Nghe phổi gia súc khó vì tiếng phế nang rất yếu. Nên chỗ làm việc phải hết sức yên tĩnh, gia súc phải đứng im mới nghe rõ. Nên bắt đầu nghe ở giữa phổi, sau đó nghe về phía trước, nghe về phía sau, trên và xuống dưới, những vùng tiếng phế nang yếu hơn vùng ở giữa phổi. Nghe từ điểm này sang điểm khác, không nghe cách quãng; mỗi điểm nghe vài ba lần thở. Khi nghe tiếng phế nang khơng rõ có thể dùng tay bịt mũi gia súc để gia súc thở dài và lâu, nghe được rõ hơn.
4. Xét nghiệm đờm
- Cách lấy: Lấy đờm bằng cách gây cho gia súc ho bật đờm ra và có thể lấy trực tiếp. Nếu gia súc khơng ho, thì dùng que bơng qua mồm, ngốy lấy trực tiếp.
Lấy đờm ở gia súc lớn, phải cố định gia súc tốt. Lấy đờm cần một que bơng có một cán dài và sát trùng kỹ. Cần có hai người: một người giữ chậu tráng men nhỏ đã sát trùng hứng trước mồm gia súc. Người thứ hai, một tay cho vào mồm gia súc kéo lưỡi ra một
bên, tay còn lại ấn mạnh vào vùng thanh quản gây ho. Gia súc ho bật đờm ra và được hứng ở chậu men. Người lấy đờm phải mặc áo choàng, đeo khẩu trang lúc cần phải đeo găng tay, để tránh nhiễm trùng. Làm việc xong, quần áo dụng cụ đều phải được sát trùng.
Sau khi lấy cho đờm ngay vào hộp lồng đã sát trùng, đậy kín và xét nghiệm ngay sau đó. Khi cần để lại, thêm vào vài giọt thymol 2% và bảo quản trong tủ lạnh.
Số lượng đờm: Lượng đờm nhiều: viêm phổi hóa mủ, viêm phổi hoại thư, lao; viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản.
Màu sắc:
+ Đờm màu đỏ: chảy máu ở phổi. +Màu xanh xám:phổi hoại thư.
+ Màu rỉ sắt:thùy phế viêm ở giai đoạn gan hố.
+ Đờm có nhiều mủ vàng, xanh, đặc nhày: viêm phổi hóa mủ, viêm phổi hoại thư, viêm mũi hóa mủ.
Cách xét nghiệm: Cho ít đờm lên phiến kính, lấy một miếng kính khác ép lên, rồi xem qua kính hiển vi. Có thể phiết kính rồi nhuộm theo phương pháp thơng thường.
Câu hỏi và bài tập:
1. Nêu cách khám niêm mạc mũi gia súc2. Trình bày cách khám ngực 2. Trình bày cách khám ngực
Phần thực hành
Bài 4: Thực hiện khám động tác hô hấp và khám niêm mạc mũi gia súc Bài 5: Thực hiện trình tự khám ngực
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
Đánh giá kết quả học tập (điểm định kỳ) dựa trên hình thức đánh giá kết quả thực hành theo nhóm của học sinh.
Ghi nhớ
Chương 4:KHÁM HỆ TIÊU HÓA
Giới thiệu:Khám theo thứ tự: khám ăn, khám uống, khám miệng, hầu và thực quản; khám dạ dày, ruột, khám phân, khám gan…bằng các phương pháp: quan sát, sờ nắn, gõ, nghe và các xét nghiệm phân.
Mục tiêu:
- Mô tả được trình tự khám hệ tiêu hóa: Trạng thái ăn uống, khám miệng, thực quản, dạ dày, phân và gan của động vật.
- Thực hiện khám hệ tiêu hóa.
- Thận trọng, chính xác, đảm bảo an toàn cho người khám và bệnh súc.
Nội dung chính:
1. Kiểm tra trạng thái ăn uống 1.1. Ăn
1.2. Uống
1.3. Cách lấy thức ăn, nước uống 1.4. Nhai 1.5. Nuốt 1.6. Nhai lại 1.7. Ợ hơi 1.8. Nôn mửa 2. Khám miệng 2.1. Môi 2.2. Miệng 2.3. Lưỡi 2.4. Răng 3. Khám họng 4. Khám thực quản 5. Khám vùng bụng 5.1. Quan sát 5.2. Sờ nắn vùng bụng 6. Khám dạ dày nhai lại 7. Khám dạ dày đơn 8. Khám ruột 9. Khám phân 9.1. Khám phân bằng mắt thường 10. Khám gan 10.1. Ý nghĩa chẩn đốn 10.2. Vị trí khám gan
1. Kiểm tra trạng thái ăn uống1.1. Ăn 1.1. Ăn
- Ăn kém do rối loạn tiêu hóa.
- Ăn nhiều thức ăn tinh: do viêm dạ dày tăng axit. - Ăn nhiều thức ăn thô: do viêm dạ dày giảm axit. - Ăn nhiều: sau thời gian ốm, do rối loạn trao đổi chất.
- Ăn bậy: do gia súc thiếu khống, viêm dạ dày cata mạn tính.
Ảnh 16: Tư thế ăn bình thường của ngựa
1.2. Uống
- Uống ít: do tắc ruột, thủy thũng, tê liệt thần kinh mặt…
- Uống nhiều: do sốt, ỉa chảy, nôn mửa, ra nhiều mồ hơi, viêm thận mạn tính, trúng độc muối.
1.3. Cách lấy thức ăn, nước uống
Ngựa dùng môi lấy thức ăn, hàm dưới đưa thức ăn vào miệng. Bò dùng lưỡi lấy thức ăn; lợn ngoạm từng miếng.
Lấy thức ăn khó khăn: bệnh ở lưỡi, ở mơi, niêm mạc miệng, răng, cơ nhai, họng, các bệnh thần kinh.
Ngựa lấy thức ăn khó khăn, nhai thức ăn uể oải, nhiều khi gục đầu vào máng, là triệu chứng của viêm não, u não, não thủy thũng.
1.4. Nhai