Dấu hiệu thất bại

Một phần của tài liệu bài tiểu luận COCOON - CÙNG SÀI GÒN TRỞ LẠI NẮNG MƯA (Trang 56 - 58)

2.6. Quản trị rủi ro và kế hoạch dự phòng

2.6.1. Dấu hiệu thất bại

Khi xây dựng một kế hoạch Marketing cho một chiến dịch cần phải có những nghiên cứu về hành vi của người tiêu dùng cũng như tìm hiểu về thị trường. Chiến dịch “Cocoon - Cùng Sài Gòn trở lại nắng mưa” sau quá trình tìm hiểu, khảo sát cũng như chắt lọc ý tưởng, nội dung cuối cùng đã được dự kiến ra mắt vào cuối tháng 12 năm 2021. Chiến dịch được diễn ra trong 6 tháng theo những mục tiêu kế hoạch đã đề ra. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chiến dịch, chúng ta cũng cần xác định những dấu hiệu cho thấy chiến dịch này có khả năng phải nhận thất bại. Chỉ cần một trong 2 mục tiêu được đề ra gồm mục tiêu kinh doanh và mục tiêu marketing thì chiến dịch phải đối diện khả năng không thành công như mong đợi.

2.6.1.1. Mục tiêu kinh doanh

Mục tiêu kinh doanh được xem là một trong những mục tiêu quan trọng cần được xác định đầu tiên, đặc biệt là giải quyết các vấn đề mà công ty đang gặp phải như giảm doanh số bán hàng, mất thị phần, mất điểm bán,... Khi chiến dịch đang diễn ra trong thời gian như dự kiến sẽ xuất hiện các dấu hiệu dẫn đến chương trình có khả năng thất bại. Các dấu hiệu đó có thể là:

 Doanh thu sau 4 tháng kể từ khi chiến dịch được phát động chỉ tăng 10-15% hay tương tự vậy, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra.

 Đối với mục tiêu cần tăng 20% lợi nhuận nhưng nếu sau khoảng 4 tháng doanh nghiệp chỉ đạt lợi nhuận trong khoảng dưới 10%.

 Việc mở rộng thị trường trong khoảng 3-4 tháng đầu năm 2022 chỉ đạt khoảng 1.5 - 2% so với cuối năm 2021.

 Những công cụ giúp thực hiện mục tiêu phát triển thị trường được hiệu quả hơn chính là nhờ các hệ thống phân phối. Thơng qua các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại hay các sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada) giúp rút ngắn khoảng cách giữa người dùng và sản phẩm tiêu thụ. Tuy nhiên, trong tình hình dịch bệnh hiện nay, xu hướng tiêu dùng của người dân có những biến chuyển rõ rệt từ ưu tiên mua sắm trực tiếp chuyển sang mua sắm thông qua các trang thương mại điện tử với lượng truy cập đơng đảo thì khi các chỉ tiêu đặt ra cho từng hệ thống chỉ đạt từ 30-40%.

2.6.1.2. Mục tiêu Marketing

Ngồi mục tiêu kinh doanh thì mục tiêu marketing cũng là một yếu tố khơng thể bỏ qua, và đây cũng là yếu tố dễ mang lại phản ứng ngược. Nếu chiến dịch marketing làm không tốt và điều này sẽ gây ảnh hưởng lên doanh thu, lợi nhuận của công ty.

Các kênh mà cơng ty có thể dễ dàng theo dõi lượt tương tác nhất là các website và các trang mạng xã hội chẳng hạn như Facebook, Instagram, Tiktok…. Trong trường hợp lượt tương tác này quá thấp so với mục tiêu đã đề ra trong thời gian diễn ra chiến dịch (chỉ đạt khoảng 30000-40000 trong khoảng 2 tháng đầu của chiến dịch) có nghĩa việc tiếp cận khách hàng đã làm chưa tốt và cần được khắc phục sớm nhất có thể. Bên cạnh đó, cần thường xun cập nhật tin tức, thơng tin hoặc minigame thường xuyên đảm bảo đúng số lượng đề ra 60 bài viết và 30 videos nhằm giúp thương hiệu có thể được xuất hiện rộng khắp trên feed của nhiều người dùng. Vì vậy, nếu số lượng khơng đủ nhiều thì khả năng seeding sẽ bị giảm đi và cơ hội tăng nhận diện thương hiệu cũng bị hạn chế.

Tuy nhiên, nếu tình hình khách hàng khơng có gì thay đổi hoặc thay đổi khơng đáng kể hay lượng khách hàng có tăng nhưng chưa đạt mục tiêu đề ra và chưa biết đến chương trình “Cocoon - Cùng Sài Gịn trở lại nắng mưa” cho thấy sự kiện được tổ chức ra nhưng chưa đạt được đến hiệu quả mong muốn.

2.6.1.3. Chương trình sự kiện “Cocoon - Cùng Sài Gòn trở lại nắng mưa”

Ngay trong ngày diễn ra sự kiện mà có nhiều khách mời từ chối, không đến tham gia sự kiện hoặc sản phẩm ra mắt nhận về các đánh giá chưa tốt, khách mời khơng có ý định sẽ sử dụng hay nhận tư vấn về sản phẩm thì chương trình đã thất bại vì khơng tạo ra được nguồn khách hàng tiềm năng. Nếu mục tiêu cho sự kiện phải là 400 người đăng ký nhưng kết quận nhận được chỉ từ 100 - 150 người thì đây cũng là một dấu hiệu cho thấy chiến dịch chưa đạt được thành công trong việc tiếp cận khách hàng. Nguồn khách hàng này thực sự rất quan trọng bởi nếu khách hàng hiểu rõ những điểm mạnh không thể thay thế của sản phẩm cũng như ý nghĩ thông điệp mà chiến dịch mang đến sẽ giúp gia tăng mức độ trung thành của khách hàng khơng chỉ với sản phẩm mà cịn với cả thương hiệu Cocoon. Từ đó, doanh nghiệp có cơ hội gia tăng giá trị sử dụng của sản phẩm sao cho vừa có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà lại vừa làm hài lòng khách hàng về giá cả.

Một vấn đề nữa mà sự kiện có thể gặp phải đó là khách mời chỉ đến tham dự vì ca sĩ, vì q tặng,... mà khơng phải vì chính bản thân sự kiện đó chính cũng là một điểm yếu nếu khơng thể xác định được những khách hàng tiềm năng dẫn đến sự thất bại của một chương trình mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy nhất. Thơng điệp của chương trình “Cocoon - Cùng Sài Gòn trở lại nắng mưa” và ý nghĩa “Mỹ phẩm thuần chay cho người thuần Việt” của thương hiệu cũng vì vậy mà khơng thực sự được biết đến với mọi người giống như cách doanh nghiệp đã tạo nên cho sản phẩm.

Vì sự kiện diễn ra trực tuyến nên các vấn đề rủi ro như mất điện, đường truyền mạng không ổn định,... là không thể tránh khỏi. Các vấn đề về kỹ thuật như trên ngoài đến từ ban tổ chức còn các vấn đề đến từ khách mời, ca sĩ,... Vì vậy cần có biện pháp thích hợp để đảm bảo sự kiện có thể diễn ra tốt đẹp.

Một phần của tài liệu bài tiểu luận COCOON - CÙNG SÀI GÒN TRỞ LẠI NẮNG MƯA (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)