- Thông thực quản:
4. Khám bàng quang
`Bàng quang nằm ở phần dưới xương chậu: ở trâu bị hình quả lê, ở ngựa hình trịn; lúc chứa đầy nước tiểu to bằng cái bát.
- Cách khám: Cho tay qua trực tràng hướng xuống xoang chậu có thể sờ được bàng quang lúc đầy nước tiểu.
+ Gia súc khỏe, bàng quang bình thường: ấn nhẹ tay vào bàng quang có nước tiểu sẽ kích thích bàng quang co thắt đẩy nước tiểu ra cho đến lúc hết. Nếu bàng quang xẹp, nhưng gia súc lại bí đái thì cần thiết chọc dị xoang bụng:
+ Xoang bụng có nước tiểu- vỡ bàng quang
+ Xoang bụng trống- bí đái do thận (viêm thận cấp tính nặng)
-Cách biểu hiện:
+ Bàng quang căng đầy nước tiểu: ấn mạnh tay vào bàng quang, nước tiểu chảy ra; thôi ấn, nước tiểu thôi chảy
+ Liệt bàng quang: ấn mạnh, nước tiểu vẫn tích đầy căng bàng quang
+ Tắc niệu đạo trong bệnh viêm bàng quang xuất huyết, sỏi niệu đạo (ít thấy).
+ Bí đái ở gia súc trong nhiều ca bệnh do táo bón: móc hết phân ở trực tràng thì hết bí đái.
+ Sờ ấn bàng quang gia súc đau: viêm bàng quang cấp tính, sỏi niệu đạo. Ở ngựa: viêm màng bụng.
- Soi bàng quang
+ Khám bàng quang gia súc cái.Kính soi bàng quang gồm một cán bằng kim loại gắn với một bóng đèn nhỏ.Trước khi soi, nên thơng bàng quang lấy hết nước tiểu, rửa
sạch bằng nước sinh lý, nhất là nhưng ca bệnh nước tiểu đục có lẫn máu, mủ. Soi bàng quang phát hiện vùng viêm, loét, sỏi trong bàng quang.
+ Gia súc thể vóc nhỏ có thể chiếu hoặc chụp bằng X – quang và siêu âm.
5.Khám niệu đạo
Niệu đạo con đực bị tắc, viêm, bị sỏi; niệu đạo con cái: viêm, tắc, hẹp.
Khám niệu đạo con đực: phần niệu đạo nằm trong xoang chậu thì khám qua trực tràng, nhưng khó khăn; đoạn vịng qua dưới xương ngồi thì sờ nắn bên ngồi
Niệu đạo con cái mở ra trên mặt dưới âm đạo. cho ngón tay vào sờ nắn qua âm đạo.
Thông niệu đạo
Trong nhiều ca chẩn đốn cần thơng niệu đạo. Thơng niệu đạo cịn để điều trị viêm tắc niệu đạo. Dụng cụ thông: ống thông niệu đạo các loại, tùy gia súc to nhỏ.
Chuẩn bị: rửa thật sạch ống thông, nhất là trong, lịng ống. Bơi vaselin phần ống thông nằm trong niệu đạo.
Nếu thơng niệu dạo con cái thì phải cắt nhẵn ngón tay trỏ để khi cố định cửa niệu đạo khơng gây sây sát âm hộ. Thơng niệu đạo trâu bị đực: vì có đoạn niệu đạo hình chữ S nên khó thơng. Khi cần thiết: gây tê tại chỗ bằng 15 - 20 ml novocain 3% và dùng ống thông mềm.
Thông niệu đạo trâu, bị cái, ngựa cái
Người thơng đứng sau gia súc, tay phải cầm ống thơng. Cho ngón trỏ tay trái vào âm hộ tìm lỗ niệu đạo, rồi dùng đầu ngón tay cố định. Cho ống thơng vào theo ngón tay trỏ. Lần dần ống thông làm sao ống thông lọt được vào cửa niệu đạo mà ngón tay đang cố định. Khi đã chắc chắn ống thơng vào lỗ niệu đạo, kéo ngón tay ra và đồng thời đẩy ống thông vào. Đến bàng quang nước tiểu lập tức chảy ra.
Thông niệu đạo ngựa đực: cố định tốt ngựa đực trong gióng, tránh nguy hiểm cho người chẩn đoán.Rửa sạch dương vật và kéo quy đầu ra, dùng vải gạc bọc lại để cố định. Cho ống thông vào từ từ cho đến lúc nước tiểu chảy ra.