Chương 2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY Ô TÔ TOYOTA VIỆT NAM
2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2017 – 2021
Bảng 2.1. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty ô tô Toyota Việt Nam giai đoạn 2017 – 2021
Nguồn: Phịng Tài chính TMV
Từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 5 năm gần đây ta thấy công ty vẫn đang tiếp tục hoạt động ổn định và vẫn tiếp tục trên đà phát triển bền vững, lợi nhuận các năm trong giai đoạn này đều dương.
Mặc dù dịch bệnh Covid-19 bùng nổ khắp thế giới từ cuối 2019 đã làm cho nền kinh tế của các nước đã bị ảnh hưởng nặng nề, hầu hết các ch̃i cung ứng vì thế đã bị đứt gãy, đặc biệt với các công ty và tập đồn đa quốc gia hay có các hoạt động kinh doanh tế, nhưng doanh thu của TMV trong giai đoạn này vẫn khá ổn định. Giai đoạn trước dịch, doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của TMV tăng trung bình 11% mỗi năm. Riêng năm 2020, do bước đầu chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ bệnh dịch, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của TMV đã giảm 14,5% từ 43,95 tỷ xuống cịn 37,6 tỷ. Tuy nhiên, ngay sau đó đến năm 2021, TMV đã kịp thời điều chỉnh, thích nghi với dịch bệnh khi duy trì được con số này chỉ giảm 1,55% so với 2020. Điều này cho thấy năng lực quản lý của ban lãnh đạo công ty rất vững vàng, giúp TMV bước qua thời kỳ khủng hoảng chung và dần trở về lại quỹ đạo.
Bảng 2.2. Doanh số bán hàng của Công ty ô tô Toyota Việt Nam giai đoạn 2017 – 2021 Đơn vị: xe Năm 2017 2018 2019 2020 2021 Doanh số 59.355 65.856 79.326 75.136 69.002 Mức tăng trưởng - 10,95% 20,45% -5,28% -8,16% Nguồn: Phịng Tài chính TMV
Từ bảng số liệu trên, ta tó thể thấy, doanh số của TMV từ năm 2017 – 2021 có xu hướng tăng đều do có hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh trong các năm này. Tuy nhiên, sang đến năm 2020 – 2021, do chịu tác động tiêu cực từ dịch bệnh Covid-19 nên doanh số của TMV đã giảm nhẹ: năm 2020 giảm khoảng 5,28% so với 2019, năm 2021 giảm khoảng 8,16% so với 2020. Mặc dù TMV cũng phải gánh chịu những hậu quả do Covid-19 gây ra, nhưng nhìn chung tình hình hiện tại của Cơng ty vẫn khá lạc quan và trong tầm kiểm soát. Dự đoán vào năm 2022, khi đã có
những biện pháp đối phó và sống chung với dịch bệnh, Toyota sẽ khơi phục doanh số bán nhanh chóng và tiêp tục đà tăng trưởng vào các năm sau đó.
Nguồn: Phịng Tài chính TMV
Biểu đồ 2.1. Số liệu đóng thuế theo từng năm của TMV
Trong năm 2021, TMV ghi nhận kết quả ấn tượng với việc đóng góp khoảng hơn 1 tỷ USD vào ngân sách nhà nước và vinh dự là 1 trong 30 doanh nghiệp được Tổng Cục Thuế vinh danh tại “Lễ tôn vinh Người nộp thuế năm 2021”. Nâng tổng số thuế tích lũy từ 1996 đến 2021 lên 10,94 tỷ USD. Ngoài ra, TMV là đơn vị tiên phong đi đầu trong công tác nộp thuế tại Tỉnh Vĩnh Phúc và cơ quan Hải quan, được Tỉnh và Cục Hải Quan Hà Nội vinh danh trong nhiều năm liền.
Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng TMV
Biểu đồ 2.2. Số lượt sử dụng dịch vụ ở các đại lý theo từng năm của TMV
Trong lĩnh vực dịch vụ, TMV đã chào đón 1.138.932 lượt khách hàng, nâng tổng lượt xe sử dụng dịch vụ chính hãng của Toyota lên tới 14,5 triệu lượt. Năm 2021, TMV tiếp tục mở rộng hệ thống đại lý với việc khai trương 10 đại lý mới, nâng tổng số đại lý Toyota lên con số 78 đặt tại 40 tỉnh thành trên cả nước. Số lượt xe vào làm dịch vụ tại các đại lý, chi nhánh và trạm dịch vụ ủy quyền của Toyota tăng nhanh chóng từ năm 2014 – 2019. Tuy nhiên, con số này đã dần giảm sút vào năm 2020 và năm 2021 khi các chỉ thị giãn cách của chính phủ để phịng chống Covid-19 lần lượt được áp dụng, điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý khách hàng. Hiểu được điều này cùng với triết lý “Khách hàng là trọng tâm của mọi hoạt động”, TMV cùng hệ thống đại lý đã linh hoạt thích ứng và nhanh chóng chuyển đổi hình thức bán hàng và chăm sóc khách hàng trong mùa dịch Covid-19 với nhiều hoạt động thiết thực: thực hiện các chương trình đảm bảo an toàn cho khách hàng và nhân viên trong mùa dịch, đẩy mạnh hoạt động trực tuyến, giao xe tại nơi khách hàng yêu cầu, sửa chữa khẩn, đồng thời triển khai hàng loạt chương trình ưu đãi dành cho khách hàng.
Nguồn: Phịng Tài chính TMV
Biểu đồ 2.3. Doanh thu bán phụ tùng theo từng năm của TMV
Tương tự với tình hình chung ở các mảng khác, doanh số bán phụ tùng của TMV nhìn chung liên tục được đẩy mạnh và tăng trưởng đều qua các năm. Tuy
nhiên con số này đã bị chững lại vào năm 2020 khi tình hình dịch bệnh khiến việc vận chuyển gioa nhận hàng hóa cũng như sản xuất hàng hóa trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Năm 2020, doanh thu từ việc bán phụ tùng chỉ đạt 1.189 tỷ đồng, giảm 24,8% so với năm 2019. Tuy nhiên, TMV đã nhanh chóng cải thiện tình hình tập trung đẩy mạnh mua bán phụ tùng vào năm 2021 khi doanh thu thu về năm 2021 tăng trở lại mức doanh thu trước dịch với con số 1.635 tỷ đồng, tăng 37,5% so với 2020. Một lần nữa chứng minh được năng lực của cấp lãnh đạo TMV.
Bảng 2.3. Thu nhập lao động bình qn của Cơng ty ơ tơ Toyota Việt Nam giai đoạn 2017 – 2021 Đơn vị: VND/người/tháng Năm 2017 2018 2019 2020 2021 Thu nhập bình qn 15.270.50 0 15.655.50 0 16.072.75 0 16.455.00 0 16.915.00 0 Nguồn: Phịng Nhân sự TMV
Mức lương trung bình của người lao động tại xưởng và văn phòng tại Toyota Việt Nam vẫn ở trạng thái ổn định và tăng đều qua các năm mặc dù phải trải qua thời gian khủng hoảng vì dịch bệnh. Tuỳ vào mỡi vị trí mà mức lương có thể khác nhau. Nhưng nhìn chung, trong các năm qua, ban lãnh đạo Công ty vẫn ln ghi nhận những đóng góp và sự cống hiến của nhân viên, luôn cố gắng tạo điều kiện và quan tâm đến đời sống người lao động.
Chương 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY Ô TÔ TOYOTA
VIỆT NAM