Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển việc làm cho lao động nông

Một phần của tài liệu Phát triển việc làm cho lao động nông thôn tại địa bàn thị xã Đông Triều - Quảng Ninh theo hướng phát triển bền vững. (Trang 35)

8. Kết cấu luận văn

1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển việc làm cho lao động nông

1.2.4.1. Nhân tố khách quan

- Thể chế, chính sách, luật pháp của Nhà nước liên quan đến việc làm:

Thể chế, chính sách, luật pháp liên quan đến việc làm có thể được xem là những chính sách vĩ mô của Nhà nước về vấn đề này. Những chính sách vĩ mô của nhà nước như: chính sách về vốn; chính sách về phát triển khoa học công nghệ; chính sách hỗ trợ cho người lao động trong quá trình chuyển đổi công việc; chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn và hướng tới mục tiêu ổn định xã hội; chính sách về phát triển giáo dục; chính sách chăm sóc sức khoẻ cho người dân... có thể nói, đây là những chính sách hết sức quan trọng và có ý nghĩa lâu dài trong chiến lược phát triển của đất nước nói chung và chiến lược phát triển nguồn nhân lực của từng địa phương nói riêng, đồng thời cũng ảnh hưởng đến việc phát triển việc làm cho người lao động tại địa phương đó (Lê Xuân Bá, Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, 2007).

- Sự phát triển của hệ thống giáo dục đào tạo:

Đối với mỗi quốc gia, khi hệ thống giáo dục – đào tạo tốt với chi phí thấp sẽ nâng cao chất lượng cung lao động. Hệ thống này cho là một công cụ chủ động, tích cực của chiến lược đào tạo và phát triển việc làm cho người lao động nói chung và người lao động nông thôn nói riêng. Bởi vì, thực tế, có rất nhiều các trường hợp người lao động nông thôn đang tìm việc làm nhưng họ chưa có trình độ hoặc tay nghề đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động, hoặc những người có nguy cơ thất nghiệp do thay đổi cơ cấu công nghệ mà họ chưa kịp thích ứng. Họ rất cần học nghề, bổ túc, nâng cao tay nghề, được trang bị những kiến thức, kỹ năng nhất định cùng với phẩm chất cần có để đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động (Lê Xuân Bá, Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, 2007). Do đó, sự phát triển của hệ thống giáo dục đào tạo góp phần nâng cao hiệu quả của công tác phát triển việc làm cho người lao động.

- Trình độ phát triển kinh tế xã hội:

Phát triển kinh tế xã hội là một trong những yếu tố quan trọng, tác động trực tiếp đến công tác phát triển việc làm cho người lao động. Từ thập kỷ 90 đến nay,

Việt Nam chủ trương phát triển kinh tế theo định hướng kinh tế thị trường và đạt nhiều thành tựu to lớn nhất. Sự phát triển kinh tế thị trường đã bao gồm hầu như tất cả các vấn đề kinh tế từ giá cả, tỷ giá, lãi suất đến các thành phần kinh tế, đến các doanh nghiệp, đến cả hội nhập quốc tế, ngân hàng tài chính và cả các lĩnh vực dịch vụ.

Những thành tựu nói trên góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, theo đó cơ cấu lao động cũng chuyển dịch theo. Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì sự phát triển kinh tế còn dẫn đến sự ra đời của hàng loạt doanh nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất, thực tế này đòi hỏi công tác phát triển việc làm cho người lao động cần được định hướng để phù hợp với yêu cầu của phát triển kinh tế cũng như yêu cầu của bản thân các doanh nghiệp.

- Hội nhập kinh tế quốc tế:

Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hoá mở ra khả năng cho nước ta, nhất là khi đã là thành viên chính thức WTO, tham gia nhanh và hiệu quả vào hệ thống phân công lao động quốc tế, tận dụng mọi nguồn lực phục vụ mục tiêu phát triển. Do vậy, chúng ta có cơ hội thuận lợi đẩy nhanh quá trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động và rút ngắn thời gian vật chất của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Trong nền kinh tế toàn cầu hoá, các yếu tố như nguồn vốn, công nghệ sản xuất tiên tiến và khoa học quản lư hiện đại có sự luân chuyển tự do nhanh chóng, cho nên các nước đều có khả năng tiếp cận, sử dụng với mức độ khác nhau. Cùng với dòng chảy khổng lồ về vốn, hàng loạt các hoạt động chuyển giao công nghệ sản xuất và khoa học quản lý tiên tiến được thực hiện, góp phần hữu hiệu vào sự lan toả rộng rãi của các làn sóng tăng trưởng hiện đại, điều này tác động trực tiếp công tác phát triển việc làm cho người lao động, bên cạnh việc giải quyết được một số lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động sau khi được đào tạo thì áp lực về trình độ và chất lượng đào tạo lại luôn đặt ra.

1.2.4.2. Nhân tố chủ quan

- Nguồn lực và lợi thế trong phát triển kinh tế tại địa phương (Lê Xuân Bá, Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, 2007).

+ Đất đai: Đất cùng tài nguyên sinh vật trên đất vừa là đối tượng, vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt để con người tác động vào nó tạo ra của cải vật chất phục vụ nhu cầu phát triển của xã hội. Diện tích đất canh tác, mặt nước càng lớn thì tài nguyên nông, lâm, thuỷ sản càng nhiều, thì tiềm năng khai thác và phát triển ngành nghề càng lớn, khả năng phát triển việc làm trong nông thôn, nông nghiệp càng nhiều. Tuy nhiên, diện tích đất đai, mặt nước là đại lượng hữu hạn, có xu hướng bị co hẹp do sự xâm lấn của các ngành kinh tế khác. Tài nguyên nông, lâm, thủy sản đang bị suy giảm nghiêm trọng do sự khai thác quá mức của con người. Vì vậy, vấn đề phát triển việc làm đang trở nên khó khăn và phức tạp khi lao động xã hội ngày một tăng lên.

+ Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng kỹ thuật bao gồm: hệ thống đường giao thông, thuỷ lợi, điện, thông tin liên lạc… là các yếu tố gián tiếp góp phần tạo ra việc làm và nâng cao hiệu quả việc làm. Ví dụ, khi nắm bắt được nhiều thông tin, sự lựa chọn về sản xuất cái , làm như thế nào, với công nghệ nào cũng dễ dàng hơn, nếu thông tin liên lạc phát triển… Hơn nữa việc phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở các cộng đồng dân cư sẽ thu hút dân cư, thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng, từ đó thu hút sự đầu tư sản xuất của các doanh nghiệp, do đó, gián tiếp tạo môi trường phát triển việc làm trong từng cộng đồng.

+ Vốn: Ở cấp độ vĩ mô, vốn là nguồn lực cơ bản thúc đẩy sự phát triển kinh tế của quốc gia, địa phương thông qua các hoạt động đầu tư. Ở cấp độ vi mô, vốn vừa là phương tiện, vừa là mục tiêu cho phát triển kinh tế doanh nghiệp, kinh tế hộ. Nhu cầu về vốn cho đầu tư sản xuất là nhu cầu tất yếu, nó càng quan trọng hơn đối với hộ muốn mở rộng quy mô sản xuất.

+ Nguồn lao động: Số lượng và chất lượng nguồn lao động có ảnh hưởng trực tiếp đối với vấn đề phát triển việc làm. Trong giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, trình độ lao động có vai trò quyết định, vì ở một trình độ lao động nhất định sẽ phù hợp với một công việc nhất định.

Những lợi thế của địa phương là điều kiện cho địa phương trong phát triển kinh tế nông thôn, mở ra những hướng phát triển sản xuất, phát triển việc làm,

giải quyết nhu cầu việc làm cho lao động nông thôn. Trên cơ sở lợi thế đó, địa phương đề ra những chính sách thu hút đầu tư, phát triển việc làm cho nhiều lao động. Lợi thế đó bao gồm:

Lợi thế về tự nhiên: Nguồn tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên…

Lợi thế về xã hội: Yếu tố lao động, yếu tố thuộc về phong tục, tập quán của từng vùng nông thôn…

Lợi thế về chính sách: Chính sách hỗ trợ phát triển giao thông, chính sách về tín dụng tài chính… chiến lược việc làm.

- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động phát triển việc làm cho người lao động. Chiến lược này thường được cụ thể hoá bằng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nếu quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có tính khả thi, thì các dự án đầu tư cũng có điều kiện thực hiện thuận lợi và có hiệu quả kinh tế cao, đồng thời việc giải quyết việc làm cho người lao động sau đào tạo cũng được thuận tiện hơn. Ngoài ra, nội dung chiến lược hay quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương cũng ảnh hưởng đến nội dung công tác phát triển việc làm. Dẫn chứng đơn giản rằng, địa phương đang tập trung phát triển ngành nghề truyền thống hay tập trung phát triển dịch vụ đương nhiên nội dung phát triển việc làm cũng phải đi theo hướng này. - Quá trình đô thị hóa – công nghiệp hóa của địa phương: do quá trình công

nghiệp hóa – hiện đại hóa và quá trình đô thị hóa nên đất đai của người dân bị thu hẹp, nhiều người dân bị mất đất mà khả năng phát triển việc làm từ quá trình này còn hạn chế, đồng thời do người lao động nông thôn có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp không đáp ứng được yêu cầu công việc nên sức ép việc làm lao động nông thôn ngày càng tăng do xu thế phát triển của xã hội, điều này tác động không nhỏ đến hoạt động phát triển việc làm cho lao động nông thôn – phát triển việc làm cho các đối tượng lao động này là điều tất yếu.

- Trình độ của người lao động: Với các nước đang phát triển, trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật,... của lao động nông nghiệp, nông thôn thường rất thấp, do vậy

khi tiến hành công nghiệp hóa, đô thị hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng và phát triển các đô thị, phát triển các ngành phi nông nghiệp gắn với nền kinh tế thị trường, cơ hội tìm kiếm công ăn việc làm của lao động nông nghiệp ở các đô thị là rất khó khăn. Ngay cả trong sản xuất nông nghiệp ngày nay - thời đại khoa học công nghệ - lao động nông nghiệp cũng đòi hỏi phải được đào tạo và đào tạo lại. Cùng với tiến trình hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn đặt ra những yêu cầu mới cho người lao động, đòi hỏi người lao động phải nâng cao năng lực, trình độ của mình. Nếu người lao động nông nghiệp nói riêng, người lao động trong các ngành nói chung không được đào tạo và đào tạo lại đáp ứng yêu cầu mới, thì tự họ sẽ mất công ăn việc làm, cơ hội tìm kiếm việc làm sẽ rất khó khăn tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm là không thể tránh khỏi.

Thực trạng về lao động và việc làm ở các nước đang phát triển đã chứng minh: lao động có tay nghề cao, có trình độ chuyên môn giỏi đang rất thiếu, trong khi lao động thủ công và lao động có tay nghề thấp lại thừa với số lượng lớn. Do vậy, muốn giải quyết được công ăn việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình đô thị hóa cần thiết phải quan tâm tới việc đào tạo, đào tạo lại đội ngũ người lao động nông nghiệp nói riêng, lao động xã hội nói chung theo cơ cấu lao động hợp lý phù hợp với từng giai đoạn đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn (Tổ chức lao động quốc tế (ILO), việc làm và thị trường lao động, 2012).

1.3. Thực tiễn phát triển việc làm cho lao động nông thôn của một số nƣớc trên thế giới

1.3.1. Đài Loan

Chính sách phát triển công nghiệp hóa ở Đài Loan là kết hợp chặt chẽ giữa công nghiệp với nông nghiệp, từ đô thị xuống nông thôn, đồng thời phát triển cả công nghiệp đô thị và công nghiệp nông thôn với những nội dung, hình thức thích hợp đan xen nhau.

Những năm 50 của thế kỷ XX. Chính phủ Đài Loan đà rất chú trọng và có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho mô hình kinh tế trang trại ở nông thôn phát triển thông qua những biện pháp tích cực để hiện đại hoá nông nghiệp.

Đó là tác động công nghệ sinh học và cây trồng vật nuôi. Do vây, năng suất đã tăng lên rõ rệt. Sản xuất nông nghiệp ở Đài Loan được hiện đại hoá cao cả về điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, hoá học hoá và cơ giới hóa trong các khâu sản xuất. Máy móc sử dụng trong nông nghiệp là các loại máy nhỏ phù hợp với điều kiện sản xuất của trang trại quy mô nhỏ. Năm 1990 có 98% diện tích canh tác, 95% diện tích lúa, 70% lượng ngũ cốc được sử dụng máy móc.

Đài Loan đã xây dựng được các xí nghiệp vừa và nhỏ ở các vùng nông thôn, ở Đài Loan, năm 1993, có trên 700.000 xí nghiệp vừa và nhỏ chiếm 98% tổng số xí nghiệp và 60% tổng số lao động của ngành công nghiệp. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở Đài Loan được phát triển một cách nhanh chóng. Các xí nghiệp theo mô hình gia đình cùng được hình thành. Kinh tế dịch vụ hàng tiêu dùng, vật tư kỹ thuật cho nông nghiệp cũng rất phát triển nhanh chóng nhất là thời gian từ năm 2005 trở lại đây.

Trong quá trình công nghiệp hoá nông thôn, công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm vừa đáp ứng yêu cầu phục vụ nông nghiệp tại chỗ vừa thu hút lao động địa phương tạo thêm việc làm mới. Trong vòng bốn thập kỷ từ 1951 đến 1990 cơ cấu ngành của Đài Loan đã có sự cải biến sâu sắc triệt để. Ngành nông nghiệp từ 35,5% trong GDP giảm xuống còn 4,2%. Điều đó chứng tỏ nông thôn nông nghiệp cùng cải biến một cách sâu sắc triệt để.

Công nghiệp hoá nông thôn thúc đẩy sự hình thành các liên hiệp nông - công nghiệp, phát triển công nghiệp chế biến gắn với sản xuất nông nghiệp nâng cao giá trị nông sản, thực phẩm. Công nghiệp hoá nông thôn đã thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội. Năm 1952, ở Đài Loan lao động nông nghiệp chiếm 56%, lao động công nghiệp chiếm 16,9%, lao động dịch vụ chiếm 27%. Đến năm 1992, lao động nông nghiệp giảm còn 12,8%, lao động công nghiệp tăng lên 40,2%, lao động dịch vụ tăng lên 46,9%. Đến đầu những năm 2000 lao động nông nghiệp ở Đài Loan chiếm 6% trong khi đó lao động dịch vụ 58,2%, công nghiệp 35,8%, nông nghiệp 6%. Tuy nhiên, đến năm 2014 thì tỷ lệ lao động thất nghiệp vẫn là 4,28%, đây là một thách thức lớn cho Đài Loan trong những năm tiếp theo (Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Ban Công tác đại biểu, 2014).

1.3.2. Thái Lan

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên trong nông nghiệp. Thái Lan có nhiều thuận lợi về diện tích canh tác hơn so với các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, so với Đài Loan thì công nghiệp hóa nông thôn ở Thái Lan còn nhiều hạn chế.

Thái Lan đã áp dụng tiến trình công nghiệp hóa tập trung vào đô thị từ những năm 50 của thế kỷ XX, tuy nhiên, tiến trình công nghiệp hóa khi đó đã không thành công, nông nghiệp vẫn trong tình trạng kém phát triển. Vì vậy, Chính phủ Thái Lan đã kịp thời chuyển hướng chiến lược công nghiệp hóa từ đơn thuần tập trung cho công nghiệp hoá đô thị sang công nghiệp hóa cả đô thị và nông thôn, công nghiệp và nông nghiệp đều hướng vào xuất khẩu.

Quá trình công nghiệp hoá nông thôn ở Thái Lan vừa tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá vừa mở mang các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.

Về nông nghiệp, sản xuất lúa được cơ giới hoá 96% khâu làm đất, 70% khâu tưới nước, 92% khâu đập tuốt lúa và 10% khâu sấy hạt. Diện tích sản xuất mía, cơ giới khâu làm đất đạt 100%, trồng mía đạt 87%, chế biến đường đạt 100%. Máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp tăng nhanh. Năm 1957, số lượng máy kéo là 250 cái, năm 1967 là 19.500 cái, năm 1992 là 1.084.331 cái. Nhìn

Một phần của tài liệu Phát triển việc làm cho lao động nông thôn tại địa bàn thị xã Đông Triều - Quảng Ninh theo hướng phát triển bền vững. (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w