Thực tiễn phát triển việc làm cho lao động nông thôn ở một số địa

Một phần của tài liệu Phát triển việc làm cho lao động nông thôn tại địa bàn thị xã Đông Triều - Quảng Ninh theo hướng phát triển bền vững. (Trang 42)

8. Kết cấu luận văn

1.4. Thực tiễn phát triển việc làm cho lao động nông thôn ở một số địa

tại Việt Nam

Thực tiễn phát triển việc làm cho lao động nông thôn ở các địa phương trong cả nước là rất đa dạng và phong phú, phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi tỉnh. Tuy nhiên dưới đây là một số địa phương có đặc điểm tương đồng với thị xã Đơng Triều, tỉnh Quảng Ninh về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và đặc biệt là tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm khi bị thu hồi đất đai phục vụ mục tiêu đơ thị hố đang có chiều hướng gia tăng nhanh chóng. Địa phương nơi đây đã có những sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp mới quan trọng, hữu hiệu trong chiến lược phát triển việc làm cho lao động nông thôn theo hướng phát triển bền vững.

1.4.1. Bắc Ninh

Bắc Ninh là tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi đặc biệt, nằm trong vùng châu thổ sông Hồng, nằm ở cửa ngõ phía Bắc Thủ đơ Hà Nội, là cầu nối và đầu mối giao lưu kinh tế, văn hoá giữa Hà Nội với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc. Địa phương có tốc độ phát triển nhanh các khu cơng nghiệp. Hiện tại, Bắc Ninh có 15 khu cơng nghiệp đang vận hành; dự kiến đến năm 2025 Bắc Ninh sẽ phát triển 20 khu cơng nghiệp theo mơ hình khu cơng nghiệp - đơ thị, tổng diện tích khoảng 10.500 ha.

Để đạt được mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, Bắc Ninh trở thành tỉnh cơng nghiệp thì việc thu hồi đất để xây dựng các Khu công nghiệp là một yêu cầu khách quan, mang tính tất yếu. Thu hồi đất để phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và đơ thị hóa cũng là cơ hội tốt nhất để chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang cơng nghiệp và dịch vụ. Q trình chuyển dịch lao động đáp ứng yêu cầu phát triển các khu công nghiệp của Bắc Ninh đang đặt ra những vấn đề lớn cần được quan tâm nghiên cứu và phát triển bằng các chính sách xã hội cụ thể, đặc biệt là chính sách đào tạo nghề, phát triển việc làm cho lao động nông thôn đang được ban lãnh đạo tỉnh chú trọng trong những năm gần đây.

- Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở dạy nghề trong tỉnh: Tính đến năm 2018, trên tồn tỉnh có 10 cơ sở đào tạo nghề (5 trường, 4 trung tâm dịch vụ việc làm, trung tâm dạy nghề cấp huyện). Các cơ sở dạy nghề ngày càng được củng cố cả về quy mô, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên. Trong đó, Trường Cơng nhân Kỹ thuật Bắc Ninh đã được Tỉnh và Bộ LĐ-TB&XH đầu tư và được cơng nhận là trường trọng điểm của khu vực. Có thể nói, trong những năm qua quy mơ đào tạo của các cơ sở đào tạo công lập ngày càng tăng, chất lượng đào tạo được nâng lên, các hình thức đào tạo, ngành nghề đào tạo ngày càng đa dạng, phong phú, nhưng chương trình đào tạo chưa được cải tiến sát với thực tế, để đáp ứng nhu cầu thị trường về lao động. - Công tác dạy nghề cho lao động nông thơn cũng được quan tâm thơng qua nhiều

chính sách cụ thể: Trong những năm qua, công tác dạy nghề đã được xã hội hoá mạnh và được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo với nhiều hình thức như: đào tạo nghề dài hạn, ngắn hạn, tập huấn truyền nghề, kèm cặp… Tỉnh cũng đã có những chính sách về cơng tác đào tạo nghề như: Khuyến khích các tổ chức cá nhân trong và ngồi nước tham gia đào tạo nghề; khuyến khích các doanh nghiệp tuyển lao động vào để đào tạo trước khi sử dụng. Tỉnh đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho trường công nhân kỹ thuật và một số cơ sở dạy nghề của tỉnh nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đồng thời xây dựng quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề giai đoạn 2015 - 2020 để đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Tỉnh cũng đã bước đầu triển khai công tác dạy nghề cho nông

dân trong tỉnh để có nguồn lao động đi trước, đón đầu cung ứng cho các doanh nghiệp.

- Chất lượng dạy nghề: Các cơ sở đào tạo ngày càng được đầu tư cả về số lượng và chất lượng, các hình thức đào tạo ngày càng được đa dạng, phong phú. Thời gian qua, việc đào tạo đang được phát triển nhằm theo kịp thực tế phát triển của các khu công nghiệp, đặc biệt là đào tạo công nhân kỹ thuật.

1.4.2. Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là một tỉnh nằm ở đỉnh tam giác châu thổ sơng Hồng, với diện tích tự nhiên khoảng 1.235,2 km2, dân số tính đến tháng 12 năm 2019 là 1.151.154 người (https://vi.wikipedia.org/wiki/Vĩnh_Phúc). Tỉnh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ, thuộc vùng lan tỏa của tam giác kinh tế: Hà Nội - Hải Phịng - Quảng Ninh. Với vị trí thuận lợi, Vĩnh Phúc có điều kiện giao lưu kinh tế, văn hóa với các tỉnh và cả nước, thu hút đầu tư, tiếp nhận các thông tin và cơng nghệ tiên tiến để hình thành các khu cơng nghiệp và đơ thị lớn, có tiềm năng lớn và nhiều lợi thế để tham gia vào quá trình liên kết, hợp tác và phát triển với các địa phương trong nước và quốc tế.

Do tác động của q trình đơ thị hóa, q trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng dần lao động ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, đồng thời giảm dần lao động nông nghiệp, đã làm cho dân số đô thị của Vĩnh Phúc tăng mạnh. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2019, trong vòng 10 năm qua (từ năm 2009 đến năm 2019), tỉnh đã thu hồi trên 4.000 ha đất nông nghiệp để bàn giao cho 650 dự án xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị và kết cấu hạ tầng. Từ một tỉnh thuần nông, Vĩnh Phúc đã vươn lên là một tỉnh cơng nghiệp gia nhập “Câu lạc bộ nghìn tỷ”. Song song với phát triển kinh tế - xã hội, Tỉnh ủy, hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có nhiều chủ trương nhằm bảo đảm hài hịa lợi ích của nơng dân bị tác động nhiều bởi q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa, đặc biệt là chính sách đào tạo nghề, phát triển việc làm cho người lao động nơng thơn.

- Đối với nhóm giải pháp, tỉnh tập trung đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, tạo điều kiện cho người lao động tự học, tự

bồi dưỡng kiến thức nghề nghiệp cho bản thân. Nhà nước có định hướng tạo điều kiện cho người lao động tự tìm việc phù hợp với chính bản thân và tay nghề của mình. Khuyến khích những người có vốn, có trình độ, tay nghề đầu tư cơ sở sản xuất, tập hợp lực lượng lao động để nhiều người có việc làm, về cơ bản giảm tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất so với hiện nay. Khôi phục, phát triển đầu ra cho ngành nghề truyền thống tại làng nghề địa phương ở vùng nông thôn, thu hút lực lượng lao động khi nhàn rỗi. Mở rộng thông tin thị trường lao động như: tổ chức các phiên giao dịch, sàn giao dịch việc làm; tuyên truyền, giáo dục bằng nhiều hình thức, đa dạng trên các phương tiện thơng tin đại chúng, giúp người lao động nắm được những thông tin cơ bản về việc làm, học nghề. Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp phát triển việc làm cho người lao động, đặc biệt là người lao động là hộ nghèo, cận nghèo, bộ đội xuất ngũ, học sinh - sinh viên mới ra trường, nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp, người tàn tật và các đối tượng khác. Khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng quy mơ sản xuất, phát triển doanh nghiệp, làng nghề truyền thống, hợp tác xã, trang trại ở khu vực nông thôn phát triển việc làm tại chỗ cho người lao động.

- Đối với nhóm chính sách, người lao động bị thu hồi đất nơng nghiệp theo quy định tại khoản 1, Điều 2 của Quyết định số 52/2012/QĐ-TTg (ngày 16/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ) được hưởng chính sách hỗ trợ trong thời hạn 3 năm, kể từ khi có quyết định thu hồi đất.

+ Chính sách thứ nhất là hỗ trợ đào tạo nghề. Người lao động bị thu hồi đất nơng nghiệp có nhu cầu đào tạo, học nghề được nhận vào các cơ sở đào tạo nghề và được hỗ trợ các chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng) được Nhà nước hỗ trợ chi phí học nghề; học nghề trình độ trung cấp, cao đẳng được Nhà nước trả học phí cho một khóa học.

+ Chính sách thứ hai là hỗ trợ phát triển việc làm. Người lao động bị thu hồi đất nơng nghiệp có nhu cầu tìm việc làm được hỗ trợ tư vấn học nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí tại Trung tâm Giới thiệu việc làm Vĩnh Phúc (trực thuộc Sở LĐ-TB&XH). Được ưu tiên vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định của pháp luật. Đi làm việc ở nước ngồi theo hợp đồng được hỗ trợ 100% học phí học

nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết theo quy định của pháp luật về người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Hỗ trợ 100% chi phí khám sức khỏe, làm hộ chiếu, thị thực và lý lịch tư pháp trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo mức quy định hiện hành của Nhà nước.

Thực hiện tốt các nhóm giải pháp và chính sách trên sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động bị thu hồi đất nơng nghiệp có điều kiện, cơ hội học nghề, phát triển việc làm và xuất khẩu lao động nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình bền vững, góp phần giảm nghèo ở địa phương cũng như góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung.

1.4.3. Thanh Hóa

Lao động và việc làm ở khu vực nơng thơn tỉnh Thanh Hóa nằm trong tình trạng chung như đối với các tỉnh khác: Lao động nông nghiệp chiếm 80,3% tổng lao động tồn tỉnh. Phần lớn lao động nơng nghiệp tập trung ở đồng bằng, nơi đất đại lại hạn chế và chật chội. Hàng năm tồn tỉnh có trên 30.000 người tham gia vào lực lượng lao động. Lao động nông thôn chỉ sử dụng hết 70% thời gian trong năm nên dẫn đến tình trạng thiếu việc làm rất phổ biến (Tạp chí Giáo dục, Bản tin thị trường lao động tỉnh Thanh Hóa, 2018).

Trước tình hình đó, Đảng bộ tỉnh đã có Nghị quyết đề ra các biện pháp: thúc đẩy đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường đào tạo tay nghề gắn với các chương trình dự án phát triển chung, xây dựng các khu công nghiệp, tăng cường và nâng cao chất lượng dịch vụ việc làm, cung cấp thông tin đầy đủ và thường xuyên về thị trường lao động, hỗ trợ người lao động để họ tự phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để tự phát triển việc làm cho mình, cho lao động trong gia đình họ. Các ngành các cấp xây dựng đề án về phát triển việc làm, tạo điều kiện về thuê đất, mặt bằng, thuê lao động, cho vay tín dụng ưu đãi, miễn giảm thuế, khuyến khích sử dụng nguyên liệu, lao động tại chỗ, xúc tiến xuất khẩu lao động.

Kết luận chƣơng 1

Thông qua nội dung chương 1 tác giả đã tập trung giải quyết được một số vấn đề cơ bản:

- Hệ thống hóa một số kiến thức lý luận cơ bản về lao động và việc làm ở nông thôn, bao gồm: khái niệm lao động nông thôn, khái niệm việc làm, việc làm bền vững. - Hệ thống được nội dung lý thuyết về phát triển việc làm của chính quyền địa

phương đối với lao động nông thôn, các tiêu chí đánh giá phát triển việc làm cùng những yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến vấn đề này.

- Cuối cùng trên cơ sở tìm hiểu một số bài học về phát triển việc làm cho lao động nông thôn của một số địa phương trên cả nước, tác giả có thể đưa ra những căn cứ, đánh giá chính xác hơn về cơng tác phát triển việc làm theo hướng phát triển bền vững tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

CHƢƠNG 2:

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH 2.1. Giới thiệu chung về thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Hình 2.1: Vị trí địa lý thị xã Đơng Triều

(Nguồn: Phịng Tài ngun và Mơi trường thị xã Đơng Triều)

Thị xã Ðơng Triều nằm ở phía tây tỉnh Quảng Ninh, với toạ độ địa lý : Từ 21029’04” đến 21044’55” vĩ độ bắc

Từ 106033’ đến 106044’ 57” kinh độ đơng.

- Phía Tây giáp thành phố Chí Linh tỉnh Hải Dương.

- Phía Nam giáp huyện Thuỷ Nguyên thành phố Hải Phịng và thị xã Kinh Mơn tỉnh Hải Dương.

- Phía Đơng giáp thành phố ng Bí.

Thị xã Đơng Triều có 21 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 10 phường và 11 xã. Đơng Triều là cửa ngõ phía tây của tỉnh Quảng Ninh, có Quốc lộ 18A chạy qua đã mang lại những lợi thế quan trọng trong việc giao lưu kinh tế với các khu vực trong và ngồi tỉnh thơng qua hệ thống giao thông đường bộ và đường thuỷ, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

* Đặc điểm địa hình - khí hậu

Đơng Triều vừa có đồi núi, vừa có đồng bằng ven sơng, phía bắc và tây bắc là vùng đồi núi thuộc cánh cung Đơng Triều, phía nam là vùng đồng bằng ven sơng. Nhìn chung địa hình Đơng Triều chia thành 3 vùng chính:

- Vùng đồi núi phía Bắc: gồm các xã An Sinh, Bình Khê, Tràng Lương độ cao trung bình 300 – 400m. Đất đai vùng này phù hợp với trồng rừng, trồng cây ăn quả, cây dược liệu và chăn nuôi đại gia súc.

- Vùng giữa: Đây là vùng chuyển tiếp giữ vùng đồi núi và vùng đồng bằng phía nam bao gồm các vùng phía bắc quốc lộ 18A từ xã Bình Dương đến xã Hồng Thái Đơng, địa hình đồi núi thấp xen kẽ đồng bằng có nguồn gốc là đất phù sa cổ, phù hợp với phát triển cây lâu năm, cây công nghiệp và lúa.

- Vùng đồng bằng phía nam: Bao gồm tồn bộ vùng đồng bằng phía nam quốc lộ 18A từ xã Bình Dương đến xã Hồng Thái Đơng, địa hình khá bằng phẳng. Đất đai vùng này tương đối phì nhiêu, chủ yếu là phù sa sơng Kinh Thầy, sông Đá bạc phù hợp với trồng lúa và ni trồng thủy sản nước ngọt.

- Khí hậu mang đậm nét của khu vực trung du - miền núi với địa hình chủ yếu là đồi, gị thấp, nền nhiệt trung bình là 23oC, độ ẩm khơng khí trung bình đạt 82%, lượng mưa trung bình đạt 2.168mm/năm. Thị xã có hệ thống giao thơng và các cơng trình thủy lợi ln được quan tâm đầu tư xây dựng đã tạo ra các điều kiện thuận lợi

cho việc khai thác thế mạnh của địa phương trong phát triển, với vị trí của mình Đơng Triều có điều kiện để phát huy tiềm năng đất đai cũng như các nguồn lực khác cho sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn nói riêng và tồn tỉnh Quảng Ninh nói chung.

* Đất đai

Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất đai thị xã Đơng Triều năm 2020 TT Mục đích sử dụng đất Tổng diệntích (ha) Cơ cấu diệntích (%)

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 39.658 100

1 Đất nơng nghiệp 24.592 62,01

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 11.572 29,18

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 11.131 28,07

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 441 1,11

1.2 Đất lâm nghiệp 780 1,97

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 491 1,24

1.4 Đất nông nghiệp khác 177 0,45

2 Đất phi nông nghiệp 12.623 31,83

2.1 Đất ở 2.614 6,59

2.2 Đất chuyên dùng 4.194 10,58

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, cơng trình SN 134 0,34

2.2.2 Đất quốc phịng 8 0,02

2.2.3 Đất an ninh 181 0,46

2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi NN 233 0,59

Một phần của tài liệu Phát triển việc làm cho lao động nông thôn tại địa bàn thị xã Đông Triều - Quảng Ninh theo hướng phát triển bền vững. (Trang 42)