- Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
THÀNH PHỐ HÀ NỘ
3.3.2. Tăng cường bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ về chính trị, nghiệp vụ và trách nhiệm của cán bộ, Kiểm sát viên
chính trị, nghiệp vụ và trách nhiệm của cán bộ, Kiểm sát viên
Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh luôn được Đảng và Nhà nước ta xác định là nhiệm vụ quan trọng. Bộ Chính trị đã ban hành hai nghị quyết chuyên đề về vấn đề này, Nghị quyết số 08 và Nghị quyết số 49. Thực hiện các Nghị quyết trên, đội ngũ cán bộ được tăng cường, chất lượng hoạt động tư pháp đã có chuyển biến đáng kể.
Đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, bên cạnh việc hồn thiện hệ thống pháp luật có liên quan, đầu tư cơ sở vật chất, chế độ đãi ngộ tương xứng với yêu cầu về nhiệm vụ, thì việc nâng cao năng lực của kiểm sát viên đóng vai trị quyết định. Để hồn thành tốt nhiệm vụ được giao, năng lực của kiểm sát viên là yếu tố quan trọng nhất, nó được hợp thành bởi 3 yếu tố: Kiến thức; Kỹ năng; Thái độ. Đây cũng là những yêu cầu cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong bối cảnh hiện nay:
Thứ nhất, về kiến thức, kiểm sát viên cần không ngừng cập nhật, nâng
cao các loại kiến thức để phục vụ cho việc thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, bao gồm kiến thức nghề, kiến thức ngoài nghề. Kiến thức nghề (kiến thức cứng) là sự hiểu biết về pháp luật, làm cơ sở cho việc thực hiện chức năng thực hành quyền cơng tố. Kiến thức ngồi nghề (kiến thức mềm), sự hiểu biết về các khoa học xã hội khác, như tội phạm học; khoa học về chứng cứ, về dấu vết; logic; tâm lý học đặc biệt là tâm lý trẻ em; xã hội học... Đồng thời, giúp kiểm sát viên phát hiện ra những mâu thuẫn , thiếu logic trong lời khai của bị cáo cũng như lập luận của bên gỡ tội.
Để trang bị kiến thức cho đội ngũ kiểm sát viên, hằng năm ngành kiểm sát phải:
- Luôn quán triệt một cách đầy đủ và sâu sắc các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của
Ngành để thể chế hóa và vận dụng sát hợp vào công tác quy hoạch và kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ.
- Đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh nhanh tiến độ tiêu chuẩn hóa cán bộ, phải không ngừng đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và ln coi đó là một yêu cầu tất yếu, được đặt ngang nhiệm vụ chính trị trong cơng tác xây dựng Ngành. Tập trung nguồn lực cần thiết cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong thời gian tới, đặc biệt quan tâm tới đội ngũ cán bộ cấp chiến lược và cấp cơ sở.
- Luôn xác định rõ và không chệch hướng mục tiêu nhiệm vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trong đó đặc biệt chú trọng nội dung giáo dục chính trị tư tưởng và đạo đức cách mạng như lời dạy của Bác đối với cán bộ kiểm sát: “Cơng minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”. Đào tạo có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm có hiệu quả, tránh hình thức.
- Tiếp tục đa dạng hóa và mở rộng quy mơ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng cơ bản, đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn hóa cán bộ theo yêu cầu cải cách tư pháp.
- Làm cho cán bộ thấy rõ quyền lợi, trách nhiệm và danh dự trong việc tư tưởng nghĩa vụ học tập.
- Có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cho đội ngũ kiểm sát viên làm công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử; thường xuyên có chuyên đề tổng kết rút kinh nghiệm về công tác giải quyết các vụ án xâm hại tình dục trẻ em từ những vụ án cụ thể cũng như những vướng mắc khó khăn đang gặp phải. Trên cơ sở kế hoạch đào tạo chung của ngành, lãnh đạo viện kiểm sát nhân dân các tỉnh chủ động cử cán bộ tham gia các lớp học như: cao cấp lý luận chính trị, quản lý nhà nước hệ chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp, sau đại học; nâng cao nghiệp vụ hình sự; tin học, ngoại ngữ; cũng như các khoa học xã hội khác.
- Chủ động kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ của cấp trên đối với cấp dưới để kịp thời phát hiện, khắc phục, uốn nắn những sai sót, tồn tại trong cơng tác thực hành quyền công tố, bảo đảm cho hoạt động thực hành quyền công tố đạt chất lượng và hiệu quả.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng phải gắn với công tác tuyển dụng, quản lý, sử dụng cán bộ của ngành bảo đảm quy trình thống nhất, liên tục trong quy hoạch, chiến lược phát triển ngành kiểm sát.
Thời gian qua, Viện kiểm sát nhân thành phố Hà Nội đã phối hợp với Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm, với sự tham gia của kiểm sát viên cả hai cấp, sau đó trao đổi, nhận xét những điểm mạnh cũng như những hạn chế, thiếu sót của từng kiểm sát viên, để cùng rút kinh nghiệm. Đây là biện pháp tốt, có hiệu quả tích cực trong việc tự đào tạo, đào tạo tại chỗ nhằm nâng cao chất lượng thực hành quyền cơng tố tại phiên tịa của kiểm sát viên mà khơng tốn nhiều kinh phí và thời gian và có hiệu quả tích cực.
Bên cạnh việc trang bị kiến thức thông qua trường lớp, mỗi kiểm sát viên (nhất là kiểm sát viên trẻ) cần không ngừng rèn luyện, tự học hỏi trong thực tiễn để trưởng thành. Kiểm sát viên phải ln có ý thức học tập, kịp thời cập nhật những văn bản pháp luật mới và những kiến thức cơ bản về nhiều chuyên ngành, lĩnh vực khác nhau, để khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn.
Thứ hai, về kỹ năng, kiểm sát viên cần thường xuyên rèn luyện các kỹ năng nghiệp vụ. Bởi, kỹ năng là những hành động, thao tác được thực hiện
một cách thuần thục, ổn định trên cơ sở tập luyện và vận dụng kiến thức để thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ cụ thể. Thường xuyên rèn luyện các kỹ năng nghiệp vụ như kỹ năng viết cáo trạng, trình bày bản luận tội, diễn đạt, đối đáp trôi chảy, khả năng phản xạ linh hoạt trước các vấn đề mới phát sinh trong q trình tranh tụng tại phiên tịa...Kiểm sát viên phải rèn luyện để ln
thể hiện phong cách ứng xử có văn hóa trong mọi hành vi, thái độ, cách xưng hơ, tơn trọng sự điều khiển của chủ tọa phiên tịa, tơn trọng quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng và quan trọng nhất là luôn chú trọng đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của trẻ em. Kiểm sát viên phải thường xuyên đánh giá lại hoạt động của mình, kịp thời rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc để tránh thiếu sót. Đồng thời, chú ý lắng nghe các ý kiến góp ý của đồng nghiệp, dư luận quần chúng tham dự phiên tịa với thái độ cầu thị để hồn thiện kỹ năng nghiệp vụ.
Kỹ năng thực hành quyền công tố của kiểm sát viên cần được quan tâm bồi dưỡng thường xuyên, nhất là kỹ năng tranh luận và đối đáp tại phiên tòa sơ thẩm. Trước hết, kiểm sát viên phải nắm vững mục đích của tranh luận, đối đáp là để bảo vệ quan điểm truy tố của viện kiểm sát trong cáo trạng. Khi thực hiện các thao tác, kỹ năng nghiệp vụ tại tòa, kiểm sát viên phải bảo đảm những chuẩn mực (giá trị) cơ bản về văn hóa, nhất là văn hóa pháp lý trong xét hỏi, tranh luận, đối đáp... với luật sư, người bào chữa... Kiểm sát viên ln phải chú ý tác phong, tính kỷ luật, tính tơn nghiêm và phải ln bình tĩnh, tập trung cao độ trong suốt q trình xét xử. Tránh tình trạng nóng vội, phản ứng gay gắt, tác phong luộm thuộm, lập luận khơng rõ ràng, trình bày cáo trạng, luận tội rời rạc,... Để đạt được những chuẩn mực giá trị văn hóa khi thực hiện nhiệm vụ tại phiên tòa, kiểm sát viên cần có bản lĩnh chính trị vững vàng, nắm vững các quy định về pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, khoa học về chứng cứ, dấu vết, tâm lý tội phạm, đồng thời nắm vững các nguyên tắc cơ bản trong quản lý nhà nước và các chuyên ngành luật khác; phải thường xuyên rèn luyện tư duy logic, khả năng tổng hợp, phân tích đánh giá chứng cứ; thường xuyên rèn luyện kỹ năng về đọc, nói, viết, kỹ năng cảm hóa, giáo dục, thuyết phục người tham gia phiên tòa, nhất là kỹ năng tranh tụng; phải biết kết hợp nhuần nhuyễn kiến thức pháp luật, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ với sự hiểu biết tổng hợp về các môn khoa học xã hội, khoa học tâm lý,
vốn sống, kinh nghiệm nghề nghiệp... khi thực hiện nhiệm vụ.Phải có tác phong làm việc khoa học với tinh thần trách nhiệm cao, tự giác, tận tụy, khiêm tốn, tôn trọng mọi người.Kiểm sát viên phải dự liệu trước những tình huống có thể xảy ra tại tịa và phương án giải quyết. Kiểm sát viên khi thực hành quyền cơng tố tại phiên tịa cần rèn luyện để có được hai tố chất là khả năng phân tích tổng hợp, tư duy logic và khả năng hùng biện, ứng xử linh hoạt trước đám đông. Đây là những kỹ năng mà kiểm sát viên phải thuần thục.Để hình thành kỹ năng thực hành quyền cơng tố, địi hỏi kiểm sát viên phải kiên trì rèn luyện một cách khoa học, nghiêm túc. Thường xuyên tự đánh giá, rút kinh nghiệm cơng tác. Đây là cách duy nhất hình thành kỹ năng, bởi vì kỹ năng chỉ có được thơng qua lao động trực tiếp.
Thứ ba, về thái độ của kiểm sát viên. Ở đây thái độ được hiểu trên khía
cạnh sự chăm chỉ, cơng tâm, bản lĩnh và trách nhiệm. Hoạt động thực hành quyền công tố của kiểm sát viên là hoạt động áp dụng pháp luật rất phức tạp, liên quan trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân và đơi khi là cả sinh mệnh con người. Do đó, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ địi hỏi kiểm sát viên phải thực sự chăm chỉ, làm việc với tâm trong sáng, nhìn nhận, đánh giá sự việc một cách khách quan, chính xác và công bằng. Trước một hành vi phạm tội, kiểm sát viên cần phải xem xét, đánh giá một cách tỉ mỉ, khách quan và tồn diện, khơng thiên vị; ln ln bảo đảm ngun tắc: mọi cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật. Quyết tâm bảo vệ lẽ phải, bảo vệ công lý. Khi xem xét một sự việc cần phải xem xét một cách tồn diện, tơn trọng sự thật, không được vội vã kết luận và suy đoán chủ quan. Tất cả phải được thể hiện qua chứng cứ cụ thể, rõ ràng, tuyệt đối không thành kiến, áp đặt ý chí chủ quan. Thận trọng suy xét, cẩn thận trong hành động để tránh sai sót, thể hiện ý thức trách nhiệm cao trong công việc và dám chịu trách nhiệm trước pháp luật về công việc đảm nhiệm.
Kiểm sát viên phải ln ln thể hiện được hình ảnh là người đại diện cho sự cơng bằng, đại diện cho chính nghĩa, lẽ phải, có phẩm chất đạo đức và đặc biệt phải có đủ năng lực để hồn thành cơng việc chun mơn được giao, đáp ứng được tiêu chí: vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm.
Đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên cần được thường xuyên bồi dưỡng, rèn luyện để giữ vững bản lĩnh chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp, tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng của Đảng; có phẩm chất đạo đức trong sáng, lương tâm, trách nhiệm, tận tụy và có tính tự giác cao với cơng việc; có tinh thần kiên quyết đấu tranh bảo vệ công lý, không thiên lệch trước bất kỳ áp lực nào; phải thường xuyên trau dồi phẩm chất đạo đức, lương tâ m nghề nghiệp, biết vượt qua chính mình, kiên quyết đấu tranh bảo vệ cái đúng, tôn trọng lẽ phải...
Rèn luyện nâng cao ý thức chính trị sẽ giúp cho Cán bộ, Kiểm sát viên thực hiện chức năng nhiệm vụ một cách có lý, có tình, được nhân dân tin tưởng và đồng tình: giúp cán bộ, Kiểm sát viên vận dụng pháp luật được đúng đắn. Việc rèn luyện ý thức chính trị ln phải đi đơi với việc rèn luyện phẩm chất đạo đức của người cán bộ kiểm sát theo tinh thần lời dạy của Bác Hồ: Cơng minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn. Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp phải thường xuyên tiếp xúc với những mặt trái của xã hội, tiếp xúc với đủ loại vi phạm và tội phạm, nếu người cán bộ, Kiểm sát viên không trau dồi đạo đức và rèn luyện ý thức chính trị của mình thì rất dễ bị những mặt trái của xã hội cám dỗ. Người cán bộ, Kiểm sát viên có ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức sẽ biết cách khắc phục những khó khăn chủ quan và khách quan trước mắt để hồn thành tốt nhiệm vụ được giao mà khơng thụ động, ỷ lại vào cấp trên, đổ lỗi cho khách quan. Trong điều kiện nước ta đang phát triển nền kinh tế
thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, việc rèn luyện ý thức chính trị và phẩm chất đạo đức cho cán bộ Kiếm sát viên càng đặt ra cấp thiết và cấp bách.
Tiếp tục thực hiện chủ trương tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho Kiểm sát viên, Kiểm tra viên và bồi dưỡng kiến thức quản lý, chỉ đạo, điều hành cho lãnh đạo Viện kiểm sát các cấp. Bồi dưỡng và trao đổi kinh nghiệm thường xuyên cho Kiểm sát viên làm công tác kiểm sát xét xử để họ thực hiện nhiệm vụ tốt hơn. Sắp xếp lại tổ chức, cán bộ chú trọng bố trí tuyển chọn Kiểm sát viên có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức tốt làm công tác kiểm sát xét xử hình sự. Tăng quyền hạn, nâng cao tính độc lập cho Kiểm sát viên để họ chủ động thực hiện nhiệm vụ kiểm sát xét xử và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình. Tổ chức thi tuyển chức danh tư pháp.
Quán triệt và thực hiện nghiêm túc các quy định về xây dựng vị trí việc làm trong tồn ngành. Bố trí, sắp xếp và tuyển dụng cán bộ hợp lý và khoa học. Đây là nhiệm vụ mang tính chiến lược về cơng tác nhân sự phục vụ lâu dài cho ngành Kiểm sát, đảm bảo tính chủ động, hợp lý và đồng bộ. Không để xảy ra hiện tượng nơi thừa cán bộ, nơi lại thiếu cán bộ làm công tác kiểm sát, đặc biệt là những cán bộ có chức danh tư pháp. Có kế hoạch định kỳ đào tạo, đào tạo lại để bồi dưỡng cho cán bộ, Kiểm sát viên. Đảm bảo các cán bộ được luân chuyển yên tâm công tác, phấn khởi, phát huy được khả năng, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ ở đơn vị mới. Thực tế cho thấy, công tác luân chuyển cán bộ không chỉ tạo ra môi trường điều kiện mới để cán bộ có trình độ được tiếp tục rèn luyện phấn đấu, trưởng thành toàn diện, vững vàng hơn mà cịn góp phần tạo nên sự đổi mới, chuyển biến mạnh mẽ, đồng đều hơn về chất lượng, hiệu quả công việc ở đơn vị.
Tiểu kết chƣơng 3
Qua nghiên cứu thực trạng tại chương 2 của luận văn, từ những kết quả đạt được và khó khăn vướng mắc, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bảo vệ quyền trẻ em của Viện kiểm sát nhân dân trong các vụ án hình sự. Các giải pháp này khi được thực hiện sẽ góp phần thực hiện tốt chức năng của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, cũng như đảm bảo tốt hơn các quyền trẻ em trong tố tụng hình sự. Qua đó, ngày càng được thể hiện rõ nét và phát huy vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong việc bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục.
Việc bảo đảm quyền trẻ em của Viện kiểm sát trong các vụ án xâm hại