- Thông thực quản:
7. Khám dạ dày đơn 1 Dạ dày ngựa
8.2. Khám ruột ngựa, la, lừa
Quan sát:vùng bụng phải chướng to do tích hơi ở ruột già; vùng bụng thóp lại do ỉa chảy mạn tính, đói ăn.
Sờ nắn:
Áp dụng với ngựa nhỏ, những con gầy và chú ý hiện tượng thoát vị, viêm màng bụng.
Gõ:
Chia bụng trái làm 3 phần: phần trên là tiểu kết tràng, phần giữa là ruột non và phần dưới là đại kết tràng. Bên phải kẻ đường ngang từ xương cánh hông xuống dưới, về phía trước; phần dưới là vùng kết tràng chạy dọc theo cung sườn, phần trên là manh tràng.
Vùng ruột non bình thường gõ có âm đục tương đối. Vùng tiểu kết tràng: khi ruột trống gõ có âm bùng hơi; đầy phân - âm đục. Nếu tắc ruột vùng đại kết tràng gõ có vùng âm đục mở rộng. Khi ruột tích đầy hơi gõ xuất hiện âm trống chiếm ưu thế.
Vùng manh tràng: phần trên là âm bùng hơi, phần dưới là âm đục tương đối hay âm bùng hơi. Khi manh tràng tích thức ăn gõ xuất hiện âm đục. Ngược lại khi manh tràng tích hơi gõ xuất hiện âm trống.
Nghe:
Bên phải, vùng hõm hông nghe được tiếng nhu động của manh tràng; phía dưới theo cung sườn là tiếng nhu động của đại kết tràng. Phía bụng trái nghe lần lượt từ trên xuống là tiếng nhu động của tiểu kết tràng, của ruột non và dưới cùng là tiếng nhu động của đại kết tràng.
Tần số nhu động của ruột già: 4 - 6 lần/phút, ruột non 8 - 12 lần/phút. Tiếng nhu động của ruột non nghe rõ gần như tiếng nước chảy. Ruột già nhu động nhẹ, tiếng yếu không rõ.
Nhu động của ruột phụ thuộc rất nhiều vào phẩm chất thức ăn, quá trình viêm nhiễm trong đường ruột.
Nhu động ruột tăng do thức ăn, nước uống quá lạnh; thức ăn bị nhiễm độc; viêm ruột; giai đoạn đầu đầy hơi ruột.
Nhu động ruột giảm do ỉa chảy lâu ngày; đầy hơi ruột nặng; ruột liệt, tắc; viêm ruột nặng; thần kinh phó giao cảm quá ức chế.
Khám qua trực tràng:
Để chẩn đoán hội chứng đau bụng ngựa: do tắc ruột, lồng ruột, xoắn ruột… ngoài ra, để khám thận, bàng quang, khám thai, gan, lách.
Ruột non ngựa, la, lừa, xếp trong xoang bụng theo thứ tự: tá tràng, không tràng, hồi tràng. Ruột già: manh tràng; đại tràng phía dưới bên phải, gấp khúc hồnh mơ; đại kết tràng dưới bên trái, gấp khúc chậu hông; đại kết tràng trên bên trái gấp khúc hồnh mơ; đại kết tràng trên bên phải; manh nang của đại kết tràng; tiểu kết tràng và trực tràng.
Khi tiến hành khám phải cố định gia súc chắc chắn. Cố định gia súc trong gióng, buộc hai chân sau kéo về phía trước và kéo đi sang một bên.
Dùng tay phải để khám và thụt cho hết phân trong trực tràng trước khi khám. Chụm 5 đầu ngón tay lại, đưa vào trực tràng lần nhẹ đẩy tay về phía trước.
Trong xoang bụng, nếu ruột non lồng vào nhau tạo thành những khúc như lạp sườn, ấn mạnh gia súc đau.
Manh tràng bị tắc tạo thành túi to như quả bưởi lớn, phần trên là khí, dưới cứng thường có sỏi. Manh tràng đầy hơi chướng to chiếm cả xoang bụng.
Ruột non bị tắc thường ít gặp.
Chú ý thành bụng: khơng trơn, ấn gia súc đau do viêm màng bụng.