Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
1.6. Các yếu tố tác động đến chuỗi cung ứng
1.6.2. Hàng hóa lưu kho
Hàng hóa lưu kho xuất hiện trong tồn bộ chu trình vận động của ch̃i cung ứng, bao gồm mọi thứ được nhà sản xuất, người phân phối và người bán lẻ tham gia vào đây nắm giữ từ nguyên liệu thô đầu vào cho đến thành phần. Một lần nữa, các nhà quản lý phải quyết định vị trí của mình để cân bằng tối ưu giữa độ linh hoạt và năng suất. Việc nắm giữ một khối lượng lớn hàng hóa lưu kho giúp cho doanh nghiệp hay toàn bộ cả ch̃i cung ứng có thể phản ứng linh hoạt với những biến động của thị trường. Tuy nhiên, việc sản xuất và dự trữ hàng lưu kho lại tiêu tốn khá nhiều chi phí, do đó để đạt được mức độ hiệu quả cao, chi phí lưu kho phải ở mức thấp nhất có thể.
Có ba quyết định cơ bản liên quan đến việc sản xuất và lưu trữ hàng hóa: 1. Lưu kho theo chu kỳ – Đây là khối lượng hàng lưu trữ cần để đáp ứng nhu
cầu sản phẩm giữa các lần mua hàng. Mục tiêu của các công ty là sản xuất và bán các lô hàng lớn nhằm đạt được những lợi thế tại một quy mô nhất định của nền kinh tế. Tuy nhiên, những lô hàng lớn cũng sẽ làm gia tăng chi phí chuyên chở. Chi phí chuyên chở bao gồm chi phí lưu kho, vận chuyển và bảo hiểm hàng hóa. Vấn đề khiến các nhà quản lý đau đầu nhất chính là việc nghĩ cách để kết hợp tối ưu giữa khâu giảm chi phí đặt mua hàng để được mức giá đề nghị tốt hơn với việc chi phí chuyên chở hàng theo khối lượng lớn gia tăng lên khi lựa chọn lưu kho theo chu kỳ;
2. Lưu kho theo mùa – Đây là phương pháp lưu kho dựa trên việc sự đốn sự gia
tăng có thể lường trước của nhu cầu vào những thời điểm cụ thể trong năm. Ví dụ, ta có thể dự báo rằng nhu cầu dùng hóa chất chống đơng sẽ tăng cao khi mùa đông đến. Nếu tỷ lệ sản lượng cố định của một cơng ty sản xuất hóa chất chống đơng rất khó thay đổi do chí phí q cao thì cơng ty đó sẽ cố gắng duy trì sản lượng sản xuất ở một mức cố định trong năm dài và tăng dần lượng hàng lưu kho trong những giai đoạn nhu cầu thị trường sụt giảm để bù đắp cho các giai đoạn mà nhu cầu tăng đột biến. Trong trường hợp này, ta phải cân bằng giữa chi phí lưu kho theo mùa vụ với chi phí để linh hoạt hóa sản lượng;
3. Lưu kho chú trọng độ an toàn – Hàng lưu kho được xem là lá bùa hộ mệnh
chống lại tình trạng bất ổn. Nếu có thể dự đốn nhu cầu tiêu dùng với độ chính xác tuyệt vời thì cách thức lưu kho duy nhất cần thiết là theo chu kỳ. Thế nhưng, vì việc dự báo chính xác 100% là một nhiệm vụ bất khả thi nên chúng ta chỉ có thể kiểm sốt mức độ kém tin cậy đó (nhiều hoặc ít) thơng qua việc nắm giữ thêm một lượng hàng lưu khi trong trường hợp nhu cầu hàng hóa bất thình lình tăng vọt hơn so với mức đã được dự báo trước đó. Biện pháp cân bằng tốt nhất ở đây là phải tính rõ thiệt hơn giữa chi phí để lưu trữ thêm hàng hóa so với sự sa sút doanh thu do thiếu hụt hàng hóa trong kho.