- Thông thực quản:
6. Khám dạ dày loài nhai lạ
Khám dạ dày loài nhai lại Gồm: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế. Ở gia súc trưởng thành dạ cỏ có thể tích lớn nhất, gia súc đang kỳ bú sữa dạ múi khế lớn hơn dạ cỏ. Dạ dày loài nhai lại chia làm 4 túi nhưng chúng hoạt động mật thiết với nhau. Ví dụ: lúc dạ cỏ co bóp mạnh dạ múi khế tăng cường phân tiết, 7ộ axit tăng. Lúc dạ cỏ liệt, độ axit dạ múi khế giảm rõ rệt. Trong thực tế dạ dày lồi nhai lại thường mắc các bệnh sau: tích thức ăn dạ cỏ, liệt dạ cỏ, chướng hơi dạ cỏ, nghẽn dạ lá sách và viêm dạ tổ ong do ngoại vật.
- Vị trí: dạ cỏ nằm hồn tồn phía bên trái thành bụng.
- Quan sát: Thể tích dạ cỏ căng to hơn bình thường gặp trong trường hợp: bội thực dạ cỏ và chướng hơi dạ cỏ. Trường hợp chướng hơi cấp tính thể tích dạ cỏ phình to vượt q cột sống, con vật thở khó, nếu khơng can thiệp kịp thời con vật chết nhanh ở trạng thái ngạt thở. Thể tích dạ cỏ bé hơn bình thường gặp trong trường hợp gia súc bị đói ăn lâu ngày, ỉa chảy cấp tính, liệt dạ cỏ.
- Sờ nắn dạ cỏ: Dùng nắm tay ấn vào hõm hơng phía bên trái, khi bị chướng hơi có cảm giác như ấn vào quả bóng bơm căng chứa đầy khí. Sức đàn hồi bề mặt da dạ cỏ rất lớn. Ngược lại khi bị bội thực ấn vào dạ cỏ thấy thức ăn trong dạ cỏ chắc như túi bột, sức căng của bề mặt da dạ cỏ kém, thường để lại vết lõm, sau một thời gian mới trở lại bình thường.
- Gõ dạ cỏ: ở trạng thái khoẻ, gõ vùng dạ cỏ chia làm 3 phần: phía trên cùng của dạ cỏ là âm trống do tích hơi; phần giữa dạ cỏ do lẫn hơi và thức ăn - âm đục tương đối; phần dưới cùng của dạ cỏ tích tồn bộ thức ăn - âm đục tuyệt đối. Khi bị bội thực dạ cỏ, gõ xuất hiện toàn bộ âm đục. Ngược lại chướng hơi dạ cỏ, gõ thấy toàn bộ âm trống.
- Nghe dạ cỏ: Dùng ống nghe đặt vào hõm hơng phía bên trái của lồi nhai lại, để nghe nhu động của dạ cỏ. ở trạng thái khỏe, nhu động dạ cỏ trong 2 phút: trâu bò 2 – 5 lần; dê 2 – 4 lần; cừu 3 – 6 lần. Nghe tiếng nhu động dạ cỏ như tiếng sấm từ xa vọng lại. Nghe thấy nhu động dạ cỏ giảm, gặp trong trường hợp cơ dạ cỏ co bóp yếu: do liệt dạ cỏ, tích thức ăn dạ cỏ, các bệnh nặng, các bệnh làm cơ thể sốt cao.
6.2. Khám dạ tổ ong
Ở trâu bò nước ta thường hay gặp viêm dạ tổ ong do ngoại vật. Khi bị viêm dạ tổ ong do ngoại vật thường kế phát chướng hơi dạ cỏ.
- Vị trí dạ tổ ong: Dạ tổ ong nằm trên xương mỏm kiếm, khoảng xương sườn 6 - 8, hơi nghiêng về trái.
a. Khám dạ tổ ong: Khám dạ tổ ong nhằm mục đích phát hiện phản ứng đau của trâu, bò khi bị viêm dạ tổ ong do ngoại vật. Trong thực tế thường dùng các phương pháp phát hiện phản ứng đau của trâu, bò như sau:
+ Dùng địn khiêng hoặc đoạn gậy có độ dài 1 m đặt sau 2 chân trước vào vị trí dạ tổ ong, hai người hai bên nâng ép lên vùng dạ tổ ong và quan sát trâu bị có phản ứng đau hay khơng?
b. Dắt trâu, bị lên dốc và xuống dốc và quan sát. Khi đi lên, các khí quan trong xoang bụng dồn về phía sau, dạ tổ ong khơng bị chèn ép, con vật dễ chịu. Lúc đi xuống, dạ tổ ong bị chèn ép, nếu có ngoại vật trâu, bò sẽ tỏ ra đau đớn.
c. Cho trâu, bò nhảy qua rãnh hay bờ tường và quan sát phản ứng đau của con vật, khi bị viêm dạ tổ ong do ngoại vật trâu, bị thường đứng dừng lại khơng dám nhảy.
d. Dắt trâu, bò quay phải hoặc quay trái đột ngột. Khi bị viêm dạ tổ ong do ngoại vật, dắt quay trái trâu, bò đau đớn và thường chùn chân, khơng bước vì dạ tổ ong bị chèn ép, khi quay phải trâu, bị vẫn đi bình thường.
e. Dùng Arecolin hoặc Pilocarpin tiêm vào dưới da cho trâu, bò, sau khi tiêm khoảng từ 5 – 10 phút quan sát thấy trâu, bị có phản ứng đau dữ dội. Phản ứng đau dữ dội này là do thuốc tăng cường cơ trơn dạ tổ ong co bóp mạnh tác động vào ngoại vật gây phản ứng đau.
f. Trường hợp ngoại vật là kim loại có thể dùng máy dị mìn đặt vào vị trí dạ tổ ong để phát hiện.
6.3. Khám dạ lá sách
- Vị trí dạ lá sách: Dạ lá sách ở bên phải loài nhai lại, trong khoảng xương sườn 7 - 9, trên dưới đường ngang kẻ từ khớp vai song song với mặt đất.
- Sờ nắn: Dùng ngón tay hay nắm tay ấn mạnh vào các gian sườn 7, 8, 9 vùng dạ lá sách. Nếu con vật tỏ ra khó chịu, đau, né tránh, thường là triệu chứng nghẽn dạ lá sách và viêm dạ tổ ong do ngoại vật.
- Gõ: Dùng búa gõ: gõ nhẹ nhàng vùng dạ lá sách, có âm đục lẫn âm bùng hơi và khơng có phản ứng đau là trạng thái bình thường. Nếu gia súc tỏ ra khó chịu, đau là triệu chứng nghẽn dạ lá sách, viêm dạ múi khế.
- Nghe: Dùng ống nghe đặt vào vị trí dạ lá sách để nghe. Tiếng nhu động của dạ lá sách gần giống tiếng nhu động của dạ cỏ, nhưng nhỏ hơn. Sau lúc ăn nhu động của dạ lá sách khá rõ.
Chú ý: lúc gia súc ăn thức ăn nhiều nước thì nhu động dạ lá sách gần giống như nhu động ruột. Nhu động dạ lá sách mất là triệu chứng nghẽn dạ lá sách; nếu yếu thường gặp trong các bệnh sốt cao.
- Chọc dị: Dùng kim chọc dị vào vị trí dạ lá sách, quan sát khơng thấy đốc kim quay hình con lắc hoặc dùng sering bơm dung dịch MgSO4 25% vào dạ lá sách, nếu thấy nặng tay, kết hợp với các triệu chứng lâm sàng có thể kết luận con vật bị nghẽn dạ lá sách.
6.4. Khám dạ múi khế
- Vị trí: Dạ múi khế nằm phần dưới bụng, sát cung sườn, từ xương sườn 12 dến mỏm kiếm bên phải.
- Sờ nắn: đối với trâu, bị, dùng 3 đầu ngón tay ấn mạnh theo cung sườn phải, vào trong và về phía trước. Bê, nghé, dê, cừu thì cho nằm nghiêng bên trái để sờ nắn dạ múi khế.
- Gõ: Gõ dạ múi khế có âm đục, âm bùng hơi là trạng thái bình thường.
- Nghe: Nghe tiếng nhu động dạ múi khế như tiếng nước chảy, gần giống nhu động ruột. Nhu động dạ múi khế tăng khi viêm dạ múi khế; nhu động giảm khi dạ cỏ bị liệt hoặc bội thực. Đối với bê, nghé ở giai đoạn bú sữa thường hay bị rối loạn tiêu hóa do bị
viêm dạ múi khế, loét dạ múi khế, viêm ruột ỉa chảy do E.coli (Colibacillosis) và
Salmonella.