cap tỉnh khi có yêu cầu
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
- về hạn chế:
Các Phịng chun mơn thuộc cơ quan THADS cấp tỉnh chưa thực sự phát huy được hết vai trị của mình trong việc tham mưu cho Lãnh đạo Cục THADS; một số cán bộ, cơng chức của phịng chuyên môn chưa đáp ứng được với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Trong hoạt động quản lý, chi đạo vê THADS, Thủ trưởng cơ quan THADS cấp tỉnh đã quan tâm, chú trọng đến công tác chỉ đạo các CHV của Cục và các Chi cục trực thuộc trong tổ chức THA nhung có lúc chưa được kịp thời, quyết liệt nên có đơn vị đạt hiệu quà chưa cao, một số vụ việc có điều kiện thi hành nhưng chậm được giải quyết, chậm lập kế hoạch tố chức cưỡng chế kê biên tài sản đế thi hành dút điểm vụ việc. Trong triển khai thực hiện một số quy
định mới của pháp luật THADS và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật THADS vẫn chưa kịp thời. Các văn bản đề nghị hướng dẫn đối với Chi cục THADS cấp huyện còn chậm trễ; một số trường hợp chưa sát sao trong chỉ đạo tố chức THA, nhất là đối với các vụ việc có tính chất phức tạp, khó thi hành do có những vướng mắc, bất cập, chồng chéo trong quy định của pháp luật. Việc xây dựng và phê duyệt Kế hoạch kiếm tra của cơ quan THADS cấp tỉnh có trường họp trùng lắp, chồng chéo về thời gian, địa điểm và nội dung. Trong quá trình chuẩn bị kiểm tra hoạt động THADS đối với Chi cục THADS cấp huyện, cơ quan THADS cấp tỉnh còn chưa thực hiện tốt mốt số khâu công việc như kế hoạch kiểm tra xây dựng còn sơ sài về nội dung, thời điểm kiểm tra lựa chọn chưa phù hợp. Khi tiến hành kiểm tra tại địa phương, Đoàn kiểm tra của cơ quan THADS cấp tỉnh cịn lúng túng, kiểm tra khơng kỹ, khơng phát hiện được sai phạm, hoặc bỏ sót nội dung kiểm tra theo kế hoạch kiểm tra. Công tác hậu kiểm
cịn chưa được• quan tâm JL thực hiện,• • X việc • thực • hiện• và theo dõi thực • hiện• Kết luận• kiềm tra của Tổng cục đối với địa phương chưa được đầy đủ, toàn diện, kịp thời. Khi thực hiện hoạt động thống kê, một số CHV của cơ quan THADS cấp tỉnh chưa chú trọng thực hiện; nhiều cán bộ thực hiện nhiệm vụ thống kê chưa có kinh nghiệm, kiến thức nghiệp vụ về thống kê.
Trong hoạt động tổ chức thi hành bản án, quyết định, một số trường họp cơ quan THADS cấp tỉnh nhận bản án, quyết định chưa có hiệu lực hoặc nhận bản án phúc thẩm nhung khơng đề nghị Tịa án cấp sơ thẩm chuyển giao bản
án sơ thâm đê ra quyêt định không đúng quy định của Luật THADS. Việc xác minh điều kiện THA, đôn đốc THA trong một số vụ việc còn chậm; thời gian xác minh đối với tổ chức, cá nhân có liên quan cịn kéo dài hoặc không tiến hành xác minh tại cơ quan có liên quan. Đối với các doanh nghiệp, nhiều trường hợp chưa xác minh đầy đủ các thông tin tại các cơ quan có thấm quyền để xác định tình trạng hoạt động, trụ sở, tài khoản và không xác minh tồn diện đối với các thơng tin của doanh nghiệp, các thành viên góp vốn thành lập doanh nghiệp; việc xác minh chủ yếu tiến hành ở nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở. Một số CHV chưa tích cực đơn đốc, chậm tổ chức THA. Có trường họp mặc dù có điều kiện thi hành, đương sự có tài sản thế chấp để đảm bảo THA nhưng CHV chưa tích cực xử lý tài sản để đảm bảo việc THA. Khi tố chức THA, cơ quan THADS cấp tình cịn có thiếu sót khi thực hiện các trình tự, thủ tục như ra quyết định hoãn thi hành theo Điều 48 Luật THADS là khơng có căn cứ; việc chia tách nội dung Bản án, quyết định của Tòa án tuyên khoản chủ động phải THA để thụ lý ra nhiều quyết định THA chưa đúng quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP của Chính phủ...
Việc xây dựng chương trình, kế hoạch hàng năm đổi với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực THADS của nhiều Cục THADS cấp tỉnh chưa bám sát thực tiễn kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của các Chi cục trực thuộc và hướng dẫn của cấp trên, dần đến việc xây dựng kế hoạch về công tác giải quyết, khiếu nại, tố cáo còn chung chung, thiếu trọng tâm, trọng điểm việc xác định vấn đề cần thực hiện, cần xử lý, giải quyết trong năm cơng tác. Nhiều chương trình, kế hoạch về cơng tác khiếu nại, tố cáo mới chì chủ yếu xác định nội dung cơng việc cịn các nội dung về đảm bảo, biện pháp tổ
chức lực lượng và phối kết họp để tiến hành thường thiếu cụ thể. Một số cơ quan THADS cấp tỉnh không giải quyết và chỉ đạo giải quyết dứt điếm khiếu nại, tố cáo ngay từ cơ sở dẫn đến đương sự khiếu nại, tố cáo vượt cấp. Việc
phân loại đon thư còn nhiêu thiêu sót, hạn chê; kỳ năng xử lý đơn thư đâu vào của cán bộ làm cơng tác này cịn lúng túng. Đơn khiếu nại, tố cáo nhưng lại được phân loại thành đon kiến nghị, phản ánh dẫn đến số liệu thống kê về tình hình xử lý đon thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa chính xác. Quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa đầy đủ, không đúng nội dung khiếu nại, tố cáo của đương sự; chậm giải quyết khiếu nại; không giải quyết tố cáo của đương sự; khiếu nại, tố cáo của đương sự là có cơ sở nhưng khi giải quyết khiếu nại, tố cảo áp dụng pháp luật không đúng, không chấp nhận khiếu nại cùa đương sự, dần đến khiếu nại, tố cáo kéo dài, vượt cấp.
Hoạt động quản lý công chức, cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện hoạt động của cơ quan THADS cấp tỉnh còn nhiều hạn chế. Việc thực hiện công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo ở một số địa phương chậm, chất lượng nguồn nhân lực cịn hạn chế; số lượng cơng chức là chun viên chính, chun viên cao cấp và tương đương cịn chiếm tỷ lệ thấp, chưa tương xứng với yêu cầu, tính chất, vị
trí cơng việc. Đồng thời, việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương tại một số đơn vị cịn chưa nghiêm, một số cơng chức, người lao động trong đó có các cơng chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý vi phạm phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ, vi phạm nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước dần đến phải kiểm điểm, xử lý kỷ
luật• hoặc• bị• xem xét trách nhiệm hình sự. • • Bên cạnh• đó, 7 nguồn lực • tài chính cho cơ quan THADS cấp tỉnh vẫn chưa đáp úng được yêu cầu đặt ra.
Một số vụ việc cơ quan THADS chưa tranh thủ tối đa sự ủng hộ của Ban chỉ đạo THADS, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. Sự phổi họp ở một số địa phương còn chưa đảm bảo tiến độ, thành phần tham dự cuộc họp chưa đúng quy định, nội dung cho ỷ kiến chưa rõ dẫn đến khó khăn trong khi giải quyết các vụ việc này. vẫn cịn có nhận thức cho rằng việc đó là của cơ quan việc đó là của cơ quan THADS nên chưa tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm nhũng vụ việc THA còn tồn đọng, kéo dài nhiều năm.
Quan hệ phôi hợp giữa cơ quan THADS câp tỉnh với các cơ quan Cơng an, Tịa án, Viện kiểm sát ớ một số địa phương có lúc, có nơi cịn thiếu đồng bộ, chưa chủ động, thống nhất quan điểm xử lý. Việc tổ chức các đồn cơng tác kiểm tra liên ngành để nâng cao chất lượng công tác THADS ở cấp tỉnh có nơi chưa được thực hiện thường xuyên.
- về nguyên nhân của hạn chế:
Công chức của các Phịng chun mơn chủ yếu là đội ngũ CHV, Thư ký được điều động làm nhiệm vụ văn phòng, tổ chức cán bộ, thống kê... Một sổ cán bộ thực hiện chế độ kiêm nghiệm, không chuyên sâu về nghiệp vụ chun mơn, nhất là về trình độ cơng nghệ thông tin đã làm ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian thực hiện các hoạt động công tác chuyên môn. Trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, do một số công chức mới được tuyển dụng chưa có kinh nghiệm, chưa qua đào tạo bồi dưỡng nên phần nào ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả của cơng tác này. Bên cạnh đó, nhiều Cục THADS cấp tỉnh chưa có TTV hoặc có nhưng số lượng hạn chế nên việc rà soát, thấm tra hồ sơ đưa vào lưu trữ chưa được bài bản.
Khối lượng án chuyển kỳ sau ngày càng nhiều, tính chất ngày càng phức tạp, trong khi đó biên chế hiện nay vẫn cịn thiếu dẫn đến tình trạng q tải trong cơng việc. Nhiều cơng chức kiêm nhiệm nhiều công việc, nhiệm vụ dần đến chậm tiến độ hoặc chất lượng công việc chưa cao.
Hệ thống pháp luật còn một số hạn chế, bất cập như: một số nội dung pháp luật quy định không phù hợp với thực tiễn THA; trình tự, thủ tục THA cịn thiếu thống nhất, chưa đồng bộ với pháp luật có liên quan trong các lĩnh vực đất đai, nhà ở, công chứng, TPL...; một số biện pháp tồ chức THA còn chưa được quy định trong Luật THADS.
Nhận thức của đội ngũ cán bộ thuộc cơ quan THADS còn chưa đồng đều. Một số cán bộ chưa nhận thức đầy đủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn; chưa năm vững quy trình nghiệp vụ cơng tác chun mơn. Bên cạnh đó, một số cơng chức cịn ít kinh nghiệm thực tiễn thực hiện các hoạt động công
tác chuyên môn, một số trường hợp chưa thực sự chủ động trong công việc.
Trong quá trình tổ chức THA, cơ quan THADS, CHV chưa chú trọng cơng tác tun truyền pháp luật nói chung và pháp luật về THADS nói riêng, chưa quan tâm giải thích và giáo dục thuyết phục cho các bên đương sự hiểu và tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc thi hành bản án, quyết định của Tịa án và các quyết định khác, nhiều trường hợp để đương sự đi lại nhiều lần nhưng khơng có biện pháp giải quyết thỏa đáng, khơng kịp thời hoặc khơng giải
thích cụ thể cho đương sự hiểu dẫn đến việc khiếu nại bức xúc cùa đương sự.
Chất lượng của công tác xét xử của Tòa án trong một số trường hợp cịn hạn chế, nội dung tun khơng cụ thể, rõ ràng. Bản án, quyết định của Tịa án khơng xác định cụ thể người phải THA, nghĩa vụ phải thi hành, dẫn đến cơ quan THADS lúng túng, khó khăn trong việc ra quyết định THA. Thực tiễn cho thấy, cơ quan THADS cấp tỉnh vẫn xảy ra vi phạm về việc ra quyết định THA, trong đó có trường họp vần thụ lý ra quyết định THA đối với Bản án, quyết định của Tịa án khơng xác định cụ thể người phải THA, nghĩa vụ phải thi hành. Bên cạnh đó, bản án tuyên buộc thực hiện công việc nhất định nhưng công việc đó lại do cả hai đương sự phải tự nguyện thi hành.
Nhiều vụ việc THA có đương sự bị án tuyên với mức phạt tiền rất cao nhưng người phải THA khơng có tài sản hoặc khơng có địa chỉ rõ ràng, khơng có điều kiện THS. Các quy định về điều kiện miễn, giảm THA chưa phù họp với thực tiễn hiện nay nên việc tổ chức thi hành những vụ việc này không hiệu quả, làm mất nhiều thời gian, cơng sức, kinh phí;
Một số người phải THA thiếu ý thức chấp hành pháp luật, ln tìm mọi cách trốn tránh, cản trở việc THA, làm cho việc THA trở nên khó khăn. Nhiều trường họp đưong sự lợi dụng khiếu nại, tố cáo đế kéo dài vụ việc; nhiều vụ
án được xét xử lại nhiêu lân với nhiêu kêt quả khác nhau làm tăng tính phức tạp và mất nhiều thời gian, cơng sức cho q trình tổ chức THA.
Cơ chế quản lý tài sàn, thu nhập của tổ chức, cá nhân cịn nhiều khiếm khuyết gây khó khăn cho việc xác minh tài sản của người phải THA. Hầu hết các bản án hình sự đều có liên quan đến tài sản nhưng thực tế chì có rất ít các vụ án hình sự đã được cơ quan điều tra hoặc Tòa án kê biên tài sản để đảm bảo thi
hành án ngay từ giai đoạn điều tra, xét xử; đối với số bản án, quyết định còn lại, nhiều trường họp có số tiền phải thi hành rất lớn nhưng lại khơng có tài sản đảm bảo THA. Trong việc tổ chức thi hành án dân sự, nếu cơ quan THADS không nắm được tài sản của người phải thi hành án thì việc tồ chức THA khó đạt hiệu quả cao, các vụ việc THA bị tồn đọng nhiều năm không giải quyết được.
Tiểu kết Chương 2
Chương 2 của Luận văn cũng đã đi sâu phân tích thực trạng tổ chức và hoạt động của cơ quan THADS cấp tỉnh từ năm 2016 đến hết năm 2020 theo quy định của pháp luật Việt Nam với 02 nội dung như: thực trạng tố chức cơ quan THADS cấp tỉnh và thực trạng thực trạng hoạt động của cơ quan THADS cấp tỉnh. Qua phân tích đã rút ra những kết quả đạt được, những hạn chế, đồng thời chỉ rõ những nguyên nhân của hạn chế trong tổ chức và hoạt động của cơ quan THADS cấp tỉnh. Luận văn khẳng định bên cạnh những kết quả đã đạt được thể hiện bằng việc tổ chức hiệu quả việc thi hành các bản án, quyết định, cơ quan THADS cấp tỉnh cũng đã gặp phải khơng ít những khó khăn, hạn chế, bất cập. Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế đó là do những bất cập trong các quy định của pháp luật; điều kiện cơ sở vật chất phục vụ THA còn thiếu thốn, đội ngũ cán bộ chun trách cịn mỏng, kiến thức chun mơn cịn chưa cao... Đây chính là cơ sở đế tác giả đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cấp hiệu quả tố chức và hoạt động của cơ quan THADS cấp tỉnh trong thời gian tới.
Chương 3
QUANĐIỂM ĐÔIMỚI, GIẢI PHÁP NÂNGCAOHIỆUQUẢTỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA co QUANTHI HÀNHÁN DÂN sự