- Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
THÀNH PHỐ HÀ NỘ
3.2.1. Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo Viện kiểm sát hai cấp
kiểm sát hai cấp
Nhiệm vụ bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục của Viện kiểm sát nhân dân chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở công tác tổ chức quản lý, chỉ đạo và điều hành trong thực tiễn. Hệ thống cơ quan kiểm sát được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung thống nhất và do Viện trưởng lãnh đạo nên yêu cầu đặt ra là mọi hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành đều do Viện trưởng chịu trách nhiệm và thống nhất chỉ đạo thực hiện.
Để thực hiện nhiệm vụ công tác quản lý, chỉ đạo và điều hành phải được tiến hành đồng bộ, có lộ trình kế hoạch cụ thể, cần đề cao trách nhiệm người đứng đầu, tăng cường các biện pháp sau đây: biện pháp quản lý, chỉ đạo và điều hành bằng chính sách, chế độ, bằng các quy chế nghiệp vụ, bằng kế hoạch và công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ của Viện kiểm sát cấp trên đối với Viện kiểm sát cấp dưới. Thực tiễn cho thấy, phần lớn Viện kiểm sát cấp trên khi kiểm tra nghiệp vụ Viện kiểm sát cấp dưới ít quan tâm đúng mức đến kiểm sát xét xử mà chỉ quan tâm đến công tác thực hành quyền công tố. Do vậy, vẫn tiếp tục kiện tồn và nâng cao chất lượng cơng tác kiểm tra nghiệp vụ bằng thiết chế thanh tra của ngành, thiết chế thanh tra của ngành vừa làm nhiệm vụ kiểm tra nghiệp vụ, vừa kiểm tra chấp hành kỷ luật công vụ.
Thực tế đã cho thấy hầu hết các hạn chế, hiệu quả công tác kiểm sát xét xử chưa được như mong đợi đều có nguyên nhân phổ biến đó là cơng tác quản lý, chỉ đạo và điều hành của người đứng đầu. Công tác chỉ đạo, điều hành nhằm thực hiện nhiệm vụ bảo đảm quyền con người chủ yếu được tập trung ở chức năng công tố, chủ yếu để không để xảy ra hiện tượng oan, sai, bỏ lọt tội phạm và bỏ lọt hành vi phạm tội. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành chưa có sự phối hợp đồng bộ trong từng bộ phận, cịn mang nặng hình thức trong cơng tác kiểm tra nghiệp vụ, chưa thường xuyên quan tâm đến phương pháp thực hiện. Do vậy cần phải nâng cao trách nhiệm quản lý, chỉ đạo và điều hành của Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp. Chỉ khi nào trách nhiệm của người đứng đầu được đặt ra cụ thể, thì cơng tác thực hiện nhiệm vụ bảo đảm quyền con người qua kiểm sát xét xử hiệu quả mới được nâng cao.