Về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động điều tra các vụ án xâm hại tình dục trẻ em

Một phần của tài liệu luận văn bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại viện kiểm sát nhân dân thành phố hà nội (Trang 44 - 49)

- Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh

NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1 Khái quát về Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nộ

2.2.2. Về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động điều tra các vụ án xâm hại tình dục trẻ em

các vụ án xâm hại tình dục trẻ em

Bảng 2.2. Hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động điều tra, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội từ năm 2015 đến 2020:

Tổng số Tổng số đã Số đề nghị Số tạm Số đình Tỷ lệ thụ lý giải quyết truy tố đình chỉ chỉ giải Năm

quyết

Vụ Bị Vụ Bị Vụ Bị Vụ Bị Vụ Bị

cáo cáo cáo cáo cáo (%)

2015 68 75 53 60 51 60 2 78% 2016 55 55 45 46 43 46 2 82% 2017 81 86 62 67 55 66 7 1 77% 2018 71 75 50 57 46 55 4 2 70% 2019 82 93 67 65 60 61 7 4 82% 2020 117 121 94 98 86 94 8 4 80% Tổng số 474 505 371 393 341 382 30 11 78%

(Nguồn: Văn phòng Tổng hợp – VKSND thành phố Hà Nội)

Bảng số liệu trên được biểu hiện thông qua sơ đồ sau:

Biểu đồ 2.1: Số vụ án xâm hại tình dục tại VKSND thành phố Hà Nội và giải quyết giai đoạn 2015 – 2020

140120 120 100 80 60 40 20 0

Năm 2015 Năm2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số vụ án thụ lýSố vụ án đã giải quyết

Thông qua bảng số liệu ta nhận thấy tình hình giải quyết các vụ án hình sự về xâm hại tình dục trẻ em có xu hướng khơng ổn định trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020. Trong giai đoạn trên thì năm 2015 tỷ lệ giải quyết chiếm 78% đến năm 2016 tỷ lệ giải quyết đạt 82% tăng 4%. Tuy nhiên, đến năm 2017 tỷ lệ giải quyết án giảm còn 77% và năm 2018 giảm còn 70%. Năm 2019 tỉ lệ giải quyết tăng lên 82% và giảm 2% còn 80% vào năm 2020. Nguyên nhân là do tính chất phức tạp, nghiêm trọng của các vụ án xâm hại tình dục trẻ em mà VKSND thành phố Hà Nội thụ lý trong giai đoạn trên.

Năm 2015 là năm đánh dấu mốc quan trọng của đất nước, là năm hội nhập kinh tế sôi động khi mà Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được hình thành tạo thêm cơ hội cho Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế sâu rộng của khu vực và thế giới. Cùng với sự hội nhập là các hệ lụy về tội phạm quốc tế xâm nhập trong đó có tội phạm xâm hại tình dục trẻ em theo phương thức mới và tinh vi hơn. Thích nghi với tình hình mới, tội phạm xâm hại tình dục trẻ em được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã được mở rộng hợn so với Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009. Trong Bộ luật Hình sự năm 2015 có quy định “thực hiện

hành vi quan hệ tình dục khác”, đây là quy định phù hợp với xu thế của sự

phát triển xã hội và phù hợp với thực trạng xã hội. Song giai đoạn này lại chưa có hướng dẫn thế nào là hành vi “thực hiện hành vi quan hệ tình dục

khác”. Có quan điểm cho rằng: “hành vi quan hệ tình dục khác” được xác

định là hành vi nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục của mình với người khác dưới những hình thức nhất định: Như quan hệ bằng miệng, đường hậu mơn, đưa ngón tay, dụng cụ tình dục vào âm đạo nhằm tạo ra hưng phấn tình dục. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng “hành vi quan hệ tình dục khác” như quan hệ bằng miệng, đường hậu môn… đây chỉ là bước khởi động để quan hệ tình dục. Điều này đã dẫn đến các quan điểm giải quyết các vụ án hình sự

khác nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, gây khó khăn trong q trình giải quyết vụ án.

Hơn nữa, trong một số vụ án về hành vi xâm hại tình dục đối với trẻ em, việc xác định tuổi của người bị hại gặp nhiều khó khăn, các cơ quan tiến hành tố tụng đã áp dụng nhiều biện pháp nhưng khơng xác định được chính xác tuổi của người bị hại để xác định người bị hại có phải là trẻ em hay khơng. Có trường hợp bị hại khơng có giấy khai sinh gốc, hoặc có giấy khai sinh nhưng ngày, tháng, năm sinh khơng chính xác hoặc giấy khai sinh chỉ ghi năm sinh. Có vụ án cha mẹ người bị hại nhớ nhầm ngày sinh của người bị hại (ngày âm lịch, ngày dương lịch) [40].

Chất lượng của các yêu cầu xác minh, yêu cầu điều tra chưa cao, chưa thường xuyên thực hiện thẩm quyền, trách nhiệm về việc trực tiếp ghi lời khai, trực tiếp xác minh để chủ động làm rõ các vấn đề của vụ việc, vụ án.

Hầu hết trong các vụ án xâm hại tình dục trẻ em thường xẩy ra tại nơi vắng vẻ, ít người qua lại đặc biết tại các vùng nông thơn và lại khơng có nhân chứng nên lời khai của bị hại đóng vai trị rất quan trọng trong quá trình điều tra. Trẻ em bị xâm hại còn nhỏ tuổi, tâm lý dễ bị kích động nên lời khai nhiều lúc cịn khơng nhất qn, khó xác thực. Nhưng do một số cán bộ, kiểm sát viên khơng có kinh nghiệm trong việc điều tra loại tội phạm này dẫn đến việc lấy lời khai của các em khơng đầy đủ, chính xác, khơng thu thập được chứng cứ dẫn đến việc định tội danh rất khó khăn [34].

Nhận thấy những tồn tại trên, Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã quán triệt, nghiêm túc rút kinh nghiệm để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng nghiệp vụ và bảo vệ quyền của đương sự, bị can, bị cáo.

Bên cạnh đó, khơng thể phủ nhận những kết quả của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội trong cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm diễn ra trên địa bàn trong những năm qua.

Để đạt được kết quả như trên, trong q trình thực hành quyền cơng tố và kiểm sát điều tra, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã có nhiều đổi mới trong công tác nghiệp vụ. Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã chủ động phối hợp với các cơ quan Nhà nước nắm chắc tình hình vi phạm pháp luật và phạm tội, quản lý thơng tin về tình hình tội phạm để chủ động đề xuất với huyện ủy và chính quyền trong cơng tác quản lý. Phối hợp chặt chẽ giữa Cơ quan điều tra ngay từ khi bắt đầu tiếp nhận đơn tố cáo của gia đình bị hại. Chủ động thực hiện ngay một số hoạt động như: kịp thời thu giữ dấu vết vật chất đặc biệt là lơng, tóc, sợi, dịch, máu, quần áo, cơng cụ trong các vụ án xâm hại tình dục trẻ em; yêu cầu Cơ quan điều tra đưa ngay nạn nhân đi khám sản phụ khoa, kiểm tra xem xét tồn bộ các dấu vết nghi có liên quan trên thân thể nạn nhân; Công tác khám nghiệm hiện trường phải kịp thời, tỉ mỉ, toàn diện để đánh giá lời khai của bị hại có căn cứ hay khơng, sau đó là căn cứ để đấu tranh với bị can, thu giữ mẫu vật liên quan vụ án để giám định. Đồng thời, ra Quyết định trưng cầu giám định pháp y về tình dục đối với nạn nhân; Trưng cầu giám định dấu vết sinh học trong trường hợp thu giữ được các dấu vết tinh dịch; dấu vết lơng, tóc... vì đây là những chứng cứ quan trọng để truy nguyên đối tượng. [29].

Đặc biệt, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội quan tâm, chú trọng và quán triệt việc thực hiện Chỉ thị số 06/CT-VKSTC của Viện trưởng VKSND tối cao về Tăng cường trách nhiệm công tố, gắn công tố với hoạt động điều tra đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong ngành Kiểm sát nhân dân. Với việc thực hiện tốt trách nhiệm công tố, gắn công tố với hoạt động điều tra, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã giúp Cơ quan điều tra nâng cao chất lượng hoạt động điều tra, xử lý các vụ án hình sự xâm hại tình dục trẻ em. Trong những năm qua, hai cơ quan đã phối hợp chặt chẽ trong công tác khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, định hướng điều tra để xét hỏi, đối chất, thực nghiệm điều tra,

giải quyết dứt điểm các vụ án có tính chất phức tạp, vướng mắc về chứng cứ, tội danh.

Viện kiểm sát nhân dân thành phố xác định, đơn vị phải tăng cường trách nhiệm công tố, gắn công tố với hoạt động điều tra và coi đây là một nội dung quan trọng, có tính quyết định đến chất lượng công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, truy tố, xét xử. Vì thế, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã chủ động thực hiện xây dựng Kế hoạch, Chương trình cơng tác, yêu cầu tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, đề ra các biện pháp cụ thể để gắn chặt hơn công tố với hoạt động điều tra ngay từ khi giải quyết tố giác tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình điều tra, truy tố để bảo đảm mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội, và luôn chú trọng tới đảm bảo quyền trẻ em khơng bị xâm phạm trong q trình tố tụng. Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã chú trọng phát hiện, chấn chỉnh kịp thời các vi phạm, thiếu sót trong hoạt động điều tra, trong đó đã ban hành nhiều kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm và kiến nghị phòng ngừa trong hoạt động điều tra.

Trong giai đoạn này, để đảm bảo quyền cho trẻ em cũng như tạo tâm lý thoải mái nhất cho các em, Kiểm sát viên luôn phải chú trọng thực hiện các công tác sau: khi lấy lời khai của các em, phải thông báo cho người đại diện hoặc người bảo vệ quyền lợi ích của nạn nhân về thời gian, địa điểm lấy lời khai và đối với các vụ án xâm hại tình dục trẻ em thì việc lấy lời khai có thể diễn ra tại nhà riêng hoặc cơ sở chăm sóc trẻ em theo đúng quy định của pháp luật. Việc lấy lời khai phải theo đúng trình tự, thủ tục, thời gian, bảo đảm sự tham gia của người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi theo quy định tại Điều 183, Điều 421, các điều luật khác có liên quan của Bộ luật Tố tụng hình sự và Thơng tư liên tịch số

03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP ngày 01/01/2018 hướng dẫn về trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong q trình điều tra, truy tố, xét xử. Khi tiến hành lấy lời khai, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải có thái độ thân thiện, nhẹ nhàng, sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, phù hợp với độ tuổi, giới tính, khả năng nhận thức của họ; xem xét áp dụng các biện pháp phù hợp nhằm giảm đến mức thấp nhất thời gian, số lượng lần lấy lời khai và số lần bị can tiếp xúc với bị hại phải tạm dừng ngay việc lấy lời khai khi thấy trẻ có biểu hiện mệt mỏi, ảnh hưởng đến khả năng khai báo chính xác, đầy đủ. Ngồi ra, qua q trình kiểm sát hoạt động điều tra, nếu phát hiện thấy có các hành vi thực hiện khơng đầy đủ, khơng đúng hoặc thâm chí xâm phạm tới các quyền của trẻ em thì Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội sẽ ban hành kiến nghị yêu cầu khắc phục tình trạng đó..

Ngồi ra, những vụ án điểm, được dư luận đặc biệt quan tâm Vện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã phối hợp với Cơ quan điều tra, Tịa án giải quyết nhanh chóng kịp thời như:

Một phần của tài liệu luận văn bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại viện kiểm sát nhân dân thành phố hà nội (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w