8. Kết cấu luận văn
3.2. Một số giải pháp chủ yếu về phát triển việc làm cho lao động nông thôn thị
Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh theo hƣớng phát triển bền vững
3.2.1. Nâng cao chất lượng lao động nông thôn thông qua hoạt động đào tạo nghề chuyên sâu
3.2.1.1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về đào tạo nghề
Thời gian qua, khi triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thị xã Đông Triều đã huy động được sự vào cuộc của tồn bộ hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng. Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đồn thể chính trị, xã hội như Hội Nơng dân, Đồn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh,… đã phát huy được vai trị của mình trong công tác tuyên truyền, vận động, tư vấn cho người nông dân tham gia học nghề và phát triển nghề được học vào cuộc sống. Để tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên đi học nghề, mỗi tổ chức đoàn thể phải xây dựng chương trình cơng tác “Tun truyền, vận động, tư vấn cho đồn viên, hội viên học nghề, lập nghiệp, phát triển kinh tế” thống nhất từ trung ương đến địa phương; chủ động kết nối giữa hoạt động của các tổ chức mình với việc triển khai đào tạo nghề cho lao động nông thôn bằng sự tham gia cụ thể thiết thực; lựa chọn các khâu, các việc để góp phần đưa đồn viên, hội viên đi học nghề một cách hiệu quả.
Cùng với đó, mỗi tổ chức đồn thể phải xây dựng mạng lưới đội ngũ tuyên truyền viên là cán bộ Ban Thường vụ, Ban Chấp hành nhiệt tình, hăng say với phong trào, hoạt động ổn định và được bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ để nắm chắc các chủ trương chính sách về đào tạo nghề, về kế hoạch phát triển kinh tế của địa phương và cách tư vấn lựa chọn nghề để học. Người cán bộ tuyên truyền, tư vấn ở các cơ sở phải làm chuyển biến, thôi thúc cho đồn viên, hội viên tích cực tham gia học nghề, coi đó là quyền lợi và nghĩa vụ; phải trả lời, giải đáp về những chính sách cho học nghề, học nghề ở đâu; cùng bàn bạc với họ về lựa chọn nghề để học và có trách nhiệm với quyết định của mình. Mặt khác, cũng phải tư vấn cho người học nghề biết cách tổ chức sản xuất; tổ chức kinh doanh; giúp đỡ cho thanh niên vay vốn tín dụng theo Quyết định 157 để đi học các nghề ở trình độ trung cấp và cao
đẳng; cùng lo toan, chia sẻ với họ về những thành cơng và khó khăn trên con đường lập nghiệp.
Để có được đội ngũ tuyên truyền viên có kỹ năng, hoạt động có hiệu quả, các cấp bộ đồn thể phải lựa chọn, tạo dựng bồi dưỡng tập huấn thường xuyên cho họ; phối hợp với các cơ quan nhà nước xây dựng hệ thống tài liệu tuyên truyền, tổ chức tập huấn nghiệp vụ hàng năm. Bên cạnh đó, mỗi đồn thể cần biểu dương, tơn vinh, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong cơng tác tun truyền, tư vấn học nghề, mở các hội thi người tuyên truyền, tư vấn giỏi để trao đổi phổ biến nhân rộng các điển hình tốt, tạo cơ hội cho xã hội tơn vinh họ.
Trong q trình tun truyền tư vấn về học nghề, các tổ chức đoàn thể cũng cần phải tránh khuynh hướng vận động theo phong trào, học nghề nhưng không gắn với giải quyết việc làm mà phải tiếp tục quan tâm chăm lo giúp cho đoàn viên, hội viên khi học nghề xong có điều kiện để sản xuất, việc làm như đứng ra tín chấp cho vay vốn phát triển sản xuất; đề xuất với chính quyền giúp đỡ về đất đai để tổ chức sản xuất kinh doanh; cùng với chính quyền địa phương tìm việc làm mới trong các khu công nghiệp, nhà máy, doanh nghiệp hoặc tạo những điều kiện làm việc mới cho họ.
Quyết định 1956 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 nhưng cần phải triển khai thời gian dài tiếp theo, vì vậy rất cần sự tham gia vào cuộc của các tổ chức đồn thể. Nếu có một phương thức hoạt động thiết thực hiệu quả gắn với lợi ích của đồn viên, hội viên, đó chắc chắn sẽ là động lực cho các tổ chức đoàn thể hoạt động. Giúp cho đoàn viên, hội viên học nghề là điều kiện để các tổ chức đoàn thể thật sự trở thành chỗ dựa tin cậy trên con đường lập nghiệp, phát triển kinh tế, xây dựng đời sống no ấm, hạnh phúc và góp phần vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn.
3.2.1.2. Mở rộng hình thức, ngành nghề đào tạo
- Đào tạo ngành nghề truyền thống cho người lao động: các cơ sở dạy nghề phối hợp với các cơ sở sản xuất làng nghề.
+ Tổ chức các lớp đào tạo nghề theo hình thức truyền nghề, kèm cặp tại nơi sản xuất cho người lao động chưa có nghề.
+ Thường xuyên mở các khóa bồi dưỡng, bổ sung kiến thức, kỹ năng lao động, nâng cao tay nghề, khả năng sáng tạo và nhận thức của người lao động theo hình thức tập huấn ngắn ngày cho những lao động đã có nghề.
+ Thực hiện đầy đủ các chính sách, quy định của Nhà nước đối với người lao động về tiền công, tiền lương; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (nếu có); trang bị bảo hộ lao động, an tồn lao động.v.v..
- Đào tạo nghề gắn với phát triển việc làm cho người lao động
Phát triển việc làm mới và giải quyết việc làm thêm cho người lao động chịu tác động trực tiếp của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ. Yêu cầu về chất lượng lao động của các doanh nghiệp cũng ngày càng khắt khe hơn, do đó để có thể phát triển việc làm cho lao động nơng thôn cần tiến hành nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Muốn thực hiện tốt phát triển việc làm cần thực hiện:
+ Đối với các cấp chính quyền địa phương: Làm tốt công tác quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tạo cơ sở cho xây dựng chiến lược dạy nghề ở từng địa phương. Việc xây dựng chiến lược và kế hoạch đào tạo nghề phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn cả về số lượng, chất lượng, loại hình nghề cần đào tạo. Cần điều tra một cách chính xác nhu cầu đào tạo của thực tiễn, khuyến khích các cơ sở đào tạo và người học thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho lao động nơng thơn.
Nhân rộng mơ hình tiên tiến về đào tạo nghề và phát triển việc làm: đào tạo nghề ngắn hạn, đào tạo định hướng xuất khẩu lao động, đào tạo tại các trung tâm học tập cộng đồng, đào tạo tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và truyền nghề tại các làng nghề trên địa bàn.
UBND thị xã tổ chức chỉ đạo học tập các điển hình tiên tiến trong thị xã, đồng thời cần phải triển khai các hoạt động điều tra, khảo sát nhu cầu sử dụng nhân lực qua lao động qua đào tạo nghề trong các ngành kinh tế, vùng kinh tế và từng địa
phương. Việc “nắm” nhu cầu phải đi trước một bước và phải triển khai thường xuyên với quy mô và mức độ khác nhau, để kịp thời bổ sung những thông tin nhu cầu về những nghề mới với quy mơ và trình độ phù hợp. Nhu cầu sử dụng lao động chính là “đầu ra” của đào tạo, qua đó có thể biết được cần đào tạo những nghề gì với trình độ nào.
Ủy ban nhân dân các xã, phường liên kết với các công ty xuất khẩu lao động dưới sự chỉ đạo của UBND thị xã đào tạo, định hướng, tư vấn, hỗ trợ vay vốn và đưa lao động đi xuất khẩu lao động.
+ Đối với các cơ sở đào tạo: Nghiên cứu mơ hình kết hợp giữa các doanh nghiệp với địa phương để có sự tuyển dụng lao động ban đầu. Doanh nghiệp có trách nhiệm giải quyết vấn đề đào tạo nghề theo tư cách của người sử dụng lao động tương lai. Việc bồi thường khi thu hồi đất sẽ không chuyển cho những lao động này mà chuyển trả cho hoạt động đào tạo nghề. Nếu có sự phối hợp tốt, kinh phí đền bù sẽ được sử dụng đúng mục đích và sẽ tiết kiệm được. Đặc biệt tránh được lãnh phí khi học nghề vì đã đào tạo nghề theo đơn đặt hàng.
Cần có sự điều tra đánh giá nhu cầu đào tạo về số lượng, chất lượng, loại hình nghề cần đào tạo chi tiết theo quy mơ cấp thị xã. Trên cơ sở đó lập kế hoạch xây dựng các chương trình cụ thể cho đào tạo từng ngành nghề ở từng địa phương để đảm bảo kết quả đào tạo thực sự đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội ở từng xã trong thị xã. Đặc biệt chú ý đến đào tạo nghề cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp.
+ Đối với người lao động: Cần chủ động lựa chọn ngành nghề phù hợp để theo học, sử dụng tốt nguồn kinh phí hỗ trợ đối với người lao động bị thu hồi đất nơng nghiệp vào mục đích đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp, tạo thu nhập ổn định.
+ Đối với doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh: Cần xác định rõ nhu cầu về lao động để đặt hàng với cơ sở đào tạo nghề. Nếu làm được, doanh nghiệp sẽ có nguồn lao động phù hợp nhất với yêu cầu kinh doanh, những lao động đã được đào tạo có thể sử dụng lâu dài, ổn định, tạo sự yên tâm công tác với những lao động đã được đào tạo. Bên cạnh đó cũng nghiên cứu áp dụng các hình thức trả lương, trả
công lao động theo số lượng và chất lượng cơng việc hồn thành để người lao động thấy được sự cần thiết và chủ động tham gia vào q trình đào tạo nghề cho lao động nơng thơn.
Lao động thanh niên là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và của từng địa phương nói riêng. Do đó, giải quyết được tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm trong thanh niên; nâng cao thu nhập cho thanh niên đặc biệt là thanh niên nông thôn là một việc hết sức cần thiết và là một giải pháp trong cơng tác xóa đói, giảm nghèo của thị xã cũng như công tác chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn sang các ngành nghề khác. Ngoài các giải pháp phát triển việc làm cho lao động thanh niên ngay tại địa phương bằng cách khuyến khích, hướng nghiệp cho thanh niên đi vào các ngành nghề nông, lâm, ngư nghiệp và tại các làng nghề truyền thống thì việc phát triển việc làm cho lao động thanh niên trong khu vực công nghiệp, dịch vụ là một giải pháp quan trọng và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay của Đơng Triều. Ngồi ra, một giải pháp nữa là phát triển việc làm thông qua xuất khẩu lao động cho thanh niên để họ có cơ hội đi làm việc và học hỏi ở các nước trên thế giới.
3.2.1.3. Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo
- Đổi mới và phát triển chương trình, giáo trình học liệu dạy nghề cho lao động nơng thôn theo yêu cầu của thị trường lao động. Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có trình độ tay nghề cao tại các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến nông - lâm - ngư nghiệp, nông dân sản xuất giỏi tham gia xây dựng chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề cho lao động nông thôn. Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm tiếp tục ký kết với các công ty sử dụng lao động có hiệu quả để phối hợp xây dựng chương trình đào tạo, đề nghị cơng ty cử cán bộ kỹ thuật tham gia hướng dẫn một số môn học, tổ chức cho học sinh thực tập thực tế tại công ty, và cam kết giới thiệu việc làm cho người học sau đào tạo; ký liên kết với các trường để tạo điều kiện cho người lao động có nhu cầu học nghề được học tập tại địa phương, góp phần giảm bớt chi phí học tập.
- Tiếp tục đào tạo nghề theo các chương trình khuyến nơng, khuyến lâm, khuyến ngư. Đây là các hình thức đào tạo đã khá ổn định, cần tiếp tục mở rộng đối tượng tham gia và nâng cao chất lượng đào tạo. Trong đó, rất cần thu hút những người tham gia đào tạo vào mạng lưới tiêu thụ sản phẩm. Bởi chỉ bảo đảm được “đầu ra” người học mới thực hành nghề được đào tạo. Và nhờ đó những người làm cơng ăn lương ở nơng thơn có thể phát triển được kinh tế gia đình, giảm cường độ và mức độ làm thuê.
- Nghiên cứu, xây dựng giáo án, giáo trình những nghề mới phù hợp với thị trường lao động và phù hợp với lao động nông thôn. Huy động các nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các trường đại học, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh… tham gia xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề cho lao động nông thôn.
- Tổ chức rà sốt, chỉnh sửa, bổ sung chương trình khung trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề đã được ban hành cho phù hợp với yêu của doanh nghiệp và kỹ thuật công nghệ trong thực tiễn sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Thực hiện Quyết định số 371/QĐ-TTg ngày 28/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Chuyển giao các bộ chương trình; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; đào tạo thí điểm các nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN, quốc tế” giai đoạn 2018-2020, các cơ sở đào tạo nghề cần tiếp nhận, sử dụng bộ chương trình (gồm: tiêu chuẩn kỹ năng nghề; chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề; danh mục thiết bị dạy nghề; ngân hàng đề thi và phương pháp đánh giá) của các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới nhằm nâng cao năng lực canh tranh quốc gia nói chung và lao động thị xã Đơng Triều, Quảng Ninh nói riêng về nhân lực lao động kỹ thuật có trình độ tay nghề để tiến tới cơng nhận kỹ năng nghề giữa các nước ASEAN.
3.2.1.4. Đầu tư kinh phí cho đào tạo nghề
- Xây dựng chính sách thu hút và huy động vốn từ tư nhân trong nước để đầu tư, tiến hành đào tạo nghề bao gồm: ưu đãi về cơ sở hạ tầng (cho thuê đất, nhà xưởng, miễn thuế sử dụng đất, nhà xưởng và các loại phí khác có liên quan). Ngồi
ra, các cơ sở dạy nghề còn được hưởng một số ưu đãi về tín dụng và đầu tư, được miễn thuế nhập khẩu đối với một số trang thiết bị dạy nghề.
Nghiên cứu và đề xuất cơ chế khuyến khích các Trường Cao đẳng nghề, Trường Trung cấp nghề và Trung tâm dạy nghề công lập huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước đề đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và cung cấp các dịch vụ đào tạo nghề phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nguồn lực đầu tư cho phát triển dạy nghề ngoài ngân sách nhà nước gồm:
+ Nguồn vốn vay tín dụng ngân hàng, vay Quỹ đầu tư phát triển, vay của các tổ chức và cá nhân trong, ngoài nước.
+ Huy động vốn thơng qua hình thức liên doanh, liên kết với tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước; trong đó huy động doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo nghề như: xây dựng mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy nghề; xây dựng danh mục nghề, tiêu chuẩn nghề; tham gia giảng dạy và đánh giá kỹ năng nghề cho người lao động; xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dạy nghề. Khuyến khích doanh nghiệp đóng góp kinh phí đào tạo nghề khi tiếp nhận lao động đã qua đào tạo. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp thành lập trường nghề, Trung tâm dạy nghề; liên kết với trường nghề trong đào tạo và phát triển việc làm; nhận học sinh, sinh viên của nhà trường đến doanh nghiệp thực hành, thực tập. Xây dựng các mơ hình, hình thức và phương thức hợp tác, gắn kết giữa doanh nghiệp và cơ sở