Luật Pháp). Theo đó, GDBĐ được hiểu là mọi thỏa thuận khơng phụ thuộc vào hình thức, tên gọi, có mục đích tạo lập một lợi ích được BĐ đối với tài sản riêng hoặc tài sản cố định bao gồm hàng hóa, giấy tờ có giá, các tài sản vơ hình; là giao dịch được thiết lập thơng qua một thỏa thuận bảo đảm (là thỏa thuận trong đó quy định về hoặc tạo lập nên một lợi ích BĐ giữa chủ nợ và bên BĐ141). Định nghĩa này, có thể nói, đã xóa mờ ranh giới giữa các GDBĐ bằng tài sản truyền thống với GD có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu. Đây là điều hoàn toàn trái ngược với các quan điểm về GDBĐ truyền thống của PL Roman. Việc đi từ lợi ích BĐ142 để xác định bản chất của GD đã mở rộng nội hàm của khái niệm GDBĐ.
Hệ quả của cách tiếp cận này là ngoài những GDBĐ theo truyền thống như cầm cố, thế chấp, thì những GD khác cũng được gọi là GDBĐ như giao dịch mua hàng trả chậm, trả dần, giao dịch thuê, giao dịch cho thuê tài chính, giao dịch nhượng quyền, giao dịch mua bán có điều kiện được ý chí xác định như một BĐ. Điều này có nghĩa là, việc định danh GDBĐ không được xác định theo phương thức thực hiện mà dựa trên một yếu tố vơ hình mà các GD đều xoay quanh nó- lợi ích được BĐ. Cách tiếp cận khái niệm GDBĐ này được gọi là mơ hình GDBĐ đơn nhất, theo chức năng.
Tuy nhiên, một điểm thú vị là: dù được tiếp cận dưới các góc độ khác nhau như vậy, nhưng các quy định về GDBĐ bằng ĐS ghi nhận xu hướng xích lại gần nhau trong các hệ thống PL khác nhau. Thật vậy, Pháp là quốc gia điển hình của hệ thống Civil Law, ngồi các biện pháp BĐ thực hiện nghĩa vụ dân sự truyền thống, cũng đã “trao cho bảo lưu quyền sở hữu một vị trí trong BLDS như một trong những biện pháp BĐ đích thực”143 và đã đưa bảo lưu quyền sở hữu trở thành một biện pháp BĐ thực hiện nghĩa vụ dân sự
141 § 9-102(74) UCC.