Tình hình lao động nông thôn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Phát triển việc làm cho lao động nông thôn tại địa bàn thị xã Đông Triều - Quảng Ninh theo hướng phát triển bền vững. (Trang 55 - 61)

8. Kết cấu luận văn

2.2.1. Tình hình lao động nông thôn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

- Số lượng lao động nông thôn tương đối lớn và có xu hướng tăng theo các năm.

Hình 2.4: Số lƣợng lao động nông thôn tại thị xã Đông Triều giai đoạn 2018-2020

(Nguồn: Ủy ban nhân dân thị xã Đông Triều, năm 2020)

2020 có xu hướng gia tăng theo các năm, theo đó tăng từ 88.314 người năm 2018 lên 92.903 người năm 2020.

- Số lượng lao động nông thôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lao động của thị xã. Tính đến năm 2020 tỷ trọng lao động nông thôn chiếm đến 54,87% tổng số lao động của Đông Triều.

- Trình độ học vấn và nghiệp vụ kỹ thuật của lao động nông thôn tại thị xã Đông Triều, Quảng Ninh chưa được đánh giá cao.

Bảng 2.3: Trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật của lao động nông thôn tại thị xã Đông Triều tính đến năm 2020

Trình độ học vấn và nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật

Số lƣợng

(ngƣời) Tỷ lệ (%)

Trình độ học vấn

Chưa tốt nghiệp Tiểu học 9.569 10,30

Đã tốt nghiệp Tiểu học 29.395 31,64

Đã tốt nghiệp Trung học cơ sở 32.200 34,66 Đã tốt nghiệp Trung học phổ thông 21.739 23,40

Tổng cộng 92.903 100,00

Nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật

Chưa qua đào tạo 72.158 77,67

Công nhân kỹ thuật không có bằng

cấp 10.247 11,03

Trung học - Công nhân kỹ thuật 8.203 8,83

Cao đẳng - Đại học 2.295 2,47

Tổng cộng 92.903 100,00

(Nguồn: Ủy ban nhân dân thị xã Đông Triều, năm 2020)

Trình độ học vấn là một trong những chỉ tiêu phản ánh chất lượng lao động. Căn số liệu trên cho thấy, trình độ học vấn của lao động nông thôn của thị xã thấp, chỉ có 21.739 người, tương đương với 23,40% tốt nghiệp trung học phổ thông. Trong khi đó, có 9.569 người tương ứng 10,30 % có trình độ học vấn chưa tốt nghiệp tiểu học. Đối với bộ phận lao động có trình độ học vấn thấp này, vấn đề áp

dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất rất hạn chế, chủ yếu làm việc trong nhóm ngành kinh tế nông - lâm nghiệp và trong khu vực hộ gia đình. Trình độ học vấn thấp dẫn đến vấn đề đào tạo và tái đào tạo nghề, phổ biến khoa học kỹ thuật trong sản xuất gặp nhiều trở ngại. Đặc biệt là khi bị thu hồi đất sản xuất, bộ phận lao động có học vấn thấp rất khó khăn trong việc thích nghi với hoàn cảnh mới và khi số tiền có được từ hỗ trợ đền bù không được sử dụng hợp lý cho việc chuyển đổi ngành nghề, tìm kiếm công việc mới thì lực lượng lao động này có khả năng thất nghiệp rất cao và cuộc sống gia đình rơi vào khó khăn.

Lao động nông thôn của thị xã phần lớn chưa qua đào tạo (lao động phổ thông) 72.158 người tương ứng 77,67% trong tổng số lao động nông thôn (Ủy ban nhân dân thị xã Đông Triều, 2020). Chính vì chưa được đào tạo nên vấn đề tìm việc làm của lao động gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu cần tuyển dụng lao động có nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật nên bộ phận lao động phổ thông không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Lao động đã qua đào tạo 22,33%, trong đó trình độ Cao đẳng - Đại học chỉ 2.295 người tương ứng 2,47% và Trung học - Công nhân kỹ thuật 8.203 người tương ứng 8,83%. Tổng số lao động có bằng cấp được công nhận chỉ 11,3% một tỷ trọng rất khiêm tốn so với tổng số lao động nông thôn của thị xã (Ủy ban nhân dân thị xã Đông Triều, 2020).

2.2.2. Tình hình việc làm cho lao động nông thôn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

Bảng 2.4: Tình hình việc làm cho lao động nông thôn thị xã Đông Triều giai đoạn 2018-2020

Tiêu chí Đơn vị 2018 2019 2020

Tổng số lao động nông thôn Người 88.314 90.116 92.903 Số lao động có việc làm Người 65.617 66.776 68.769 % trong tổng số lao động nông

thôn % 74,3 74,1 74,02

Số lao động được tạo việc làm

mới hàng năm Người 3.260 3.835 4.112

Số lao động nông thôn có việc làm tại thị xã Đông Triều có xu hướng gia tăng theo các năm về số lượng. Theo đó, năm 2018 số lao động nông thôn có việc làm trên địa bàn thị xã là 65.617 người, năm 2020 (sau 3 năm) số lượng này tăng lên 68.769 người (tăng trung bình 2,4%/năm).

Song song với tình hình gia tăng về số lượng lao động nông thôn có việc làm trên địa bàn thị xã thì số lao động được phát triển việc làm mới cũng có xu hướng tăng lên.

Năm 2018 thị xã giải quyết thêm được 3.260 việc làm cho người lao động; năm 2019 số lượng này tăng lên 3.835 người (tăng 17,6% so với năm 2018); sang năm 2020 số lượng lao động được giải quyết việc làm hàng năm tiếp tục tăng lên, lần lượt đạt 4.112 người.

Mặc dù cả số lượng lao động nông thôn có việc làm và tạo được việc làm mới hàng năm đều có xu hướng tăng, tuy nhiên tỷ trọng lao động có việc làm trong tổng số lao động nông thôn trên địa bàn thị xã lại có xu hướng giảm dần, giảm từ 74,3% năm 2018 xuống còn 74,02% năm 2020. Điều này đặt ra những thách thức không nhỏ cho ban lãnh đạo địa phương trong vấn đề việc làm cho lao động nông thôn.

2.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển việc làm cho lao động nông thôn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh theo hướng phát triển bền vững

2.2.3.1. Điều kiện tự nhiên

Thị xã có diện tích tự nhiên là 39.658 ha bao gồm 11 xã và 10 phường, dân số toàn thị xã là 203.061 người, trong đó dân số vùng nông thôn là 94.423 người. Với vị trí tương đối thuận lợi, là cửa ngõ phía tây của tỉnh Quảng Ninh, nằm trên trục đường Quốc lộ 18A, được bao bọc bởi con sông Kinh Thầy nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá cả đường bộ và đường thuỷ. Chính vì lẽ đó mà hiện tại Đông Triều đang là một trong những địa phương trọng điểm về phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh và là điều kiện thuận lợi để thu hút được nguồn nhân lực, phát triển việc làm cho người lao động nông thôn.

Lãnh đạo thị xã Đông Triều đã và đang rất quan tâm đến vấn đề phát triển việc làm theo hướng phát triển bền vững trên địa bàn thị xã, luôn coi phát triển việc làm là một trong những chính sách quan trọng, hàng đầu trong việc phát triển kinh tế - xã hội của thị xã. Thị xã đã ban hành, tổ chức, thực hiện nhiều cơ chế, chính sách để phát triển việc làm cho người lao động theo hướng phát triển bền vững.

Mỗi giai đoạn, thị xã đưa ra các chính sách về lao động việc làm phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của thị xã, của đất nước để phát triển việc làm cho người lao động trên địa bàn. Trong giai đoạn vừa qua, thị xã Đông Triều tập trung vào một số chính sách của Trung ương và địa phương:

Các chính sách của Trung ương: Phòng LĐTB & XH đã tích cực chủ động tham mưu cho Thị ủy - UBND thị xã Đông Triều triển khai thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề phát triển việc làm cho người lao động theo hướng phát triển bền vững đảm bảo đúng quy định. Các cơ quan ban ngành địa phương đã nhiệt tình và nỗ lực phấn đấu làm việc để phát triển kinh tế xã hội. Tỉnh đã cùng thị xã tập trung thực hiện chương trình quốc gia, đặc biệt là chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề, xóa đói giảm nghèo, xuất khẩu lao động. Đó là các chương trình cho vay vốn mức lãi suất ưu đãi cho các hộ nghèo, hộ cận nghề để phát triển sản xuất kinh doanh và đi xuất khẩu lao động, đào tạo nghề gắn với giới thiệu việc làm; đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động; ngoài ra còn thực hiện một số chương trình tín dụng, ngân hàng phục vụ người nghèo, chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình… Các chương trình, dự án này nhằm hỗ trợ cho người lao động của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho ngươi lao động có cơ hội tìm kiếm việc làm với mức thu nhập cao, giảm được tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm, phát triển kinh tế - xã hội của thị xã.

Phát triển việc làm theo hướng phát triển bền vững là một trong những vấn đề bức xúc và liên quan đến cuộc sống của nhiều người. Do đó cần có sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành đoàn thể, giữa các chương trình, dự án.

Trong mọi ngành sản xuất, vốn đóng vai trò hết sức quan trọng. Vốn là điều kiện để có tư liệu lao động. Nói chung, nguồn vốn của thị xã còn hạn hẹp, hơn nữa người lao động rất ít vốn, đặc biệt đối với khu vực nông thôn vì thế chưa tận dụng hết các nguồn lực trong sản xuất. Thị xã đã có rất nhiều biện pháp tạo vốn cho người lao động và người sử dụng lao động như hỗ trợ vốn, cho vay với lãi suất thấp, đối với doanh nghiệp thì được miễn, giảm thuế sử dụng đất trong những năm đầu.

Đầu tư cũng gắn liền với trình độ công nghệ, chính vì vậy mà trong giai đoạn này thị xã Đông Triều đã chú trọng thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp có công nghệ cao, ít gây ô nhiễm môi trường, lại thu hút và phát triển việc làm cho lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đã qua đào tạo. Nhờ đầu tư nên gia tăng hệ thống kết cấu hạ tầng tiến bộ, hệ thống giao thông giữa các khu, cụm công nghiệp được nâng cấp, cải tạo góp phần tăng trưởng kinh tế thị xã. Lượng vốn hàng năm cung cấp để phát triển sản xuất kinh doanh đối với hộ gia đình và chủ sản xuất kinh doanh là tương đối lớn. Vốn này cũng được sử dụng rất hữu ích, có hiệu quả mang đến nhiều cơ hội việc làm cho lao động. Tuy vậy, trong công tác thẩm định cho vay vốn còn nhiều thủ tục rờm rà, mong rằng sớm có những cách giải quyết nhanh hơn, hướng dẫn cụ thể hơn tạo điều kiện phát triển hơn nữa kinh tế thị xã, từ đó thu hút được nhiều lao động.

Nguồn vốn cho vay tập trung chủ yếu vào cơ sở hạ tầng giáo dục, đào tạo nghề, phát triển tiểu thủ công nghiệp, xây dựng doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn thị xã. Nhìn chung lượng vốn được huy động cho sản xuất còn chưa đáp ứng được con số mỗi năm cần cho vấn đề đầu tư xây dựng. Đây cũng là vấn đề hết sức khó khăn và thách thức lớn cần giải quyết.

2.2.3.4. Nhân tố thuộc về cung lao động

Lực lượng lao động của thị xã không ngừng tăng lên qua các năm. Cùng với đó là tăng về chất lượng lao động trong giai đoạn này. Chất lượng lao động thể hiện ở nhiều mặt khác nhau như sức khỏe thể lực, trí lực, tri thức, thái độ lao động và văn hóa lao động. Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo ở thị xã còn khá cao, mặc dù cứ đều đặn hàng năm giảm tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo và tăng tỷ lệ qua đào tạo

nhưng tốc độ này còn chậm.

Chất lượng lao động thị xã Đông Triều tuy đã có sự thay đổi đáng kể song vẫn còn khá thấp so với mặt bằng chung, dân số chủ yếu tập trung ở nông thôn nên trình độ dân trí chưa cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo có việc làm vẫn còn thấp. Đi cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của Đông Triều chất lượng lao động qua đào tạo sẽ được nâng cao, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, người lao động có cơ hội làm việc trong những ngành có chuyên môn kỹ thuật, tăng thu nhập nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân cũng được cải thiện, sức khỏe của người lao động vì thế mà cũng đảm bảo hơn để có thể làm việc.

2.3. Phân tích thực trạng phát triển việc làm cho lao động nông thôn ở thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2018 - 2020

Một phần của tài liệu Phát triển việc làm cho lao động nông thôn tại địa bàn thị xã Đông Triều - Quảng Ninh theo hướng phát triển bền vững. (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w