Các thành phần trong chuỗi cung ứng của Công ty ô tô Toyota Việt

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP: NÂNG CAO HIỆU SUẤT HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY Ô TÔ TOYOTA VIỆT NAM (Trang 60 - 87)

Chương 2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY Ô TÔ TOYOTA VIỆT NAM

3.1. Phân tích hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty ô tô Toyota

3.1.1. Các thành phần trong chuỗi cung ứng của Công ty ô tô Toyota Việt

3.1. Phân tích hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty ô tô Toyota Việt Nam Toyota Việt Nam

3.1.1. Các thành phần trong chuỗi cung ứng của Công ty ô tô Toyota Việt Nam Việt Nam

3.1.1.1. Nhà cung cấp

Các nhà cung cấp của Toyota được lựa chọn, và có yêu cầu khắt khe về các quy chuẩn chất lượng, yêu cầu khác nhau để mang đến sản phẩm ngày càng tối ưu như tham gia vào hệ thống “Mua hàng xanh” của TMV.

Với mục đích đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành cơng nghiệp phụ trợ nói riêng và ngành cơng nghiệp ơ tơ Việt Nam nói chung, TMV ln chú trọng phát triển mạng lưới các nhà cung cấp để gia tăng tỷ lệ nội địa hoá. Khi mới thành lập tại Việt Nam, TMV kêu gọi các nhà cung cấp của Toyota tại nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam để cùng hướng tới việc mở rộng và phát triển mạng lưới nhà cung cấp tại Việt Nam. Đồng thời, TMV không ngừng nỗ lực gia tăng tỷ lệ nội địa hố tại Việt Nam bằng việc tìm kiếm, kêu gọi đầu tư và hỗ trợ cải thiện năng lực của các nhà cung cấp nội địa, đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành cơng nghiệp ô tô và ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam. Đối với Toyota, đẩy mạnh nội địa hố khơng chỉ đơn thuần là gia tăng số lượng nhà cung cấp Việt mà quan trọng hơn là nâng cao năng lực, chất lượng nhà cung cấp, từ đó giảm chi phí sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh.

Mối quan hệ chặt chẽ giữa TMV và các nhà cung cấp được tạo dựng dựa trên nền tảng hợp tác, tin tưởng lẫn nhau và cùng nhau phát triển. Đặc biệt với mong muốn phát triển bền vững tại Việt Nam, bên cạnh việc đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, TMV cịn khuyến khích và hỡ trợ các nhà cung cấp tiến hành hoạt động cải thiện an tồn và bảo vệ mơi trường để hướng tới “chu trình xanh” khép kín.

Nguồn: Phòng Mua hàng TMV

Sơ đồ 3.1. Phân loại nhà cung cấp tại TMV

Các nhà cung cấp tại TMV được chia làm 2 loại chính là nhà cung cấp thường xuyên (Irregular) và nhà cung cấp khơng thường xun (Ir-regular).

Nhóm nhà cung cấp thường xuyên bao gồm:

- Nhóm nhà cung cấp phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất:

 Local part: Các nhà cung cấp trong nước cung cấp vật liệu trực tiếp cho xe ô tô

 Material: Các nhà cung cấp vật liệu phụ trợ sản xuất xe

 Import: Các nhà cung cấp từ tập đoàn Toyota tại Nhật Bản và các tập đồn khu vưc

- Nhóm nhà cung cấp phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất:

 GA expense (General Affair – Admin): Các nhà cung cấp cho các hoạt động ngoài sản xuất như vệ sinh, cảnh quan, thuê xe, bảo vệ,…

Nhóm nhà cung cấp khơng thường xun bao gồm các nhà cung cấp phục vụ cho các hoạt động xây dựng, chế tạo, sửa chữa, bảo dưỡng… được chia thành 2 loại:

- Ir-regular: Các nhà cung cấp không thường xuyên và khơng có hợp đồng - Ir-regular under Frame contract: Các nhà cung cấp thường xun và có hợp

đồng với TMV

Tính đến nay, TMV có 46 nhà cung cấp, trong đó có 6 nhà cung cấp Việt Nam. Tổng số sản phẩm được nội địa hoá đạt trên 720 mã sản phẩm các loại.

Trong suốt hơn 26 năm qua, TMV ln tích cực tìm kiếm và hỡ trợ các nhà cung cấp trong nước nâng cao năng lực quản lý, đáp ứng yêu cầu chất lượng của TMV. Đặc biệt từ năm 2018, TMV đã thành lập một bộ phận chuyên trách hỗ trợ các nhà cung cấp, ưu tiên cho các nhà cung cấp Việt Nam, giúp cải tổ năng lực quản lý sản xuất, từ đó tăng hiệu suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm. TMV nâng cao năng lực cho các nhà cung cấp Việt về 5S (Sàng lọc, Sắp xếp, Sạch sẽ, Săn sóc & Sẵn sàng), an tồn, quản lý chất lượng. Bộ phận chuyên trách có trách nhiệm đào tạo và phát triển nhân sự cho nhà cung cấp, chuyển giao về 5S, Phương thức sản xuất của Toyota (TPS), Vòng tròn quản lý chất lượng (QCC), cử chuyên gia trực tiếp xuống tận cơ sở để hỗ trợ, hướng dẫn, tư vấn, kiểm tra, đánh giá và đồng hành. Để trở thành nhà cung cấp cho doanh nghiệp FDI như Toyota là điều không dễ dàng nhưng một khi đã trở thành đối tác thì doanh nghiệp Việt sẽ nhận được nhiều lợi ích lâu dài.

Tính đến tháng 3/2021, TMV đã và đang hỡ trợ cải tiến hệ thống sản xuất của 21 nhà cung cấp:

- Hỗ trợ 17 nhà cung cấp hiện tại: 6 nhà cung cấp Việt Nam (LeGroup, Hà Nội Plastic, HTMP, CIC, EMTC, PTE), 2 nhà cung cấp Nhật Bản (TBHN, Stanley), 9 nhà cung cấp nước ngoài (Thái Lan, Đài Loan, Singapore)

- Hỗ trợ 3 nhà cung cấp cho dự án mới: YokoiMould đã triển khai hoạt động và Minda, Lamvien đang tạm hỗn do ảnh hưởng dịch Covid

- Hỡ trợ 1 nhà cung cấp Việt cho dự án tương lai: XLDA. TMV hỗ trợ cải thiện hệ thống để đạt được tiêu chuẩn cơ bản trước khi trở thành nhà cung cấp chính thức của TMV

- Tiêu chí đánh giá về mơi trường: Năm 2021 có thêm 12 nhà cung cấp mới và 100% đều đã có chứng chỉ ISO 14001:2015

Sơ đồ 3.2. Quy trình hỗ trợ nhà cung cấp mới và nhà cung cấp đã triển khai hơn 1 năm

Từ ngày 17/5/2021, TMV và Cục Công Nghiệp – Bộ Công Thương đã ký kết biên bản ghi nhớ Dự án Hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, nhằm nâng cao năng lực và tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp hỗ trợ trong nước với các nhà lắp ráp ô tô. Dự án sẽ được triển khai từ năm 2021 đến 2022, và là năm thứ hai TMV và cục Công Nghiệp ký kết thoả thuận hợp tác hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước.

Trong khuôn khổ dự án, TMV và Cục Cơng Nghiệp sẽ hợp tác để tìm kiếm nhà cung ứng tiềm năng và kết nối với các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, chia sẻ kinh nghiệm phát triển nhà cung cấp, từng bước xây dựng chuỗi cung ứng trong ngành công nghiệp hỗ trợ, nâng cao khả năng của nhà cung ứng nội địa.

3.1.1.2. Nhà máy sản xuất

Nhà máy của TMV được đánh giá là một trong những nhà máy Toyota có chất lượng xuất xưởng xe tốt nhất trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nhờ việc áp dụng những tinh hoa của Hệ thống sản xuất Toyota (TPS), tinh thần Kaizen (Liên tục cải tiến) vào hoạt động sản xuất, đặc biệt là kỹ năng tay nghề cao của công nhân viên.

Bắt đầu đi vào sản xuất từ 1997, đến 2003, TMV trở thành nhà máy lắp ráp ô tô đầu tiên tại Việt Nam thực hiện đầy đủ 5 cơng đoạn chính của quy trình sản xuất một chiếc xe hơi hoàn chỉnh, bao gồm: Dập – Hàn – Sơn - Lắp Ráp - Kiểm Tra. Nếu như năm đầu tiên, sản lượng của nhà máy chỉ là khoảng 10 xe mỡi ngày thì đến nay con số đó đã lên đến khoảng 180 xe. Hiện tại, nhà máy TMV hoạt động theo 2 ca làm việc và công suất sản xuất đạt khoảng 70.000 xe/năm.

Nguồn: Báo cáo phát triển bền vững 2021 của TMV

Sơ đồ 3.3. Quy trình sản xuất ơ tơ 5 công đoạn của TMV

Nhà máy TMV đang sản xuất và lắp ráp 4 mẫu xe bao gồm: VIOS, COROLLA ALTIS, INNOVA và FORTUNER. Với chất lượng tồn cầu và cải tiến khơng ngừng, 4 mẫu xe này luôn giành được sự lựa chọn của người tiêu dùng và thường xuyên giữ vị trí cao trong danh sách TOP 10 xe bán chạy nhất thị trường ô tô Việt Nam.

Nguồn: Báo cáo phát triển bền vững 2021 của TMV

Biểu đồ 3.1. Các mốc xuất xưởng xe của TMV

Sản lượng sản xuất năm 2021 đạt 30.330 xe, đưa sản lượng tích luỹ tại thị trường ơ tơ Việt Nam lên tới 624.100 xe. Doanh số bán hàng đạt 69.002 xe (bao gồm xe Lexus), đứng đầu thị trường xe du lịch trong năm 2021.

Nguồn: Phịng kiểm sốt sản xuất và hậu cần của TMV

Biểu đồ 3.2. Sản lượng sản xuất của TMV

Toyota Việt Nam đã không ngừng nỗ lực và đạt được những kết quả ấn tượng, góp phần vào sự phát triển chung của thị trường và ngành công nghiệp ơ tơ Việt Nam. Tính đến năm 2021, TMV đã xuất khẩu tới 21 nhà máy ở 13 quốc gia và cùng lãnh thổ khác nhau với tổng kim ngạch xuất khẩu lên tới 722 triệu USD.

Nguồn: Phịng kiểm sốt sản xuất và hậu cần của TMV

Biểu đồ 3.3. Kim ngạch xuất khẩu phụ tùng của TMV

3.1.1.3. Đại lý

Nhằm đưa những sản phẩm và dịch vụ mang thương hiệu Toyota đến gần hơn với khách hàng, TMV không ngừng mở rộng mạng lưới đại lý, chi nhánh đại lý và trạm dịch vụ ủy quyền trên khắp cả nước. Các đại lý của Toyota ln tn thủ theo chính sách phát triển từ TMV để mang đến sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Đồng thời, đóng góp vào sự phát triển của xã hội và cộng đồng với các hoạt động ý nghĩa bên cạnh việc phát triển sản xuất, kinh doanh.

Bảng 3.1. Số lượng đại lý của TMV

Nguồn: Báo cáo phát triển bền vững 2021 của TMV

Nguồn: Báo cáo phát triển bền vững 2021 của TMV

Bảng 3.3. Đại lý Lexus của TMV

Nguồn: Báo cáo phát triển bền vững 2021 của TMV

Theo thống kê từ “Báo cáo phát triển bền vững 2021” của TMV, đến tháng 5/2021 trên cả nước TMV có tất cả 75 đại lý với 10 đại lý ở Hà Nội (chiếm 13,33%), 19 đại lý ở TP. Hồ Chí Minh (chiếm 25,33%) cịn lại các đại lý được rải rác trên khắp các tỉnh thành để tiện phục vụ cho các hoạt động mua bán và chăm sóc cho khách hàng trên cả nước.

Trong năm 2021, doanh số bán xe Lexus là 1.444 xe, chiếm 2,1% tổng số xe bán được của TMV (69.002 xe) và cao gấp 1,34 lần so với doanh số bán xe trung bình của 1 đại lý TMV (1.077 xe). Đồng thời, kéo theo đó là doanh số về dịch vụ của đại lý Lexus cũng cao hơn mức trung bình 1.076 lượt. Điều này cho thấy khả năng tiêu thụ Lexus đang rất tốt và đang trong đà tăng trưởng mạnh.

Đối với các đại lý Toyota, TMV đã và đang thực hiện các hoạt động hỗ trợ bao gồm:

- Xây dựng bộ công việc tiêu chuẩn, cử người đến đại lý hỡ trợ đào tạo cơng việc tiêu ch̉n, 5S, an tồn và thường xuyên đến từng đại lý để nắm bắt tình hình thực tế, qua đó tư vấn đại lý điều chỉnh hoạt động

- Tổ chức các khoá đào tạo về dịch vụ cho đội ngũ kỹ thuật viên đại lý giúp họ nâng cao tay nghề về Kodawari thân xe và sơn, sửa chữa chung, phụ tùng... - Hỗ trợ cung cấp hệ thống TMSS (đặt hàng xe mới, phụ tùng, dịch vụ bảo

hành...) miễn phí cho đại lý, đảm bảo duy trì các hoạt động giữa TMV & đại lý.

- Thiết lập và phát triển dịch vụ kinh doanh xe đã qua sử dụng (T-Sure) và dịch vụ bảo hiểm chính hãng (Toyota Insurance): Hỗ trợ hoạt động kinh doanh xe đã qua sử dụng của đại lý và mang lại lợi ích cho khách hàng, đảm bảo mơi trường xe cơ giới minh bạch.

3.1.1.4. Khách hàng

TMV làm việc để cung cấp cho khách hàng trải nghiệm chất lượng trong quá trình tương tác. Hệ thống đại lý Toyota trên tồn quốc chính là điểm tiếp xúc chính với khách hàng. Các trải nghiệm về dịch vụ trước – trong – sau quá trình mua hàng được TMV chú trọng hơn bao giờ hết trên nhiều nền tảng khác nhau để khách hàng luôn được quan tâm và chăm sóc.

Bảng 3.4. Đặc điểm chung của khách hàng TMV so với tồn ngành

Nguồn: Phịng Marketing TMV

Bảng phân tích chung về khách hàng tại TMV cho thấy nhìn chung khách hàng tại TMV có đặc điểm khá giống với đặc điểm chung các khách hàng sử dụng xe ô tô tại thị trường Việt Nam.

Bảng 3.5. Đặc điểm các nhóm khách hàng TMV

Nguồn: Phịng Marketing TMV

3.1.2. Quy trình Cơng ty ơ tơ Toyota Việt Nam hoạt động chuỗi cung ứng

Về cơ bản, quy trình TMV hoạt động một ch̃i cung ứng đều trải qua 4 giai đoạn: Hoạch định, tìm kiếm nguồn hàng, sản xuất và phân phối như đã phân tích ở phần lý luận. Tuy nhiên, do thời gian thực tập cịn hạn chế và có những phần thơng tin của cơng ty nằm trong giới hạn bảo mật nên sau đây em xin tập trung vào phân tích chủ yếu hoạt động tìm kiếm nguồn hàng và sản xuất của TMV.

Để sản xuất được một mẫu xe, TMV cần phải mua linh kiện hoặc tự sản xuất linh kiện gồm 3 loại sản phẩm chính là core product, R&D và các sản phẩm thông thường.

Core product (40-50%): Động cơ, vỏ xe, hệ khung gầm… Nhóm sản phẩm này được sản xuất tại Nhật hoặc sản xuất tại nước thứ 3 và được đưa ra toàn cầu.

R&D (Research & Development): Đèn, ghế, gương, kính… Nhóm sản phẩm này được sản xuất tại Nhật, Thái Lan, Nam Phi và đặt trụ sở chính ở đây vì vốn đầu tư ban đầu…. Các sản phẩm R&D sẽ thuộc bản quyền của công ty sản xuất do tập đoàn khu vực quản lý. Sau khi đưa ra được mơ hình xe theo phân khúc cần kiểm tra về giá bán cuối cùng để làm các sản phẩm nhóm R&D cho hợp lý. Khi này, các nhà cung cấp sẽ đấu thầu dựa trên yếu tố giá cả và mơ hình thiết kế. Các nhà cung cấp phải tự đưa ra mơ hình phù hợp với yêu cầu để TMV phê duyệt.

Sản phẩm thông thường: Nhựa, cao su,… Khi đưa ra thiết kế thì mỡi nước sẽ xin nội địa hóa sản phẩm đó. Ưu tiên sản xuất nội địa, kiểm tra đủ năng lực gia công, đủ yều cầu của tập đoàn và sẽ được tham gia thiết kế cùng Nhật. Sau đó, các nhà cung cấp phải đưa ra giá sản phẩm gia cơng. Nếu khơng có doanh nghiệp sản xuất nội địa nào phù hợp thì sản phẩm sẽ được nhập từ Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Nam Phi… Thường thì ở Thái Lan giá cả sẽ rẻ hơn cùng với việc sản xuất nhiều nên giá rất cạnh tranh. Tuy nhiên do còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như thuế quan nhập khẩu… nên các nhà sản xuất nội địa phải nỗ lực cạnh tranh về mọi mặt. Đối với sản phẩm mà TMV thuê các công ty sản xuất, các nhà cung cấp lúc này sẽ được sử dụng bản vẽ của TMV. Khi gia công sẽ làm bằng khuôn và nguyên vật liệu do TMV gửi hoặc TMV thuê.

TMV sẽ lựa chọn các nhà cung cấp dựa trên tiêu chí: giá rẻ nhất, cạnh tranh nhất và đủ điều kiện test tiêu chuẩn của hãng đưa ra:

- Kiểm tra cơ sở vật chất, nhân sự, nhà xưởng, máy móc - Tìm hiểu khả năng gia công, thiết kế

- Kiểm tra năng lực tài chính

- Kiểm tra quy trình sản xuất các linh kiện tương đồng - Đánh giá hệ thống đào tạo nhân sự

- Đánh giá hệ thống chất lượng

- Đánh giá hệ thống PCCC, hệ thống vận chuyển - Đánh giá tồn kho

Sau khi lựa chọn được nguồn hàng và các nhà cung cấp, TMV sẽ liên tục kiểm tra đánh giá để quản lý sát sao các nhà cung cấp. Hàng năm nhà cung cấp phải có cam kết giảm giá và giao hàng đúng hạn TMV giao chỉ tiêu cho nhà cung cấp về chất lượng, giao hàng, lỡi hỏng… bằng cách duy trì hệ thống QCD (Quality Cost Delivery) qua check sheet, các chỉ số KPI về Safety & Enviroment…

Linh kiện lấy về sẽ được tập hợp tại kho bãi tại nhà máy hoặc các kho bãi vệ tinh xung quanh nhà máy sao cho phù hợp và phỉa liên tục duy trì mức tồn kho ít

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP: NÂNG CAO HIỆU SUẤT HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY Ô TÔ TOYOTA VIỆT NAM (Trang 60 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w