Thân nhiệt cao hay thấp được coi là triệu chứng quan trọng. Có thể căn cứ thân nhiệt để chẩn đốn bệnh cấp tính hay mạn tính, bệnh nặng hay nhẹ.
5.1. Thân nhiệt
Động vật có vú, gia cầm thân nhiệt ổn định, cả trong các điều kiện môi trường sống thay đổi.
Thân nhiệt ở gia súc non cao hơn gia súc trưởng thành, gia súc già; ở con cái cao hơn con đực. Trong một ngày đêm thân nhiệt thấp lúc sáng sớm (1 -5 giờ), cao nhất vào buổi chiều (16 – 18 giờ).
Dùng nhiệt kế khắc độ “C” theo cột thủy ngân
Trước khi dùng vẩy mạnh cho cột thủy ngân tụt xuống khấc cuối cùng
Đo thân nhiệt ở trực tràng; con cái, khi cần có thể đo ở âm đạo. Thân nhiệt đo ở trực tràng thường thấp hơn nhiệt độ máu 0,5 – 1,00C, ở âm đạo thấp hơn ở trực tràng 0,2 – 0,50C; nhưng lúc có chửa lại cao hơn 0,50C.
Trong một ngày đo thân nhiệt buổi sáng lúc 7 – 9 giờ, buổi chiều – 16 - 18 giờ. Đo thân nhiệt trâu bị: khơng cần cố định gia súc. Một người giữ dây thừng, hoặc cột lại; người đo dứng sau gia súc, tay trái nâng đuôi tay phải đưa nhẹ nhiệt kế vào trực tràng, hơi hướng về phái dưới. Nhiệt kế lưu trong trực tràng 5 phút.
Lợn, chó, mèo, dê, cừu để đứng hoặc cho nằm; gia cầm giữ nằm để đo.
Khi đo thân nhiệt ngựa cần thận trọng vì ngựa rất mẫn cảm và đá về phía sau.
Cách đo:
Ảnh 15: Đo thân nhiệt ngựa qua trực tràng
Cho ngựa vào gióng cố định cẩn thận. Người đo đứng bên trái gia súc, trước chân sau, mặt quay về phía sau gia súc. Tay trái cầm đi bắt quay về phía phải và giữ lại trên xương khum. Tay phải cho nhiệt kế nhẹ vào trực tràng, hơi nghiêng về phía trước một tý, lần nhẹ nhiệt kế về phía trước. Lúc niêm mạc ruột bị xây xát chảy máu thì phải lập tức thụt thuốc tím để sát trùng.
5.2. Sốt
Là phản ứng tồn thân đối với tác nhân ngây bệnh mà đặc điểm chủ yếu là cơ thể sốt. Q trình đó là do tác động của vi khuẩn, độc tố của nó và các chất độc khác hình thành trong quá trình bệnh. Những chất đó thường là protein hay sản phẩm phân giải của nó.
Một số kích tố như Adrenalin, Parathyroxyn, một số thuốc như nước muối, glucoza ưu trương đều có thể gây sốt.
Sốt là khi thân nhiệt vượt khỏi phạm vi sinh lý. Ở ngựa là 39,50C, bị q 39,50C mà khơng có lý do sinh lý khác.
Những rối loạn thường thấy khi gia súc sốt.
Run: cơ co giật. Lúc đầu run nhẹ, sau run tồn thân rõ nhất ở lợn.
Rối loạn tiêu hố:gia súc bỏ ăn lúc sốt, cơ năng phân tiết, vận động của dạ dày ruột đều giảm và thường gây táo bón.
Hệ tim mạch: sốt cao tim đập nhanh, mạch nẩy. Sốt kéo dài có thể gây suy tim, hạ huyết áp, ứ máu toàn thân, sốt 10C, tần số mạch tăng lên 8 – 10 lần. Nếu hạ sốt mà tần số mạch không giảm là triệu chứng suy tim.
Hệ tiết niệu: lúc mới sốt, lượng nước tiểu tăng. về sau, giai đoạn sốt cao, lượng nước tiểu ít, tỷ trọng cao, độ nhớt lớn, có khi có abulmin niệu.
Những ca sốt nặng trong nước tiểu có cả cặn bệnh: tế bào thượng bì thận, tế bào bàng quang và trụ niệu.
Hệ thần kinh:gia súc sốt ủ rũ, trạng thái ức chế.
Máu: Sốt, lượng bạch cầu và bạch cầu ái trung tang.
Các loại sốt
*Theo mức độ sốt
- Sốt nhẹ:thân nhiệt cao hơn bình thường 10C;
- Sốt trung bình:cao hơn 20C; thấy trong viêm họng, viêm phế quản.
- Sốt cao: cao hơn 30C, thường thấy sốt cao trong các bệnh truyền nhiễm cấp tính: nhiệt thán, dịch tả lợn, đóng dấu lợn, tụ huyết trùng lợn.
Theo thời gian sốt:
-Sốt cấp tính(Febris acuta): sốt trong 2 tuần đến 1 tháng, thường thấy trong các bệnh truyền nhiễm cấp tính.