Lao động nông thôn

Một phần của tài liệu Phát triển việc làm cho lao động nông thôn tại địa bàn thị xã Đông Triều - Quảng Ninh theo hướng phát triển bền vững. (Trang 25 - 28)

8. Kết cấu luận văn

1.1. Tổng quan về phát triển việc làm cho lao động nông thôn

1.1.2. Lao động nông thôn

1.1.2.1. Khái niệm

Hiện tại, chưa có cách tiếp cận thống nhất về khái niệm lao động nơng thơn. Có tác giả cho rằng “Lao động nơng thơn là tồn bộ những người có khả năng lao động (lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân và những người có khả năng tham gia lao động nhưng chưa tham gia lao động) thuộc khu vực địa lý bao trùm toàn bộ dân số nơng thơn” (Vũ Thị Bình, Giáo trình Quy hoạch phát triển nơng thơn, 2010).

Cũng có tác giả khác cho rằng “Lao động nơng thơn gồm tồn bộ những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động thuộc khu vực nông thôn đang làm việc trong các ngành, lĩnh vực: nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng vì lý do nào đó hiện tại chưa tham gia lao động (Phạm Minh Hạc, Vấn đề con người trong sự nghiệp CNH, 1996).

Tuy nhiên, trong nội dung luận văn này, tác giả sẽ tiếp cận khái niệm lao động nông thôn dựa trên một số đặc điểm cơ bản sau:

+ Số lượng lớn. Theo Báo cáo điều tra Lao động việc làm quý 2 năm 2017 của Tổng Cục thống kê: trong tổng số hơn 53,4 triệu lao động có việc làm của cả nước, lao động khu vực nơng thôn chiếm khoảng 68,2% (tương ứng khoảng 36,4 triệu người) và lao động nữ chiếm khoảng 48,2% (tương ứng 25,7 triệu người).

+ Lao động nông thôn chủ yếu làm nơng nghiệp, trình độ học vấn thấp, khơng được đào tạo cơ bản. Ngồi ra, họ tham gia sản xuất, phục vụ nơng nghiệp: bán giống, cây con, thuốc bảo vệ thực vật,…

+ GDP/đầu người thấp: Nơng thơn là khu vực trong đó nơng nghiệp là hoạt động chủ yếu của người dân. Nông nghiệp là ngành lao động nặng nhọc và thu nhập thấp, rủi ro cao. Vì vậy điều kiện sản xuất và sinh hoạt của người dân rất khó khăn, hầu hết thu nhập của họ chỉ đủ tái sản xuất giản đơn và chỉ dùng cho các nhu cầu đời sống tối thiểu.

+ Tính thời vụ: Lao động trong nông nghiệp, nông thôn (đặc biệt là bộ phận lao động sản xuất trực tiếp) làm việc có tính chất thời vụ do đặc thù của nghề nông. Đối tượng của nghề nông là cây trồng, vật nuôi, chúng là những cơ thể sống trong đó q trình tái sản xuất tự nhiên và tái sản xuất kinh tế đan xen nhau. Cùng một loại cây trồng, vật ni ở những địa phương có điều kiện tự nhiên khác nhau sẽ có q trình sinh trưởng và phát triển khác nhau. Tính thời vụ trong nơng nghiệp là vĩnh viễn, chúng ta chỉ có thể tìm cách giảm tính thời vụ chứ khơng thể xóa bỏ được.

Dựa trên một số đặc điểm cơ bản nêu trên, ta có thể đưa ra cách tiếp cận khái niệm lao động nông thơn là tồn bộ những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động thuộc khu vực nơng thơn. Số lượng lao động tại khu vực này rất lớn, chủ yếu làm trong lĩnh vực nông nghiệp và gắn với tính thời vụ cao (Nguyễn Hùng, Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, đào tạo, tr. 24).

Theo quan điểm của người viết rất đồng tình với khái niệm của tác giả Phạm Minh Hạc khi nói đến lao động nơng thơn là nói đến lực lượng lao động nằm trong độ tuổi lao động trực tiếp tham gia vào các hoạt động lao động chủ yếu ở nông thôn. Chẳng hạn như trực tiếp sản xuất nông nghiệp, hay trực tiếp tham gia lao động vào

các cơng ty, xí nghiệp trên các địa bàn nông thôn,...

1.1.2.2. Đặc điểm việc làm của lao động nông thôn

Các hoạt động sản xuất thường bắt nguồn từ kinh tế hộ gia đình. Nên việc chú trọng thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh tế khác nhau của kinh tế hộ gia đình là một trong những biện pháp phát triển việc làm có hiệu quả. Lao động nơng thôn sống và làm việc rải rác trên địa bàn rộng. Đặc điểm này làm cho việc tổ chức hiệp tác lao động và việc bồi dưỡng đào tạo, cung cấp thông tin cho lao động nông thôn là rất khó khăn (Vũ Thị Bình, Giáo trình Quy hoạch phát triển nơng thơn, 2010).

Lao động nơng thơn có trình độ văn hố và chuyên môn thấp hơn so với thành thị. Tỷ lệ lao động nông thôn đã qua đào tạo chiếm một tỷ lệ thấp. Lao động nông thôn chủ yếu học nghề thông qua việc hướng dẫn của thế hệ trước hoặc tự truyền cho nhau nên lao động theo truyền thống và thói quen là chính. Điều đó làm cho lao động nơng thơn có tính bảo thủ nhất định, tạo ra sự khó khăn cho việc thay đổi phương hướng sản xuất và thực hiện phân công lao động, hạn chế sự phát triển kinh tế nông thôn.

Lao động nông thơn mang tính thời vụ rõ rệt, đặc biệt là các vùng nông thôn thuần nông. Do vậy, việc sử dụng lao động trong nông thôn kém hiệu quả, hiện tượng thiếu việc làm là phổ biến. Vì vậy, muốn phát triển việc làm và tăng thu nhập cho lao động nơng thơn thì phải bằng mọi biện pháp nhằm hạn chế đến mức tối đa tính thời vụ bằng cách phát triển đa dạng ngành nghề trong nông thôn, thâm canh tăng vụ, xây dựng cơ cấu cây trồng hợp lý. Lao động nơng thơn có khả năng tiếp cận và tham gia thị trường kém, thiếu khả nămg nắm bắt và xử lý thông tin thị trường, khả năng hạch tốn hạn chế. Do đó, khả năng giao lưu và phát triển sản xuất hàng hoá hạn chế.

1.1.2.3. Ý nghĩa phát triển việc làm cho lao động nông thôn

- Việc làm là nhu cầu của tất cả mọi người lao động nhằm đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình họ một cách hợp lý một nguồn thu nhập chính đáng, để trang trải cho hoạt động đời sống của bản thân, thỏa mãn nhu cầu của gia đình và tiết kiệm hoặc đem tích lũy.

- Lao động nơng thơn được phát triển việc làm sẽ có cuộc sống ổn định, góp phần quan trọng trong việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội với tư cách chính họ là một phần tử cốt yếu. Khơng có việc làm hoặc việc làm bấp bênh, năng suất lao động thấp, hiệu quả sản xuất kém, dẫn đến thu nhập không ổn định, khiến cho việc đầu tư tái sản xuất ở khu vực nông thơn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, vấn đề dư thừa lao động ở nông thôn trở nên đáng báo động, nhiều làng nghề truyền thống mai một, thanh niên ở các làng q khơng có việc làm thường xun chơi bời, dẫn đến sa ngã vào tệ nạn xã hội...

- Phát triển việc làm cho lao động nơng thơn thể hiện vai trị của xã hội đối với người lao động ở nông thôn và hạn chế được những phát sinh tiêu cực cho xã hội do thiếu việc làm gây ra.

Một phần của tài liệu Phát triển việc làm cho lao động nông thôn tại địa bàn thị xã Đông Triều - Quảng Ninh theo hướng phát triển bền vững. (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w