- Thông thực quản:
7. Khám dạ dày đơn 1 Dạ dày ngựa
2.2. Nhìn và sờ nắn vùng thận
Vị trí của thận: nằm hai bên cột sống.
Ở lồi nhai lại: thận trái từ đốt sống lưng thứ 2 - 3 đến đốt thứ 5 - 6; bên phải từ xương sườn thứ 12 đến đốt sống lưng thứ 2 - 3. Thận trâu bị có nhiều thùy; thận dê, cừu trơn
Ngựa: thận trái: xương sườn thứ 17 - 18 đến đốt sống lưng 2 - 3; thận phải: xương sườn thứ 14 - 15 đến xương sườn cuối cùng.
Ảnh 23: Thận ngựa
Thận lợn nằm dưới đốt sống lưng 1 - 4.
Thận loài ăn thịt: đốt sống lưng 2 – 4 ở bên trái; thận phải đốt 1 - 3.
Khi khám: gia súc nhỏ để đứng tự nhiên; gia súc lớn cố định và khám qua trực tràng.
Sờ nắn bên ngoài: tay trái người khám để nhẹ lên vùng khum lưng làm điểm tựa; tay phải gõ nhẹ lên sống lưng theo vùng thận và theo dõi phản ứng của gia súc. Viêm thận nặng, gõ vùng thận gia súc đau – tránh xa.
Sờ qua trực tràng
Với trâu bị: lần thẳng tay về phía trước, sờ được thận trái treo dưới cột sống, di động. Thận sưng to do viêm; mặt quả thận gồ ghề: viêm thận mạn tính, lao thận. Quả thận bé – teo.
Ở ngựa qua trực tràng, thẳng tay lần đến đốt sống lưng thứ 2 - 3 thì sờ được thận trái. Ấn nhẹ quả thận, gia súc đau- tỏ ra khó chịu: do viêm thận cấp tính hoặc ổ mủ. Quả thận to, sờ lùng nhùng: thận thủy thũng (ở gia súc rất ít thấy). Thận cứng, gồ ghề: u thận.
Khám thận gia súc nhỏ: hai tay hai bên theo cột sống vùng khum, lần mạnh sờ vùng thận, chú ý gia súc có biểu hiện đau đớn.
3. Khám bể thận
Chú ý: viêm bể thận thường chỉ gặp ở gia súc lớn, khám qua trực tràng sờ vùng bể thận gia súc đau. Kết quả không rõ.
Ảnh 24: Thận ngựa bổ dọc
Khám ống dẫn nước tiểu (từ bể thận xuống) bàng quang. Đoạn ống dẫn này nằm trong xoang bụng. Trường hợp bị viêm, ống dẫn sưng cứng thì có thể sờ được qua trực tràng.