- Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
THÀNH PHỐ HÀ NỘ
3.1.1. Sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật hiện hành
Quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục chỉ được đặt ra khi nhà nước tiến hành hoạt động tố tụng hình sự. Chính vì vậy, bảo vệ trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục trước hết địi hỏi hệ thống pháp luật khơng chỉ giúp nhà nước phát hiện xử lý đúng người đúng mà còn đảm bảo được quyền của các em luôn được tôn trọng, lắng nghe. Việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản pháp luật khác là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, để những quy định đó được tuân thủ đúng đắn, đầy đủ và nhất quán trong xét xử vụ án hình sự cần phải có hướng dẫn thực hiện.
Thứ nhất, cần bổ sung thủ tục tố tụng riêng cho người bị hại là người
chưa thành niên. Theo Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, thì thủ tục tố tụng cho bị hại được áp dụng chung với chủ thể người làm chứng và người bị buộc tội là người chưa thành niên trong tố tụng hình sự. Điều này là chưa hợp lý bởi vì người bị hại là người chưa thành niên hay trẻ em có vai trị độc lập, có tầm quan trọng cũng như được pháp luật ghi nhận về các quyền và lợi ích hợp pháp trong tố tụng hình sự. Và việc quy định chung về thủ tục tố tụng cho cả ba chủ thể này dễ gây nhầm lẫn thiếu sót trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Việc bổ sung thêm các quy định về thủ tục tố tụng của bị hại là người chưa thành niên trong Bộ luật Tố tụng hình sự mới đảm bảo được đầy đủ và toàn diện nhất. [39].
Thứ hai, cần sửa đổi bổ sung Bộ luật Tố tụng Hình sự theo hướng quy
em, tránh gây thêm tổn thương về mặt tâm lý của các em, cần thiết có thể tham khảo cách thu thập chứng cứ của nước ngoài đối với loại tội phạm này để đảm bảo việc thu thập đầy đủ chứng cứ làm căn cứ xử lý chính xác, kịp thời. Quy định cụ thể về thủ tục điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về xâm hại tình dục trẻ em với đặc thù về tâm lý. Quy định chi tiết về bảo mật thơng tin, bí mật đời tư về trẻ em trong tố tụng hình sự, bảo vệ người tố giác;
Thứ ba, tội xâm phạm tình dục trẻ em có nhiều vụ án phải tiến hành
giám định pháp y để đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi như hiếp dâm người dưới 16 tuổi, cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, giao cấu hoặc thực hiện hành vi tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, dâm ô với người dưới 16 tuổi; nhưng giám định để thời gian quá lâu, theo đó phải quy định thời gian giám định pháp y với từng loại hành vi để tránh việc thu thập chứng cứ khơng đầy đủ, chính xác (như vùng kín hóa xẹo, khơng thu giữ được tinh dịch…)
Thứ tư, cần sửa đổi bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự theo hướng quy
định biện pháp điều tra đặc biệt đối với các loại tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, tránh gây thêm tổn thương về mặt tâm lý của các em, cần thiết có thể tham khảo cách thu thập chứng cứ của nước ngoài đối với loại tội phạm này để đảm bảo việc thu thập đầy đủ chứng cứ làm căn cứ xử lý chính xác, kịp thời. Quy định cụ thể về thủ tục điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về xâm hại tình dục trẻ em với đặc thù về tâm lý. Quy định chi tiết về bảo mật thơng tin, bí mật đời tư về trẻ em trong tố tụng hình sự, bảo vệ người tố giác.39
Thứ năm, bổ sung quy định nghĩa vụ và thủ tục tố giác bất buộc đối với
hành vi xâm hại tình dục trẻ em quy định xử lý các cơ quan, tổ chức, cá nhân không tố cáo, tố giác hành vi xâm hại tình dục trẻ em, khơng thực hiện hoặc thực hiện chậm trễ trách nhiệm bảo vệ trẻ em khi bị xâm hại. Quy định thêm về thẩm quyền thủ tục tách trẻ em ra khỏi cha mẹ, người chăm sóc trong trường hợp chính cha mẹ, người chăm sóc có hành vi xâm hại tình dục trẻ em..
Thứ sáu, cần bổ sung thêm tội quấy rối tình dục dục vào nhóm các tội
phạm xâm hại tính mạng, sức khoe, danh dự, của con người. Hiện tượng quấy rối tình dục đã xảy ra ở rất nhiều nơi như công sở , nhà trường, trên các phương tiện giao thơng cơng cộng, ngồi đường, rạp chiếu phim…Mặc dù được pháp luật lao động quy định nhưng pháp luật hình sự lại khơng thừa nhận. Bởi có một số ý kiến cho rằng quấy rối tình dục khơng phải là hành vi xâm hại tình dục do để định tội danh cho người thực hiện hành vi phạm tội cần thỏa mãn một trong hai yếu tố là người đó phải đi đến sự “giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác” hoặc “phải hướng đến sự việc giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác”. Tuy nhiên, quấy rối tình dục bao gồm hình thức bằng lời nói khơng phù hợp về mặt xã hội, văn hóa bằng những ngụ ý về tình dục và hình thức quấy rối tình dục bằng hành vi phi lời nói gồm các hành động, ngơn ngữ cơ thể khiêu khích, cái nhìn gợi cảm, cử chỉ của tay…Những hành động này không hướng tới hoặc hướng tới không rõ ràng hành vi giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác song cũng là một hành vi nhằm thỏe mãn một phần nhu cầu tình dục của người thực hiện hành vi, tức là xâm phạm về quyền bất khả xâm phạm tình dục của nạn nhân.
Thứ bẩy, cần có quy định cụ thể về hành vi xâm hại tình dục trẻ em
trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính và xem xét mức xử phạt hợp lý đảm bảo tương xứng với hành vi gây ra. Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản liên quan vẫn chưa có quy định cụ thể về xử phạt hành chính đối với hành vi xâm phạm tình dục trẻ em mà những hành vi này được xử lý chung với những hành vi như dùng lời nói, cử chỉ khiêu khích, xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác. Mức xử phạt của hành vi này là từ 100.000 đến 300.000 đồng theo quy định của Nghị Định 167/2013/ND-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an tồn xã hội. Xét thấy mức phạt này là q thấp và khơng đủ tính răn đe vì vậy cần có quy định riêng và cụ thể hơn trong xử lý hành chính.
Thứ tám, cần đảm bảo sự thống nhất nội hàm của khái niệm người chưa
thành niên và trẻ em để hài hòa giữa luật pháp quốc tế và Việt Nam trong xu hướng hội nhập. Vì vậy, việc xác định trẻ em là người dưới 18 tuổi là cần thiết, phù hợp với Công ước quốc tế, phù hợp với quy định về quyền con người, quyền cơng dân trong hiến pháp 2013 và đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Việc nâng độ tuổi trẻ em lên 18 tuổi sẽ phù hợp với Công ước quốc tế về quyền trẻ em, phù hợp với độ tuổi hoàn thành giáo dục bậc trung học phổ thông. Việc thống nhất hai khái niệm này là một vấn đề hết sức phức tạp vì liên quan đến nhiều lĩnh vực, chủ trương, chính sách khác nhau vì vậy cần có lộ trình, nghiên cứu kỹ lưỡng, đánh giá thực trạng hệ thống pháp luật cũng như sự ảnh hưởng của nó khi thực hiện việc thống nhất hai khái niệm này. [9].