- Sốt hồi quy: sốt trong vài ngày khi sốt có thể sốt theo kiểu sốt liên miên, sốt lên xuống Khi sốt gia súc run rẩy, khi hạ sốt gia súc vã nhiều mồ hôi Sau thời gian không sốt
3.2. Gõ vùng phổ
- Cách gõ: Nên gõ theo trình tự từ trước ra sau, từ trên xuống dưới; mỗi điểm gõ hai cái, điểm này cách điểm kia 3 – 4 cm. Gõ cả hai bên phổi phải và phổi trái để so sánh và phát hiện vùng phổi bị viêm. Với gia súc lớn dùng bản gõ và búa gõ; với gia súc nhỏ gõ bằng ngón tay.
Vùng gõ phổi là vùng ngực trong có phổi. Có vùng ngực trong có phổi nhưng khơng gõ được như vùng trước bả vai, vùng bả vai.
Ngựa, la, lừa: vùng tam giác trước là vùng cơ khuỷu làm ranh giới cạnh trên cách sống lưng trên dưới một bàn tay. Cạnh sau là một đường cong đều bắt đầu từ gốc sườn 17 qua các giao điểm của đường ngang kẻ từ gờ xương cánh hông và xương sườn thứ 16, đường ngang kẻ từ mỏm xương ngồi và xương sườn thứ 14, đường ngang kẻ từ khớp xương bả vai và xương sườn thứ 10 và tận cùng ở gian sườn thứ 5.
-Các âm gõ ở phổi
+ Phế âm: tiếng phát ra khi gõ lên vùng phổi. ở giữa vùng phổi, phổi dày, nhiều khí, phế âm vang; ngược lại hai bên rìa do phổi mỏng, cơ che khuất phế âm nhỏ, đục.Gia súc thể vóc to, béo, tầng mỡ dày, phế âm nhỏ. Gia súc bé gầy thì ngược lại.
+ Âm đục: Do lượng khí trong phế nang giảm, phổi xẹp hoặc chất thẩm xuất đọng lại trong phế nang, trong phế quản, trong xoang ngực.Các bệnh sau vùng phổi có âm đục hoặc âm đục tương đối. Ở ngựa: tỵ thư, viêm phổi- màng phổi truyền nhiễm. Khi phổi bị thủy thũng dịch tiết làm tắc phế nang, nếu thủy thũng nhẹ âm gõ không thay đổi. Những bệnh ở màng phổi: viêm màng phổi thì vùng âm đục ở dưới và có ranh giới nằm ngang. Viêm màng phổi mạn tính vùng âm đục ở dưới lâu dài. Những gia súc lớn, lồng ngực rộng nên khi viêm màng phổi có nhiều dịch thẩm xuất nhưng khơng có vùng âm đục trên màng phổi.
+ Âm bùng hơi: do tổ chức phổi đàn tính kém, trong phế quản, phế nang chứa nhiều khí, bọt khí.Âm bùng hơi là triệu chứng bệnh thường gặp ở gia súc lớn như: Lao phổi nhất là khi có hang lao gần thành ngực; viêm phế quản mạn tính, phế quản giãn. Bệnh viêm phổi thùy ở giai đoạn sung huyết và giai đoạn tiêu tan; Viêm phổi – phế quản, vùng âm đục xen kẽ lẫn âm bùng hơi.Tràn dịch màng phổi: gõ vùng dưới có âm đục, phần trên có âm bùng hơi. Tràn khí phổi vùng phổi cũng có âm bùng hơi.
+ Âm bình rạn: phổi bị bệnh có các hang thơng với phế quản, lúc gõ khí qua lại giữa hang và phế quản tạo thành. Thường thấy trong bệnh giãn phế quản nặng, lao phổi.
+ Âm kim thuộc: do trong xoang ngực có hang kín chứa đầy khí; như tràn khí màng phổi nặng, bao tim tích khí nặng, thốt vị cơ hồnh.
3.3. Nghe phổi