Về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đối với các vụ xâm hạ

Một phần của tài liệu luận văn bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại viện kiểm sát nhân dân thành phố hà nội (Trang 42 - 44)

- Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh

NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1 Khái quát về Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nộ

2.2.1. Về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đối với các vụ xâm hạ

quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đối với các vụ xâm hại trẻ em

Đối với các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố có dấu hiệu của vụ việc xâm hại tình dục trẻ em, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội tiến hành phân cơng các đồng chí Chuyên viên, Kiểm sát viên vào sổ thụ lý và ra Quyết định phân công Kiểm sát viên kiểm sát tố giác, tin báo về tội phạm theo quy định. Kiểm sát viên được phân cơng kiểm sát theo dõi q trình xác minh, thu thập tài liệu chứng cứ của Cơ quan điều tra, đồng thời phối hợp chặt chẽ với Điều tra viên trong quá trình thụ lý giải quyết. Hàng tháng và hàng quý, hai cơ quan (Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát) thống nhất đối chiếu sổ sách về số liệu thụ lý, giải quyết các tin báo để hoàn thành báo cáo thống kê.

Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã chủ động thực hành quyền công tố ngay từ khi kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, đơn cử như sau khi khám nghiệm hiện trường, Kiểm sát viên cùng với Điều tra viên cùng nghiên cứu tài liệu, đánh giá chứng cứ, xem xét việc bắt khẩn cấp đối tượng nghi vấn,… Do vậy, ngay từ khi có tin báo tội phạm về vụ việc có dấu hậu xâm hại tình dục trẻ em, Kiểm sát viên đã nắm chắc nội dung vụ án, định hướng được phương án xử lý. Phối hợp với các cơ quan tổ chức cá nhân có nhiệm vụ bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em để thực hiện việc kiểm tra tính xác thực về hành vi xâm phạm, tình trạng mất an tồn, mức độ nguy cơ gây tổn hại đối với trẻ em. Qua đó tạo sự chủ động trong q trình kiểm sát giai đoạn tiếp theo, góp phần quan trọng trong việc chống oan, sai, bỏ lọt tội phạm, đảm bảo quyền cho các em.

Các tố giác, tin báo tội phạm thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đều được tiến hành thụ lý, phân loại, xác minh, giải quyết kịp thời. Sau khi tiếp nhận, các cơ quan liên ngành đã thực hiện đúng

các trình tự, thủ tục theo quy định trong Thông tư liên tịch để tiến hành xác minh, điều tra. Viện kiểm sát đã chủ động, phối hợp chặt chẽ, thường xuyên hơn trong công tác kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, những tố giác, tin báo tội phạm phức tạp đều được đưa ra họp liên ngành để thảo luận, bàn bạc thống nhất quan điểm giải quyết. Để đảm bảo tính riêng tư cho trẻ em, tất cả các thông tin về việc trẻ bị xâm hại, thơng tin về gia đình đều được VKSND thành phố Hà Nội yêu cầu bảo mật theo quy định, khi cung cấp ra ngoài phải đúng đối tượng và mục đích đảm bảo đúng ngun tắc bảo mật thơng tin theo quy định tại Điều 24 Nghị Định 56/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em.

Hầu như các tin báo, tố giác tội phạm về các vụ xâm hại tình dục trẻ em

ở Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội chiếm tỉ lệ rất thấp bởi nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân thứ nhất là do đối tượng thực hiện hành vi xâm hại tình dục trẻ em thường là người quen biết với gia đình nạn nhân, người có trách nhiệm chăm sóc chữa bệnh, thậm chí là cả người trong gia đình có quan hệ ruột thịt. Do đó khi xẩy ra các vụ việc có dấu hiệu xâm hại tình dục trẻ em thì thường được hịa giải hoặc giải quyết trong nội hộ gia đình chứ khơng có đơn trình báo các cơ quan chức năng để xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự. Vì vậy rất khó khăn trong cơng tác nắm rõ tin báo, tố giác về tội phạm. Nguyên nhân thứ hai là do vấn đề rào cản tâm lý mà gia đình hay chính các em vì lo sợ ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của gia đình và bản thân nên khi có sự việc phát sinh xẩy ra khơng đi trình báo cơ quan chức năng. Các em do khơng nhận thức đầy đủ quyền của mình nên khơng dám đấu tranh mà cam chịu bị xâm hại dẫn đến việc thời gian xảy ra vụ án quá lâu cơ quan điều tra không thu thập được chứng cứ đầy đủ. Đây cũng là một trong những khó khăn mà Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đang gặp phải.

Một phần của tài liệu luận văn bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại viện kiểm sát nhân dân thành phố hà nội (Trang 42 - 44)