Nâng cao nhận thức, năng lực của Kiểm sát viên trong việc giải quyết các vụ án xâm hại tình dục trẻ em

Một phần của tài liệu luận văn bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại viện kiểm sát nhân dân thành phố hà nội (Trang 76 - 78)

- Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh

THÀNH PHỐ HÀ NỘ

3.3.1. Nâng cao nhận thức, năng lực của Kiểm sát viên trong việc giải quyết các vụ án xâm hại tình dục trẻ em

quyết các vụ án xâm hại tình dục trẻ em

Trước mắt và trong thời gian tới đối với cán bộ, công chức nhà nước trong mối quan hệ với nhân dân (quan hệ cá nhân và Nhà nước) đòi hỏi xây dựng chế độ trách nhiệm bảo đảm mỗi cán bộ, công chức nhà nước có thể phát huy hết năng lực cá nhân; đồng thời, xác định cụ thể trách nhiệm cá nhân của mỗi cán bộ, công chức nhà nước trong quá trình thực thi cơng vụ. Quyền trẻ em là một bộ phận quan trọng của quyền con người, đảm bảo quyền trẻ em chính là cuộc đấu tranh bề bỉ và và lâu dài của toàn bộ nhân dân, nhất là đối với đội ngũ cán bộ, công chức. Việc thừa nhận quyền trẻ em trong các trong các văn bản pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia là cơ sở pháp lý, là điều kiện quan trọng để trẻ em phát triển một cách toàn diện về thể lực, tinh thần và nhân cách.. Điều này được thể hiện rõ nét nhất trong đường lối nhất quán của Đảng về bảo vệ trẻ em, coi trẻ em là chủ nhân tương lai, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

Đối với hoạt động tố tụng hình sự nói riêng, nâng cao nhận thức về quyền trẻ em, hay nói cách khác là tăng cường hệ thống pháp lý thân thiện với trẻ em cho những người tiến hành tố tụng là các Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, bởi một điều mà người ta lo ngại nhất khi nói đến vấn đề bảo vệ quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục đó chính là sự xâm phạm quyền con người từ phía cơng quyền.

Trẻ em bị xâm hại do tuổi còn nhỏ nên rất dễ bị tổn thương, nhiều khi khơng hiểu được những gì đang diễn ra với mình, khơng dám hoặc khơng kể

lại những gì đang xảy ra, khơng hiểu được ngôn ngữ phức tạp, đặc biệt là những từ ngữ luật. Khi phải tiếp xúc với những người tiến hành tố tụng thì phong cách, tấm gương của người cán bộ có ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng, nhận thức và tình cảm của trẻ em theo hướng tích cực hoặc tiêu cực. Vì vậy, xây dựng mơi trường tố tụng thân thiện với trẻ em sẽ đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ em, tạo cơ hội làm giảm sự tổn thương cho các em mặt khác giúp cho việc thu thập thông tin về vụ án được đầy đủ, chính xác, hiệu quả.

Người tiến hành tố tụng là chủ thể quan trọng nhất trong việc tạo ra môi trường tố tụng thân thiện với trẻ em. Bộ Luật Tố tụng hình sự đã đặt ra yêu cầu: “ Điều tra viên, Kiểm sát viên, thẩm phán tiến hành tố tụng… phải là những người có có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục, cũng như về hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm của người chưa thành niên”. Bởi lẽ, làm rõ trình độ phát triển về thể chất và tinh thần, điều kiện sinh sống giáo dục, tâm lý của trẻ em về cơ bản chỉ đạt hiệu quả tốt khi bản thân các chủ thể chứng minh có tâm huyết, sự cảm thơng chia sẻ và kỹ năng làm việc với trẻ em. Tâm huyết, sự cảm thông, chia sẻ và kỹ năng làm việc với trẻ em chính là điều kiện cần thiết tạo lập môi trường tố tụng thân thiện với trẻ em.

Những yếu tố cơ bản định hình xây dựng một trường tố tụng thân thiện với trẻ em đó là: về cơ sở chất chất (Buồng hỏi cung, lấy lời khai) có nội thất nhẹ nhàng, phù hợp tâm lý lứa tuổi để giảm bớt sự lo âu, căng thẳng, sợ hãi của các em; cách thức lấy lời khai phai có sự khác biệt với người đã thành nên đó là nhẹ nhàng, khơng mắng mỏ, áp đặt, mớm cung. Các cán bộ tiến hành tố tụng cần có hiểu biết về tâm lý giáo dục và thái độ thân thiện gần gũi với trẻ em, sử dụng ngôn ngữ phù hợp với độ tuổi, giới tính, khả năng nhận thức của bị hại…

Một phần của tài liệu luận văn bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại viện kiểm sát nhân dân thành phố hà nội (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w