có điều kiện thi hành hay khơng có điều kiện thi hành, cơ quan THADS cấp tỉnh cần xác định rõ một số nội dung cơ bản để giải quyết vụ việc hiệu quà hơn như: khả năng giải quyết vụ việc như thế nào, thời gian giải quyết, cơ sở pháp lý đưa vụ việc vào diện miễn, giảm, trả đơn, ủy thác, đinh chỉ; những khó khăn cơ bản trong giải quyết vụ việc; hướng giải quyết vụ việc hiệu quả nhất. Đồng thời, cơ quan THADS cấp tỉnh cần chủ động báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo nghiệp vụ của cấp trên hoặc xin ý

kiến của Ban Chỉ đạo THADS đối với từng vụ việc cụ thể; đưa nội dung nâng cao hiệu quả công tác hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ trở thành nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch công tác với mục tiêu, lộ trình, phương án thực hiện cụ the. Cơ

quan THADS cấp tỉnh cần làm tốt hơn nữa công tác phổi hợp để giải quyết vụ việc THADS còn tồn đọng. Ngoài ra, cơ quan THADS cấp tỉnh cần đưa chỉ tiêu “Giảm án tồn đọng” hiệu quả trở thành tiêu chí quan trọng để bình xét thi đua khen thưởng cuối năm kết hợp với việc tổ chức các đợt phát động phong trào thi đua giảm án tồn đọng theo từng giai đoạn cụ thể tạo nên những hiệu ứng tốt về tư tưởng, tinh thần, đẩy nhanh kết quả giải quyết án tồn đọng.

Thứ tư, nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp cưỡng chê THADS. Trước hết, cơ quan THADS cấp tỉnh coi trọng biện pháp vận động, giáo dục, thuyết phục đương sự tự nguyện THA. Để thực hiện tốt biện pháp này, CHV của cơ quan THADS cấp tỉnh cần phải am hiểu các nội dung về pháp luật hiện hành và pháp luật quốc tế có liên quan đến cơng tác THADS; am hiểu về phong tục, tập quán và truyền thống văn hóa của địa phương; tranh thủ tốt sự ủng hộ của người có uy tín tại địa bàn để việc vận động, thuyết phục đạt hiệu quả.

Khi được phân cơng tổ chức thi hành vụ việc thì bản thân CHV cần nghiên cứu kỹ bàn án, quyết định cùa Tồ án, tìm hiểu rõ nhân thân, quan hệ gia đình, xác định thái độ của đương sự; mối quan hệ xã hội của các đương sự... Đồng thời, CHV tích cực phối họp với các ban ngành, đồn thể và chính quyền, cấp ủy tăng cường vận động, đôn đốc thuyết phục đương sự. Thường xuyên thực hiện việc tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật về Luật Thi hành án dân sự và các văn bản liên quan đến thi hành án dân sự. Kiên quyết áp dụng, tổ chức áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với những đổi tượng có điều kiện THA nhưng cố tình khơng chấp hành THA. Trong quá trình áp dụng biện pháp cưỡng chế, cơ quan THADS cấp tỉnh cần chú ý đảm bảo chặt chẽ vể thủ tục; đảm bảo an toàn, hiệu quả trong quá trình tổ chức cưỡng chế.

3.2.2.3. Nâng cao hiệu quảcơng tác tiếp nhận, giảiquyết khiếu nại, to cảo

Thực tiễn cho thấy, công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan THADS cấp tỉnh cơ bản đã có chuyển biến nhưng cịn chậm. Cơng tác giải quyết khiếu nại, tố cáo còn nhiều hạn chế đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả cơng tác THDS nói chung. Vì vậy, đế nâng cao hiệu quả hoạt động THA, cơ quan THADS cấp tỉnh cần làm tốt một số vấn đề sau:

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 71 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)