- Các hợp đồng tín dụng được ký kết trước, trong và sau ngày ký kết hợp đồng này và các phụ lục, văn bản, thỏa thuận sửa đổi, bổ sung kèm theo”
418 Điều 301 BLDS 2015 chỉ quy định về nghĩa vụ giao tài sản của bên BĐ (tiếp cận ở góc độ nghĩa vụ của bên BĐ) Điều 323 BLDS 2015 chỉ quy định bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu bên thế chấp giao tài sản BĐ.
4.3.1 Giải pháp về mô tả động sản bảo đảm và nghĩa vụ được bảo đảm
PL VN chỉ phân loại ĐS gồm vật, giấy tờ có giá, quyền tài sản và tiền, trong khi ĐS rất đa dạng, ĐS trong mỗi nhóm chung cũng khơng giống nhau hồn tồn về bản chất, đặc điểm kinh tế. Để cung cấp thêm sự tham khảo trong việc mô tả ĐSBĐ và tạo lập một thông lệ tốt về GDBĐ bằng ĐS, cần thiết có những hướng dẫn mơ tả ĐSBĐ với tiêu chí: đơn giản nhưng cụ thể, phù hợp với từng dạng ĐS.
Về nội dung này, nghiên cứu sinh tham khảo quy định của UCC và kiến nghị, các hướng dẫn mô tả ĐSBĐ nên theo hướng chi tiết, dựa trên các nội dung quyển 9 UCC. Theo đó, ĐSBĐ có thể bao gồm: (i) quyền địi nợ (account), (ii) giấy nhận nợ có BĐ (chattel paper), (iii) chứng từ (documents); (iv) công cụ chuyển nhượng (instruments); (v) Tài sản vơ hình (general intangibles); (vi) hàng hóa (goods); (vii) hàng tồn kho (inventory); (viii) thiết bị (equipment); (vix) Tài sản đầu tư (investment property), (x) tài khoản tiền gửi; (xi) tiền; (xii) quyền được thanh tốn theo thư tín dụng. Đề xuất này dựa trên ba lý do.
Thứ nhất, phân loại ĐSBĐ của UCC không chỉ dựa trên các đặc điểm pháp lý truyền thống mà còn ghi nhận ĐSBĐ với những đặc điểm vật lý và kinh tế của nó. Việc phân loại dựa trên những đặc điểm thuộc về bản chất của ĐS đảm bảo tính cụ thể, phù hợp với thực tiễn, làm cơ sở cho việc mô tả ĐS để đáp ứng yêu cầu “có thể xác định được”.
Thứ hai, cách phân loại này sẽ khắc phục được những khiếm khuyết của quy định hiện hành khi vận dụng trong thực tiễn của hoạt động NH. Mặc dù phân loại ĐS theo BLDS hiện hành đảm bảo tính khái qt của PL, nhưng khó được áp dụng một cách hiệu quả nhất trên thực tế hoạt động NH vì bản thân ĐS trong cùng một nhóm cũng khác nhau. Ví dụ giữa quyền đòi nợ và quyền được thanh tốn trong thư tín dụng, dù cùng là quyền tài sản nhưng có những đặc điểm khác nhau. Điều tương tự với ĐS là hàng hóa với hàng tồn kho, thiết bị (đều là vật nhưng khác nhau về đặc điểm kinh tế). Để thực hiện nguyên tắc phịng chống rủi ro, đảm bảo an tồn của hoạt động NH, rất cần có những mơ tả mẫu các loại ĐS theo phân loại được đề xuất từ hiệp hội NH hoặc của nhóm các NH, qua đó tạo lập một thơng lệ tốt nhất đối với cho vay có BĐ bằng ĐS.
Thứ ba, mơ tả ĐS theo cách phân loại này sẽ góp phần khắc phục sự thiếu thống nhất trong áp dụng PL hiện nay, khi một số chủ thể vận dụng để yêu cầu phải có mơ tả chi tiết về tài sản BĐ. Trong khi đó, mức độ của mơ tả chi tiết là không giống nhau ngay cả khi ĐS thuộc cùng một nhóm. Hiện tượng này khơng chỉ tăng chi phí GD, mà cịn cản trở các chủ thể trong q trình xác lập GDBĐ bằng ĐS hoặc thực hiện các phương thức xác lập hiệu lực đối kháng.
Đối với nghĩa vụ được BĐ, cần xây dựng ba phương thức mô tả là (i) dựa vào giá trị; (ii) dựa vào phạm vi mà phạm vi này có thể xác định được; (iii) dựa trên cơ sở ghi nhận (BĐ cho hợp đồng tín dụng cụ thể nào) để các chủ thể GD lựa chọn phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Mô tả nghĩa vụ được BĐ có thể sử dụng một hoặc một số trong các phương thức trên.
Các giải pháp được xây dựng với mục đích hạn chế thấp nhất rủi ro vơ hiệu hợp đồng BĐ bằng ĐS của các NHTM, ổn định các quan hệ PL GDBĐ bằng ĐS, qua đó, bảo đảm sự an tồn của hoạt động NH.