Nội dung phát triển việc làm cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu Phát triển việc làm cho lao động nông thôn tại địa bàn thị xã Đông Triều - Quảng Ninh theo hướng phát triển bền vững. (Trang 29 - 33)

8. Kết cấu luận văn

1.2.2. Nội dung phát triển việc làm cho lao động nông thôn

1.2.2.1. Xây dựng kế hoạch phát triển việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn

Mục tiêu của phát triển địa phương là xây dựng một xã hội tương lai trong đó mọi người cùng được hưởng các thành quả lao động. Người dân là người hiểu rõ nhu cầu của mình nhất. Do vậy các hoạt động phát triển kinh tế địa phương ở cấp độ địa phương rất phù hợp để tạo ra sự hòa hợp giữa phát triển kinh tế địa phương và phát triển con người.

Trên cơ sở thông tin về nhu cầu lao động của đơn vị, doanh nghiệp, các địa phương trong thị xã đã chủ động giới thiệu việc làm cho người lao động trên địa bàn phù hợp với yêu cầu công việc. Cùng với việc khai thác các nhu cầu việc làm mới, thị xã cũng tiếp tục phối hợp với các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển lao động lớn thuộc các ngành sản xuất thế mạnh của địa phương.

Cung lao động là khả năng cung ứng lao động cho thị trường lao động của dân số một quốc gia, vùng, địa phương nào đó. Dự báo tổng cung cho biết quy mô cũng như cơ cấu lao động trong tương lai. Có nhiều phương pháp dự báo tổng cung

lao động, một trong những phương pháp đơn giản nhất là phương pháp tỷ trọng. Theo phương pháp này, tổng cung lao động được xác định căn cứ vào tổng số người lao động của dân số trong tuổi lao động. Cũng có thể tính theo tổng dân số và tỷ lệ tham gia lực lượng của dân số.

Tỷ lệ tham gia LLLĐ của dân số trong tuổi lao động (hoặc của dân số) của năm dự báo được xác định trên cơ sở phân tích tác động của các yếu tố kinh tế, xã hội... đến quá trình biến động của tỷ lệ này.

Để dự báo tổng cung, trước hết phải dự báo được tổng dân số trong độ tuổi lao động. Dân số trong độ tuổi lao động được dự báo bằng phương pháp chuyển tuổi (hoặc từ kết quả dự báo dân số bằng phương pháp thành phần, trong đó số người trong tuổi lao động được tính theo cách chuyển tuổi. Số liệu năm gốc được lựa chọn thường là tổng điều tra dân số thường xuyên (mẫu) hàng năm của cơ quan thống kê các cấp.

Trong trường hợp dự báo cung lao động cho thời hạn dưới 15 năm thì số người trong tuổi lao động trong thời kỳ dự báo bao gồm những người đã sinh và hiện đang sống ở thời điểm gốc sẽ còn sống đến thời điểm dự báo. Vì vậy, để tính được dân số trong tuổi lao động trong thời kỳ dự báo, việc chuyển tuổi được tính bằng cách lấy dân số năm gốc (theo từng nhóm tuổi) nhân với hệ số chuyển tuổi.

Việc chuyển tuổi được tính riêng cho từng giới (nam, nữ). Kết quả chuyển tuổi sẽ xác định được số dân số trong từng nhóm tuổi (5 tuổi trong mỗi nhóm). Cộng các nhóm tuổi từ 15 - 60 đối với nam sẽ có được tổng dân số nam trong tuổi lao động và nhóm tuổi 15 - 55 đối với nữ, sẽ có được tổng dân số nữ trong tuổi lao động (Báo cáo Vụ Thống kê dân số và lao động, 2019).

Trong trường hợp dự báo cho thời kỳ dài trên 15 năm, việc chuyển tuổi được kết hợp trong việc thực hiện dự báo dân số. Từ kết quả dự báo dân số sẽ cho ta biết được tổng dân số trong tuổi lao động.

Tỷ lệ dân số tham gia LLLĐ được lấy từ kết quả điều tra lao động – việc làm hàng năm. Nhìn chung, những tỷ lệ này thay đổi theo thời gian tương đối chậm, nên có thể ngoại suy theo xu thế từ hiện tại cho thời kỳ dự báo với những dự kiến điều

chỉnh tuỳ theo bối cảnh cụ thể của thời kỳ dự báo.

1.2.2.4. Triển khai hoạt động hỗ trợ phát triển việc làm cho lao động nông thôn

- Mở rộng sự tham gia của người dân địa phương vào các hoạt động văn hóa, chính trị, xã hội: Sự tham gia của người dân địa phương quyết định sự thành công các hoạt động chương trình Phát triển kinh tế địa phương (LED) vì họ là người thực thi các hoạt động đó và chia sẻ lợi ích tương lai do các hoạt động đó mang lại. Càng ở cấp độ vi mô và quy mô càng nhỏ (tổ dân phố, thôn xóm, nhóm người) sự tham gia càng có ảnh hưởng sâu sắc hơn tới kết quả các hoạt động LED.

- Khuyến khích phát triển việc làm và tự phát triển việc làm, khuyến khích đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ: Phát triển kinh tế địa phương, phát triển con người luôn gắn liền với lĩnh vực lao động và việc làm. Việc làm được tạo ra khi đã có sự hòa hợp giữa các chính sách kinh tế và xã hội và sự tham gia rộng rãi của người dân địa phương vào các hoạt động phát triển kinh tế địa phương. Việc làm hình thành trong chính các hoạt động đó hoặc các hoạt động đó kích thích tạo ra việc làm mới.

Giải pháp để phát triển việc làm là ngoài việc làm có sẵn do các hoạt động phát triển kinh tế địa phương mang lại, cần khuyến khích tự phát triển việc làm thông qua các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Để tạo ra việc làm xu hướng hiện nay phương án lựa chọn theo chiều từ dưới lên, tạo ra các tổ chức nhỏ (Cluster) làm hạt nhân và mở rộng ảnh hưởng của các tổ chức đó ra địa phương lân cận. Các Cluster đó có thể là các tổ sản xuất cùng ngành nghề, các làng nghề, các hiệp hội sản xuất kinh doanh, hợp tác xã…;

Các doanh nghiệp nông thôn: Các doanh nghiệp phát triển sẽ kéo theo sự phát triển mở rộng cả về quy mô lẫn hướng sản xuất, góp phần cho kinh tế phát triển. Đặc biệt với các doanh nghiệp ở nông thôn, sự phát triển của các cơ sở này tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm dần lao động thuần nông.

nghĩa to lớn đối với việc làm của người lao động: Vốn dùng để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm máy móc, thiết bị, đào tạo đội ngũ người lao động... Đặc biệt trong điều kiện ngày nay, để phát triển sản xuất đòi hỏi phải đổi mới nhanh chóng máy móc, thiết bị, tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, hơn nữa hoạt động trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, tính rủi ro cao. Có vốn lớn, “trường vốn” đem lại lợi thế cho doanh nghiệp và người sản xuất, thực tế là: muốn phát triển một ngành nào đó đều cần phải có một lượng vốn đầu tư tương ứng cho một chỗ làm mới (ví dụ: để có một chỗ làm mới trong nông nghiệp cần một lượng vốn từ 10-15 triệu đồng còn trong lĩnh vực công nghiệp cần khoảng 50 triệu đồng cho một chỗ làm mới,...)

- Khai thác các nguồn lực tại địa phương, tạo điều kiện cho người dân địa phương được tiếp cận các nguồn lực: Tài chính, giáo dục, thông tin, công nghệ: Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của các hoạt động LED. Để đạt được thành công cần khai thác tất cả tiềm năng, khả năng của người dân. Tạo điều kiện cho người dân địa phương tiếp cận các nguồn lực là giải pháp cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, khai thác tối đa các nguồn lực hiện có và mở rộng sự tham gia. Sự tham gia càng lớn càng làm giảm các nguy cơ xung đột lợi ích trong tương lai, đây chính là nền tảng của sự phát triển bền vững bởi vì phát triển bền vững cần có các mối liên kết và giảm đi sự đối kháng.

Các hoạt động LED phải dựa trên sự khai thác và phát triển các nguồn lực địa phương. Tính bền vững các hoạt động LED phụ thuộc vào các nguồn lực sẵn có.

Mở rộng sự tiếp cận của người dân đối với các nguồn lực: Tài chính, giáo dục, thông tin, công nghệ,… là nền tảng củng cố yếu tố các quyền tại nơi làm việc của việc làm bền vững.

- Hỗ trợ nhóm yếu thế: Phát triển kinh tế địa phương thông qua sự tác động vào lĩnh vực phát triển nhân lực và các nguyên tắc phát triển con người. Hỗ trợ các nhóm yếu thế được coi như phương tiện hỗ trợ bình đẳng giới và a nhập xã hội. Các chương trình LED phải luôn gắn với các chương trình hỗ trợ nhóm yếu thế để tạo ra sự công bằng trong xã hội hay nói cách khác là củng cố yếu tố bảo trợ xã hội

của việc làm bền vững.

- Xây dựng tính bền vững của các chương trình LED: Tính bền vững của các hoạt động LED được thể hiện qua các mặt.

+ Bền vững về tài chính: Các hoạt động LED dần dần có thể tự bù đắp chi phí, tách ra tự chủ và hoạt động độc lập.

+ Bền vững xã hội: Tính bền vững xã hội sẽ đạt được khi các lợi ích và mục tiêu và tầm nh n dài hạn được chia sẻ và được xây dựng ngay trong cộng đồng người dân tham gia.

+ Bền vững tập quán: Tính bền vững tập quán gắn liền với địa phương vùng lãnh thổ, điều này đạt được khi có sự phối hợp, hỗ trợ và định hướng của cơ quan quản lý và chính quyền địa phương.

Một phần của tài liệu Phát triển việc làm cho lao động nông thôn tại địa bàn thị xã Đông Triều - Quảng Ninh theo hướng phát triển bền vững. (Trang 29 - 33)