- Các hợp đồng tín dụng được ký kết trước, trong và sau ngày ký kết hợp đồng này và các phụ lục, văn bản, thỏa thuận sửa đổi, bổ sung kèm theo”
411 Quy định hiện nay dự liệu dựa trên tiêu chí về thời gian và phương thức phát sinh hiệu lực đối kháng Tuy nhiên, trong trường hợp các phương thức phát sinh hiệu lực đối kháng được thực hiện tại cùng một thời điểm (tức là “biến” thời gian
4.2.7 Ghi nhận quy định về tài sản phái sinh từ động sản bảo đảm
PL hiện hành khơng có quy định về khái niệm tài sản phái sinh từ ĐS BĐ. BLDS có quy định về tài sản hình thành trong tương lai, nhưng khái niệm tài sản hình thành trong tương lai là một phạm trù khác với tài sản phái sinh. Điều 21 Nghị định 21/2021/NĐ-CP414 chỉ sử dụng thuật ngữ “biến động của tài sản bảo đảm”.
Tham khảo định nghĩa này, quyển 9 UCC (§ 9-102(64)) quy định: “Tài sản phái sinh của tài sản bảo đảm là (a) bất kỳ tài sản nào có được từ việc bán, cho thuê, nhượng quyền, trao đổi tài sản bảo đảm; (b)) bất kỳ khoản thu có được từ việc phân chia tài sản bảo đảm; (c) các quyền phát sinh từ tài sản bảo đảm; (d) các quyền yêu cầu liên quan đến tài sản bảo đảm, trong phạm vi giá trị của tài sản bảo đảm, phát sinh các sự kiện: tài sản bảo đảm bị mất, không đạt yêu cầu về chất lượng hoặc các quyền đối với tài sản bảo đảm bị xâm phạm; (e) quyền được nhận số tiền bảo hiểm liên quan đến tài sản bảo đảm và trong phạm vi giá trị của tài sản BĐ”.
Tương tự, khuyến nghị tại Điều 2 (bb) Luật mẫu GDBĐ của Uncitral, định nghĩa tài sản phái sinh là “bất kể tài sản nào có được từ tài sản bảo đảm bao gồm giao dịch mua bán hoặc các giao dịch khác, cho thuê, nhượng quyền hoặc thu nhập có được từ tài sản BĐ, hoa lợi, quyền được nhận số tiền bảo hiểm liên quan đến tài sản bảo đảm, các quyền yêu cầu có liên quan đến tài sản bảo đảm phát sinh trong trường hợp tài sản bảo đảm bị mất, phá hủy hoặc thiệt hại và các tài sản phái sinh của tài sản phái sinh từ tài sản bảo đảm”.
Theo quan điểm của tác giả, khái niệm tài sản phái sinh trong định nghĩa của quyển 9 UCC là một tham khảo hữu ích khi xây dựng định nghĩa này vì tính logic, rõ ràng và bao quát. Việc cần có khái niệm tài sản phái sinh từ tài sản BĐ xuất phát từ một số lý do như sau:
Thứ nhất, việc ghi nhận tài sản phái sinh có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết lập một cơ chế linh hoạt, đáp ứng được nhu cầu của các bên trong GDBĐ. Trong đó:
(a) Bên nhận BĐ có nhu cầu được bảo vệ đặc quyền của mình trên ĐS và tài sản phái sinh là biểu hiện cụ thể hóa của quyền truy địi – một đặc quyền quan trọng phát sinh từ GDBĐ. Điều này gia tăng cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích của bên nhận BĐ. Theo đó, dù ĐS được chuyển hóa, thay đổi qua nhiều GD, thì sự chuyển đổi này không làm thay đổi hoặc suy yếu đặc quyền của bên nhận BĐ. Khi quyền truy đòi của bên nhận BĐ được gắn với một ĐS xác định, vật quyền của bên nhận BĐ cao hơn tính chất của quyền yêu cầu đơn thuần (quyền đối nhân). (b) Bên BĐ được đáp ứng nhu cầu khai thác giá trị của ĐS ở trạng thái tốt nhất của nó. Đa số ĐS có bản chất là tính lưu thơng. Đặc biệt, nhiều loại ĐS có thể bị suy giảm chức năng và giá trị thị trường. Khái niệm tài sản phái sinh tạo điều kiện để bên BĐ có thể chuyển nhượng ĐSBĐ mà khơng bị xác định là vi phạm thỏa thuận BĐ. Quy định này cung cấp cho bên BĐ sự linh hoạt cần thiết trong quá trình kinh doanh, những vẫn tn thủ ngun tắc an tồn tín dụng NH.
Thứ hai, định nghĩa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và logic của quy phạm PL, khắc phục được những hạn chế của quy định hiện nay. Quy định trong BLDS 2015 và Điều 21 Nghị định 21/2021/NĐ-CP chỉ phản ánh một khía cạnh nhất định, mang tính riêng lẻ qua những trường hợp cụ thể trong một phạm vi hẹp của tài sản phái sinh mà chưa đủ tính bao quát đối với khái niệm này. Đồng thời, việc xếp chung các trường hợp tài sản được chia tách, hợp nhất, sáp nhập, bị tiêu hủy với số tiền được bồi thường, tài sản thay thế (là các trường hợp không đồng dạng và không cùng bản chất pháp lý) trong cùng Điều 21 NĐ 21/2021/NĐ- CP luật chưa phản ánh được đúng bản chất của quyền truy đòi với ĐSBĐ.
Thứ ba, bằng định nghĩa này, vật quyền đối với các phái sinh của ĐS BĐ được cố định trong luật, minh bạch. Điều này giúp hạn chế các tranh chấp phát sinh và là nội dung quan trọng để xác định thứ tự ưu tiên khi có xung đột lợi ích liên quan đến ĐSBĐ.